Giải pháp về nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng nước mắm Giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 93)

Thứ hai, các hộ sản xuất nước mắm phải tuân thủ quy trình sản xuất theo yêu cầu của Hội, các bước sản xuất cho đến đóng chai cho sản phẩm phải được kiểm tra chặt chẽ.

Thứ ba, nâng cao kiến thức về thị trường cho các hộ sản xuất nước mắm

để hộ có kiến thức về pháp luật khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứtư, chính quyền địa phương quan tâm chắt lọc những nội dung chính về quá trình phát triển nhãn hiệu tập thể“nước mắm Giao Châu” và tuyên truyền tới các hộ sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau để các hộ sản xuất dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

4.3.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng nước mắm Giao Châu Giao Châu

Qua phân tích các yếu tốảnh hưởng đến phát triển NHTT “nước mắm Giao

Châu” trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho thấy việc phát triển ổn

định NHTT “nước mắm Giao Châu” chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố chất

lượng và quản lý chất lượng nước mắm. Qua điều tra, việc nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, sản phẩm chưa đồng nhất, quản lý chưa nghiêm ngặt. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng nước mắm được đưa ra như sau:

Thứ nhất, thường xuyên nâng cao nhận thức của người sản xuất về nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm nước mắm làm ra phải tuân thủđúng quy trình, các quy định về nguyên vật liệu đầu vào.

Thứ hai, tổ chức các buổi tập huấn để hướng dẫn các yêu cầu về chất

lượng sản phẩm khi đã có NHTT để đảm bảo tính đồng nhất về tất cả các sản phẩm nước mắm ởcác cơ sở sản xuất khác nhau đều có chất lượng như nhau.

Thứba, thường xuyên kiểm tra chất lượng nước mắm khi các hộ sản xuất

đã đóng chai, dán bao bì cho sản phẩm. Những sản phẩm nào không đạt yêu cầu về chất lượng thu hồi lại và lập biên bản đình chỉ sản xuất để các cơ sở sản xuất có trách nhiệm hơn đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm nước mắm Giao

Châu khi đưa ra thịtrường.

Kiểm soát NHTT “nước mắm Giao Châu” của HTX sản xuất nấm và chế

biến nông hải sản Giao Thủy đã có những quy định cụ thể về kiểm soát chất

lượng, quy trình về quản lý và sử dụng NHTT nước mắm Giao Châu. Để nâng

cao hơn nữa về kiểm soát NHTT nước mắm Giao Châu, chúng tôi đưa ra một số

giải pháp sau:

Kiểm soát NHTT có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề quảng bá NHTT, mở

rộng thị trường có hiệu quả. Việc quản lý NHTT “nước mắm Giao Châu” trên thị trường sẽ thông qua quy chế sử dụng NHTT “nước mắm Giao Châu”. Nội dung

để kiểm soát NHTT nước mắm Giao Châu như sau:

Kết hợp với các cơ quan chuyên môn và HTX sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thủy xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn trong quá trình sản xuất nước mắm. Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn là yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo cho việc sản phẩm của các hộ sản xuất, các thành viên trong Hiệp hội được mang NHTT có chất lượng đồng đều. Để xây dựng được quy trình kỹ thuật này, phải có sự thống của các hộ sản xuất nước mắm cùng thực hiện, cùng xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật. Việc xây dựng có thể thuê các chuyên gia hoặc tự các hộ nghiên cứu để xây dựng các tiêu chuẩn cho phù hợp

trên cơ sở quy trình kỹ thuật đang được các hộ sản xuất áp dụng. Các hộ sản xuất tham gia vào việc xây dựng quy trình sản xuất phải là những hộ sản xuất

nước mắm truyền thống có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Sau khi thống nhất xây dựng được quy trình chuẩn, Ban chấp hành hiệp hội phải tổ

chức tập huấn cho tất cả các thành viên của hiệp hội. Quy trình kỹ thuật chuẩn này phải được các hộ sản xuất nước mắm Giao Châu áp dụng và tuân thủ chặt chẽ từng bước để đảm bảo nước mắm Giao Châu sản xuất ra có chất lượng

cao, mang đặc trưng riêng của sản phẩm.

