Các giải pháp tăng cường quảnlý dịch vụ cưng ứngnước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông

4.3.2. Các giải pháp tăng cường quảnlý dịch vụ cưng ứngnước sinh hoạt

4.3.2.1. Đổi mới các mô hình quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn hiện nay sang hướng cổ phần hóa

Cần phải chuyển các công ty cấp nước sang hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp cấp nước hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ thì điều kiện tiên quyết là phải tính đúng, tính đủ mọi chi phí sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật và giá thành sản xuất. Hoặc nói cách khác, giá nước máy phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư để trả nợ vay và tái tạo tài sản cố định. Tuy nhiên, giá nước sạch sinh hoạt phải phù hợp với mức sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp, vì vậy giá nước sinh hoạt không được tăng đột biến. Đây là bài toán phức tạp, đòi hỏi phải có cách giải quyết khoa học.

Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành khung giá nước theo khu vực và theo công nghệ. Khung giá có giá sàn và giá trần. Trong giai đoạn đầu chuyển các công ty cấp nước sang hoạt động kinh doanh, cần tiếp tục cơ chế bù giá chéo cho các đối tượng sử dụng nước. Đối với

các nông thôn có khả năng cung cấp nước máy phù hợp nhu cầu sử dụng, nên có thể áp dụng giá luỹ tiến để tiết kiệm nước hoặc áp dụng 1 giá và đảm bảo tính công bằng xã hội.

Hiện tại trên địa bàn huyện tồn tại 2 mô hình hoạt động cấp nước là mô hình quản lý dịch vụ cung cấp của Trung tâm nước sạch và VSMTNT tỉnh và mô hình quản lý của doanh nghiệp. Từ chủ chương chính sách của nhà nước về các hoạt động kinh tế nhà nước không còn phù hợp. Các công trình cấp nước mang tính kinh tế cao vì vậy cần lựa chọn mô hình theo thiên hướng kinh tế thị trường.

Lựa chọn mô hình của doanh nghiệp để quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ.

Mô hình của Trung tâm nên xóa bỏ chuyển đổi hình thức cổ phần hóa hoặc giao cho các đơn vị doanh nghiệp. Nhà nước tập trung vào quản lý các chính sách.

Mô hình doanh nghiệp theo hướng kinh tế thị trường, bên cạnh đó tính đặc thù của ngành cấp nước là các hoạt động xã hội hóa và các dịch vụ công vì vậy các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn cần áp dụng mô hình kết hợp yếu tố kinh tế cũng như yếu tố xã hội hóa để hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất.

Giải pháp về tổ chức quản lý: Đề xuất mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt “Mô hình hợp tác công – tư (PPP)” giữa Nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân. Trong mô hình này, Nhà nước hoặc Chính phủ sẽ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (cấp đất để xây dựng nhà xưởng…); đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, giá đầu vào (ưu đãi giá điện…); đảm bảo nguồn thu cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào quá trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát, duy trì hệ thống cấp nước sạch. Hình thức hợp tác công tư được sử dụng phổ biến là BOT (xây dựng - hoạt động và chuyển giao). Đây là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, vì vậy để mô hình hoạt động có hiệu quả cao cần sự quản lý, giám sát thường xuyên của Nhà nước, đồng thời người dân cần phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng cũng như bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước trong khu vực. Với phương châm hoạt động phát huy nội lực của dân cư, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời, hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng

của Nhà nước. Để hoàn thành tốt mục tiêu cấp nước sạch cho khu vực nông thôn trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn thì việc áp dụng mô hình PPP là vô cùng hiệu quả.

Mô hình quản lý khách hàng: Xây dựng mô hình quản lý khách hàng, trong đó có sự tham gia của chính quyền, công an địa phương và đại diện người dân.

