Nội dung quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 31)

2.1.4.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Chủ trương xã hội hóa ngành nước của Chính phủ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng và vận hành công trình cấp nước tại hầu hết các tỉnh. Các doanh nghiệp cấp nước đang

từng bước xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; sắp xếp, cải tạo tổ chức quản lý cấp nước. Việc quan tâm đầu tư phát triển cấp nước trong những năm vừa qua đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo vệ sức khỏe người dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội (Nguyễn Minh Đức, 2019). Việc Nhà nước để cho tư nhân cung ứng các dịch vụ và chỉ can thiệp gián tiếp đến các hoạt động này cũng có thể dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn. Khi Nhà nước ký hợp đồng với các tổ chức tư nhân cung ứng dịch vụ công cộng cũng khó có thể xác định được một cách hoàn toàn chính xác các đặc điểm và chất lượng của dịch vụ cần cung cấp. Do vậy, việc kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo số lượng, chất lượng cung ứng dịch vụ là hết sức cần thiết. Đây cũng là nhiệm vụ chính thuộc chức năng quản lý nhà nước (Hà Quang Ngọc, 2018).

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc: Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia; ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc (Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2008).

Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước; làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2008).

Bộ Tài chính: Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước; Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi đô thị và khu công nghiệp toàn quốc (Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2008).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; qui định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2008).

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phối hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp ước; khi có nhu cầu về cấp nước, Uỷ ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng (Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2008).

2.1.4.2. Quản lý nguồn nước và chất lượng nguồn nước sinh hoạt

Các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc phá hoại nguồn nước. Trường hợp nguồn nước hạn chế do điều kiện tự nhiên hoặc hạn hán kéo dài, thiên tai, chiến tranh, việc cung cấp nguồn nước thô cho cấp nước sinh hoạt được ưu tiên hàng đầu. Khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý; phối hợp sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm để cung cấp nước trên cơ sở quy hoạch khai thác tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các Bộ, ngành có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, lập và quản lý bộ dữ liệu đầy đủ về nguồn nước phục vụ cho cấp nước. Cơ quan quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cấp nước; đơn vị khai thác, sử dụng nguồn nước

để cấp nước có trách nhiệm xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực khai thác nước trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, bảo vệ nguồn nước, môi trường tại khu vực khai thác và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu về việc khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2001)

Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh của con người) phải bảo đảm theo các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Y tế ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Chất lượng nước sạch sử dụng chung cho mục đích sinh hoạt và các mục đích sử dụng khác phải bảo đảm theo quy chuẩn kỹ thuật của nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Chất lượng nước sạch sử dụng cho các mục đích không phải sinh hoạt được thoả thuận giữa đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước (Bộ Y tế, 2015).

2.1.4.3. Quản lý hoạt động sản xuất nước sinh hoạt

Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành hệ thống cấp nước; Xử lý sự cố, khôi phục việc cấp nước; Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; Đầu tư lắp đặt đường ống đến điểm đấu nối bao gồm cả đồng hồ nước cho khách hàng sử dụng nước trừ trường hợp có các thoả thuận khác; Bảo vệ an toàn nguồn cấp nước, xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực lấy nước, hệ thống công trình cấp nước theo quy định; Bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước cho khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ theo quy định; Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và định kỳ theo quy định tới chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước ở địa phương và trung ương; Bồi thường khi gây thiệt hại cho khách hàng sử dụng nước theo quy định của pháp luật; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2007).

2.1.4.4. Quản lý hoạt động cung ứng nước sinh hoạt

Đánh giá xem tình hình tiếp nhận đăng ký sử dụng nước sinh hoạt của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Xem xét hồ sơ thủ tục của người sử dụng dịch vụ phải đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo cho hợp đồng 2 bên. Bên cung ứng dịch vụ đưa ra hợp đồng có trách nhiệm và quyền lợi của cả 2 bên theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình lắp đặt phải đảm bảo được sự hợp lý nhất và đáp ứng được nguyện vọng của người sử dụng dịch vụ. Cần phải quản lý đảm bảo đúng mỗi hộ Mỗi hộ khẩu (hoặc Sổ đỏ) được lắp đặt duy nhất 01 đồng hồ nước. Một

gia đình có nhiều hộ khẩu sống trong cùng một ngôi nhà chỉ được lắp 01 cụm đồng hồ đo nước (các hộ được phép dùng chung đồng hồ, và được áp giá nước sử dụng theo quy định cho tổng số hộ dùng chung đồng hồ). Quản lý các khoản thu khi đăng ký và lăp đặt nước sinh hoạt để làm sao vị trí đặt ồng hồ đo nước phải đặt trước sân nhà nằm ngoài hàng rào tại vị trí thuận lợi nhất và cách tuyến ống chính không quá 4m. Khách hàng có trách nhiệm bảo vệ đồng hồ và chấp hành các quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ nguồn nước(Thanh Quy,2003).

Giống như nhiều hàng hóa, dịch vụ khác, giá cả là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến nguồn cung nước sinh hoạt, giá tăng thì cung tăng.

Giá nước sinh hoạt là một trong những yếu tố tác động trực tiếp và mang tính quyết định đến hiệu quả của dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt. Khi giá nước sinh hoạt cao thì các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt thu được nhiều lợi nhuận, trái lại người sử dụng lại tốn kém thêm về tài chính, người dân sẽ bớt sử dụng nước sinh hoạt hơn. Ngược lại khi giá nước sinh hoạt thấp hiệu quả kinh tế của đơn vị cấp nước giảm sút, khó khăn cho chí phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước, chất lượng dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt sẽ không được đảm bảo, nhưng giá thấp thì người dân lại dễ tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hơn. Do vậy, giá nước có yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, nên Nhà nước phải đóng vai trò quyết định để cân bằng lợi ích của các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt và người dân sử dụng thông qua các chính sách ban hành (Thanh Quy,2003).

Lập phương án giá nước, điều chỉnh giá nước theo từng vùng phục vụ cấp nước đã được xác định, thống nhất với bên ký thỏa thuận cấp nước, báo cáo Sở Tài chính thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét quyết định (Chính phủ, 2007, Bộ Xây dựng, 2008).

Lập thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước trình UBND huyện, thành phố, thị xã, Ban Quản lý KCN trên địa bàn theo nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Thông tư số 01/2008/TT-BXD (Chính phủ, 2007, Bộ Xây dựng, 2008).

Tham gia ý kiến vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn; Lập kế hoạch cấp nước an toàn, xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch cấp nước an toàn phù hợp theo điều kiện cụ thể của hệ thống cấp nước tại địa bàn phục vụ để làm cơ sở thỏa thuận với UBND các huyện, thành

phố, thị xã và Ban quản lý KCN. Nội dung của kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định tại Thông tư 08/2012/TT-BXD (Bộ Xây dựng, 2012).

Dựng biển thông báo phạm vi giới hạn khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước ngầm theo quy định đủ để mọi người nhận biết phạm vi và các yêu cầu bảo vệ. Xây dựng tường rào bảo vệ xung quanh khu vực bảo vệ giếng nước ngầm.

Tổ chức giám sát, phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện kịp thời để xử lý các hành vi vi phạm an toàn cấp nước theo quy định của pháp luật. Cung cấp nước sạch đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước sạch hiện hành; Tự tổ chức kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ hàng tuần để bảo đảm nước cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;Phối hợp với cơ quan Công an xây dựng phương án quản lý, sử dụng hệ thống cấp nước PCCC (Chính phủ, 2007).

Báo cáo định kỳ kết quả xét nghiệm mẫu nước về Sở Xây dựng, Sở Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)