Các tổ chức cá nhân đủđiều kiện đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất mới được tham gia vào Hội sản xuất nước mắm Giao Châu.

Các thành viên trong Hội phải đảm bảo các sản phẩm mang NHTT “nước mắm Giao Châu” đạt tiêu chuẩn chung của Hội đã quy định.

Tên và logo của NHTT “nước mắm Giao Châu” phải được dán lên chai đầy

đủ khi đưa ra thịtrường. Đồng thời, phải có mã sốđối với từng cơ sở sản xuất để đảm bảo truy xuất nhanh nguồn gốc hàng hóa khi có phát hiện vi phạm (nhái sản phẩm, sản phẩm không đáp ứng đủ chất lượng theo quy định mang NHTT “nước

Ngoài ra tổ chức quản lý NHTT “nước mắm Giao Châu” cần có các hoạt

động quản lý thường xuyên như sau:

-Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi với các hộ sản xuất về

vai trò của việc phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” qua từng giai đoạn. -Hợp tác xã sản xuất và chế biến hải sản Giao Thủy cần phải siết chặt việc các tổ chức cá nhân tham gia phải đáp ứng đủđiều kiện tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm.

-Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm xem có tuân thủ đúng quy chế sử dụng NHTT đã được hội

đăng kí hay không.

-Kiểm tra định kỳ sản phẩm mang NHTT nước mắm Giao Châu để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định, hạn chế hàng nhái, hàng kém phẩm cấp lợi dụng kiếm lợi bất hợp pháp gây tổn thất đến damh tiếng của sản phẩm mang

NHTT nước mắm Giao Châu trên thịtrường.

4.3.5. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động quảng bá giới thiệu NHTT nước mắm Giao Châu

Qua nghiên cứu về các hoạt động quảng bá giới thiệu NHTT “nước mắm

Giao Châu” trên địa bàn huyện Giao Thủy và các tỉnh thành khác, chúng tôi thấy việc quảng bá NHTT chưa đạt được kết quả và hiệu quả cao. Vì vây, chúng tôi

đưa ra một số giải pháp:

Quảng bá, giới thiệu sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển

NHTT nước mắm Giao Châu. Để nâng cao giá trị cũng như danh tiếng của sản phẩm nước mắm Giao Châu cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing giới thiệu quảng bá về NHTT “nước mắm Giao Châu”, có biện pháp khai thác có hiệu quả như xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị của NHTT “nước mắm Giao Châu”: các chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm cần xác định rõ yêu cầu về nội dung, hình thức của từng loại tài liệu tuyên truyền, quảng bá NHTT “nước mắm Giao Châu” đảm bảo các nội dung phải rõ ràng, gây ấn tượng cho khách hàng, có khả năng nhân rộng, quảng bá và chiếm

lĩnh thị trường, tạo thị phần trong và ngoài nước. Đồng thời phải xây dựng các

phương án thiết kế cụ thể cho các thủ tục, phát hành đối với từng lạo tài liệu quảng bá; phương tiện quảng bá; hình thức quảng bá; xây dựng hệ thống băng – rôn, pano quảng cáo, tờ rơi,... cụ thểnhư:

- Quảng cáo

Quảng cáo được xếp vào công cụ hiệu quả nhất có thể truyền tải đầy đủ thông điệp về thương hiệu đến người tiêu dùng, gợi được sự quan tâm và nhận biết cao nơi người tiêu dùng. Ngoài ra, quảng cáo còn giúp còn giúp thương hiệu

duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp của khách hàng trung thành với thương

hiệu. Do đó, việc đầu tư kinh phí cho quảng cáo là một chiến lược dài hạn trong phát triển thương hiệu.

