Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhãn hiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 32)

2.1.3.1. Các yếu tố bên trong

(i)Về nguồn lực của các hộ:

- Về vốn/tài chính: Khi đã có nhận thức tốt, có chủ trương đầu tư cho việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng nguồn lực tài chính có hạn, không đáp ứng đủ thì quá trình phát triển thương hiệu đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Về công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định không chỉ đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn quyết định sự tồn tại hay phá sản của bất cứ một doanh nghiệp hay công ty nào. Công nghệ sản xuất hiện đại sẽ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động cho người lao động...

một yếu tố đương nhiên cho sự tồn tại của sản phẩm và phát triển nhãn hiệu trên thị trường.

(iii) Vềtrình độ của người lao động: Trình độ của người lao động có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng sản phẩm, năng suất và sản

lượng. Người lao động có trình độ cao về chuyên môn và được đào tạo về kỹ năng marketing, được trang bị kiến thức pháp luật về những vấn đề có liên quan

đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của nhãn hiệu sản phẩm, mở rộng thịtrường tiêu thụ... Bởi, nếu chất lượng sản phẩm/dịch vụổn định và tăng lên thì uy tín đối với khách hàng sẽ tăng lên, cảm nhận về "thương hiệu" của sản phẩm/dịch vụđó sẽtăng lên và ngược lại.

(iii) Về nhận thức:

- Nhận thức của cán bộ, cơ quan nhà nước rất quan trọng trong việc tạo điều kiện về hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách hỗ trợ... cho các hoạt động xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương. Nếu họ nhận thức đúng mức, có sự quan tâm, tạo được các

cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ tạo đà thúc đẩy qúa trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu. Ngược lại, việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khi đó sẽ không có người (đại diện tổ chức những người sản xuất) đứng ra để

hoạch định các bước đi, cách làm để tiến tới đăng ký bảo hộ, cũng như việc tổ

chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong quá trình xây dựng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm.

- Đối với các doanh nghiệp hay tổ chức tập thể của những người sản xuất (chủ sở hữu nhãn hiệu/nhãn hiệu tập thể), nếu họ có sự am hiểu, nhận thức đúng

về tầm quan trọng của việc bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ họ tạo ra, thì họ sẽ sẵn

sàng quan tâm đầu tư cho việc xây dựng và quảng bá, khuếch trương sản phẩm/dịch vụ của họ một cách phù hợp, đạt hiệu quả cao hơn. Nếu không, các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ không được quan tâm đúng

mức, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

(iv) Uy tín của sản phẩm, làng nghề trên thị trường: uy tín của sản phẩm, làng nghề trên thị trường là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm có được "thương

hiệu" và thị trường tiêu thụ. Khi sản phẩm của làng nghề đã có uy tín trên thị trường tức là sản phẩm đó đã được nhiều người tiêu dùng biết đến (có thể thông

qua nhãn hiệu nhưng cũng có thể thông qua việc giới thiệu về sản phẩm, chất

lượng sản phẩm... mà không phải là nhãn hiệu). Như vậy, bản thân họ sẽ tiếp tục lặp lại việc mua sắm sản phẩm này khi có nhu cầu (lòng trung thành của người tiêu

dùng đối với sản phẩm), hoặc họ sẽ giới thiệu chính sản phẩm đó cho những người thân và những người xung quanh (vì vậy sẽtăng cơ hội mở rộng thịtrường).

(vi) Về năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Năng lực sản xuất của các hộđược đảm bảo sẽ duy trì khảnăng sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá. Trong giai

đoạn hiện nay, các hộ gia đình các làng nghề đã từng bước thay đổi công nghệ

sản xuất từ thủ công sang sản xuất công nghiệp năng suất cao. Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất đồng nghĩa với sản lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu thịtrường.

2.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

(i) Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực sở hữu trí tuệnói riêng được ban hành kịp thời, đảm bảo chặt chẽ... sẽ có

tác động tích cực, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và phát triển "thương hiệu" cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Một nhãn hiệu được bảo hộ đồng nghĩa với việc nó được Nhà nước bảo hộ, chống lại tất cả các hành vi xâm phạm có thể xảy ra.

Ngược lại sẽ rất dễ xảy ra các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ, phát triển nhãn hiệu, uy tín của những thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

(ii) Chính sách của Nhà nước và của địa phương: Một chính sách tốt được

ban hành và được áp dụng vào thực tiễn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hiệu quả của các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển sản xuất, kinh doanh và nhất là hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ của các sản phẩm truyền thống. Ngược lại, nếu thiếu chính sách hoặc chính sách

được ban hành nhưng không phù hợp với thực tiễn sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả của hoạt động xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ.

(iii) Cung, cầu, thịtrường, giá cả sản phẩm

Các yếu tố cung, cầu, thị trường và giá cả sản phẩm có vai trò quyết định rất lớn đến vấn đềđầu tư cho phát triển của một NHTT. Cầu về sản phẩm lớn có nghĩa

được khẳng định. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ quyết định sản xuất thêm sản phẩm

đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đối với giá cả sản phẩm, hàng hoá, mặc dù có

ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua/không mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay,

người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua một sản phẩm/hàng hoá nếu sản phẩm/hàng hoá

đó có "thương hiệu"... Tất cả những điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định

có nên đầu tư cho xây và dựng phát triển một NHTT hay không?

2.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới nhãn hiệu của hàng hóa. Giả sử

trong một ngành sản xuất, doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn, có nhãn hiệu mạnh; nhưng trong ngành sản xuất đó đang có đối thủcó nguy cơ chiếm dần thị

phần của doanh nghiệp và đang tăng cường xây dựng, củng cố nhãn hiệu, thương

hiệu; qua đó sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp; hoặc là đối thủ

cạnh tranh có những hành động không tốt làm ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp, nhất là nhãn hiệu tập thể. Khi doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm mới trên thịtrường chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhưng có những đối thủ trong ngành khác đang quan tâm tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Hiện tại, khi chưa có đối thủ cạnh tranh trong ngành thì doanh nghiệp dễ dàng quảng bá nhãn hiệu từ đó sẽ trở thành thương hiệu mạnh nếu doanh nghiệp có gắng phát huy lợi thế; nhưng nếu doanh nghiệp không chú ý tới thì rất có thể đối thủ cạnh tranh trong ngành khác chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang

sản xuất, vì vậy, thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)