Bên cạnh hình thức quảng cáo trên truyền hình thì một số hình thức quảng

cáo khác cũng phát huy những tác dụng nhất định. Theo nghiên cứu, nếu một hình ảnh được người tiêu dùng nhìn thấy 10 lần/ngày thì sẽ được khắc sâu vào tâm trí của họ. Chính vì vậy, ngoài việc quảng cáo trên truyền hình, để có thể

nâng cao tần suất xuất hiện của NHTT “nước mắm Giao Châu” nên tham gia vào một số hình thức quảng cáo khác như quảng cáo bằng pano, áp – phích ở các

điểm, hội chợ hàng hóa trên khắp các tỉnh thành, đưa hình ảnh nước mắm Giao Châu vào trong tầm mắt của người tiêu dùng, nhắc nhở họ hãy luôn nhớ đến

NHTT “nước mắm Giao Châu”.

- Tham gia hội chợ

Hội chợ cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu trực tiếp đến người

tiêu dùng và đồng thời tiếp thu được những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng. Tiếp tục đẩy mạnh các hộ sản xuất tham gia hội chợ để tìm kiếm thêm được những đối tác làm ăn mới và từ đây mở rộng thêm được thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào hội chợ, hiệp hội nước mắm Giao Châu cũng nên có một sốchương trình đặc biệt để thu hút khách hàng vềphía gian hàng trưng bày

của mình.

- Tuyên truyền, quan hệ công chúng (PR)

Bên cạnh các hình thức quảng bá như đã nêu trên thì việc tạo dựng hình

ảnh thân thiện và gây thiện cảm trước công chúng cũng là một cách quảng bá rất hiệu quả. Ngoài ra, quảng bá qua mạng với việc thiết kế website được coi là

phương tiện hiện đại nhất để quảng bá hiện nay. Thực tế, hiệp hội nước mắm

Giao Châu cũng đang trong giai đoạn xây dựng website và đây là một hướng đi đúng cho sự phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu”. Tuy nhiên, với việc xây dựng website này thì hiệp hội cũng nên xây dựng một kế hoạch quảng bá lâu dài và gắn kết với các hoạt động theo dõi và đánh giá. Đểtăng sự hiện diện và quảng bá cho trang web trên môi trường internet thì trang web của hiệp hội nước mắm

Giao Châu nên bổ sung các hoạt động như đặt banner, mua từ khoá, trao đổi

đường link với các trang web khác… Website không phải là dự án một lần, mà là quá trình hoàn thiện không ngừng. Nhiều bài học đã cho thấy, sự hiểu biết hạn chế trong xây dựng website sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc sửa đổi hay cập nhật những thông tin mới khi thương hiệu có sựthay đổi, điều này vô tình sẽ làm mất đi những giá trị tiện ích của một trang web là luôn cập nhật những thông tin mới nhất cho khách hàng. Và để có thể rút ngắn được khoảng cách của web với khách hàng thì việc sử dụng video trong trang web sẽ rất hiệu quả, video sẽ giúp

các thông điệp truyền tải được hấp dẫn hơn và có ảnh hưởng tới khách hàng nhiều hơn.

Thật khó để có thểxác định được một phương tiện quảng bá nào là tối ưu

nhất vì mỗi một phương tiện quảng bá đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thị trường ở những thời điểm khác nhau mà lựa chọn các phương tiện quảng bá cho phù hợp.

4.3.6. Giải pháp về mở rộng thịtrường sản phẩm nước mắm Giao Châu

Qua nghiên cứu về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm Giao Châu, chúng tôi thấy thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế cần phải xem xét, giải quyết cho phù hợp với phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” trong thời gian tới. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và khai thác giá trị thương mại đối với NHTT “nước mắm Giao Châu” cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất là, nghiên cứu thị trường, lựa chọn các kênh hàng để hỗ trợ phát triển. Trước hết phải xác định các kênh tiêu thụ sản phẩm nước mắm Giao Châu, nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh tiêu thụ, khả năng mở rộng thị trường; Xây dựng phương án đề xuất các kênh tiêu thụ sản phẩm nước mắm Giao Châu: thị trường nào, các đầu mối tác nhân có thể xây dựng liên kết trong thương mại với nông dân, cách thức tham gia...

Xây dựng phương án marketing sản phẩm nước mắm Giao Châu chi tiết cho từng thị trường cụ thểđối với thịtrường nội địa và thịtrường nước ngoài:

-Thị trường nội địa: cần chú trọng đầu tư mở rộng thị trường trong nước.

Tăng cường quảng bá về sản phẩm NHTT nước mắm Giao Châu, xác định thị trường mục tiêu cần hướng tới và lập kế hoạch khai thác. Thiết lập kênh tiêu thụ

trong tỉnh, ngoài tỉnh: xác định thị trường tiềm năng và mở các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở các tỉnh, thành phố. Trước mắt, mở ở các tỉnh,

thành phố có nhu cầu lớn, thuận tiện trong vận chuyển sau đó phát triển dần ra các tỉnh khác.

-Thị trường xuất khẩu: Thị trường nước ngoài là thị trường rất khó tính vì vậy muốn thâm nhập thị trường nước ngoài cần có kế hoạch nghiên cứ kỹ nhu cầu của từng đối tượng khi chọn sản phẩm nước mắm Giao Châu, tìm hiều nguyên nhân để nâng cao chất lượng và giới thiệu sản phẩm. Đồng thời cần tăng cường hệ thống cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm nước mắm Giao Châu tại

các nước là thịtrường mục tiêu.

Dựa vào ý kiến của khách hàng, các yếu tố và tác nhân thương mại, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá so sánh chất lượng giữa nước mắm Giao Châu và các loại nước mắm Chin su, Nam Ngư, nước mắm Phan Thiết,....

Xây dựng phương án đề xuất các kênh tiêu thụnước mắm Giao Châu, xác

định các đầu mối của các yếu tốvà tác nhân thương mại có thể xây dựng liên kết

trong thương mại với các doanh nghiệp và cách thức tham gia các kênh và các thị trường lớn. Trong quá trình khai thác thiết lập thị trường phải có sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh có kinh nghiệm đểđảm bảo “đầu ra” cho sản phẩm.

Thứ hai là, xây dựng hệ thống thương mại hoá sản phẩm nước mắm Giao Châu. Để làm được điều này cần phải tổ chức thử nghiệm các kênh hàng tiêu thụ sản phẩm nước mắm Giao Châu: Thử nghiệm về việc bán sản phẩm thông qua hình thức tham gia các hội chợ, triển lãm, phân phối thông qua các siêu thị, đại lý bán lẻ...; Theo dõi, thu thập thông tin và phân tích thông tin phản hồi từ khách hàng nhằm điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc tiêu thụ sản phẩm nước mắm Giao Châu. Hoàn thiện phương án tiêu thụ sản phẩm; xây dựng kênh phân phối riêng thông qua việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các công ty thương mại.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

(1) Phát triển nhãn hiệu tập thể là quá trình tạo dựng hình ảnh, sự nhận biết về nhãn hiệu/ nhãn hiệu tập thể của hàng hóa/ dịch vụ trong tâm trí , nhận thức người tiêu dùng. Nội dung phát triển nhãn hiệu tập thể bao gồm: quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể, xây dựng và quảng bá nhãn hiệu tập thể, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất. Các yếu tốảnh hưởng đến phát triển nhãn hiệu tập thể bao gồm: các nguồn lực của hộ, trình độ của người lao

động, nhận thức, uy tín của sản phẩm, quảng bá sản phẩm khách hàng, năng lực sản xuất, chính sách của địa phương, cung cầu thịtrường, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở

thực tiễn phát triển nhãn hiệu tập thể trên thế giới: Phát triển nhãn hiệu tập thểrượu Champagne ở Pháp; sản phẩm cà phê ở Indonexia. Phát triển nhãn hiệu tập thể ở

Việt Nam: phát triển nhãn hiệu tập thểnước mắm Do Xuyên; rượu Quán Đế. Từđó

rút ra bài học về phát triển nhãn hiệu tập thểnước mắm Giao Châu.

(2) Thực trạng phát triển NHTT “nước mắm Giao Châu” trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cho thấy:

Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân mà trong những năm qua, sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhãn hiệu tập thể nước mắm giao châu trên địa bàn huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)