4.3.2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý dịch vụ cung ứng nước SHNT cho các cán bộ làm công tác NS&VSMTNT trong ngành NN&PTNT và cả cộng đồng dân cư. Phải làm cho cán bộ làm công tác NS&VSMTNT nhận thức rõ quản lý dịch vụ cung ứng nước SHNT là phải thiết lập và thực thi một hệ thống các giải pháp tổng hợp để nâng cao dịch vụ cung ứng trên toàn bộ quá trình sản xuất- cung ứng- tiêu thụ và đảm bảo chất lượng. Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý dịch vụ cung ứng nước SHNT từ trên đến địa phương: Quy định rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong ngành NN&PTNT từ tỉnh đến huyện và đến các địa phương trong việc quản lý dịch vụ cung ứng nước SHNT. Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ NN&PTNT cũng như của các đơn vị quản lý Nhà nước ở địa phương, các cơ quan chuyên môn, dịch vụ - tư vấn về NS&VSMTNT. Tăng cường năng lực cho CBCNV quản lý vận hành các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt và nâng cao năng lực quản lý vận hành hiệu quả, bền vững các công trình cấp nước và VSMTNT ở các khía cạnh chủ yếu như: các quy trình công nghệ quản lý, kiểm soát chất lượng nước cấp; kiến thức, kỹ năng về giám sát và đánh giá chất lượng nước cấp; vận hành, bảo dưỡng...

4.3.2.3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra

Đối với các đơn vị cung ứng nước: Thực tế cho thấy, các công trình cấp nước tại các địa phương đang được khai thác khá hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do sự quản lý chưa chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng một số đơn vị thiếu quan tâm bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Do vậy, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở để vừa khai thác tốt, hiệu quả vừa bảo đảm nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa cho các công trình. Để thực hiện mục tiêu toàn tỉnh có 100% dân số nông thôn được sử

dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh và vấn đề vệ sinh môi trường khu vực nông thôn được thực hiện tốt, hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành nhằm tăng cường công tác quản lý, khai thác các công trình; đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích sự tham gia của nhân dân và các thành phần kinh tế vào việc phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...

Đối với Nhà nước: Các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện cần phải sát sao hơn và thường xuyên đến thanh kiểm tra ở nơi sản xuất, ở các điểm nối mạng và ở các đơn vị mua nước để cung ứng. Ở cấp huyện và cấp xã đều nên phân 1 người chuyên trách làm về nhiệm vụ này thì mới có thể mang lại hiệu quả.

Đối với người dân: Tăng cường năng lực cho người dân trong công tác theo dõi, giám sát chất lượng nước, bảo vệ nguồn nước, xử lý và lưu trữ nước hộ gia đình Mục đích để tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý, bảo vệ CLNSHNT. Các biện pháp cơ bản như: khuyến khích người dân tham gia theo dõi, giám sát CLN của các CTCNTT và các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình; nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm trước các nguy cơ bị ô nhiễm…

4.3.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Khuyến khích áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong kiểm soát, xử lý nước cho các loại hình cấp nước tập trung nông thôn và cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của từng vùng, địa phương. Cần khuyến khích áp dụng các giải pháp về: Thiết kế tối ưu hệ thống cấp thoát nước, xử lý và kiểm soát chất lượng nước cấp với chi phí hợp lý đối với các công trình cung ứng nước sinh hoạt nông thôn. Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển các loại hình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình cho các vùng có khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn nước cấp từ các công trình CNTTNT. Áp dụng các mô hình quản lý bền vững công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và các mô hình quản lý chất lượng nước phù hợp với tình hình cụ thể của từng xã. Đưa ra mô hình quản lý bền vững công trình SHNT và các mô hình quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng có tính đến sự tham gia của cộng đồng.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 luôn là vấn đề quan trọng để bắt kịp với xã hội hiện đại. Trong ngành nước cũng cần có phương án để áp

dụng khoa học công nghệ giúp cải thiện và quản lý chặt chẽ công trình cấp nước, dịch vụ cấp nước trên địa bàn.

Sử dụng công nghệ quản lý công trình cấp nước từ vận hành nhà máy, thông số của nhà máy, và quản lý các đồng hồ cấp nước theo thiên hướng tự động.

Sử dụng tự động hóa việc điều chế và điều chỉnh hóa chất trong công tác vận hành nhà máy xử lý sản xuất nước.

Giám sát nhà máy đo đạc thiết bị trong nhà máy bằng hệ thống tự động lưu trữ số liệu điều khiển trên máy tính, điện thoại và có thể là máy tính bảng.

Liên kết với các đơn vị phát triển phần mềm để áp dụng việc quản lý số liệu đồng hồ tổng, áp lực nước về nhà máy qua hệ thống sống wifi, để có phương án quản lý và chống thất thoát nước nhanh chóng và kịp thời, xử lý sự cố kịp thời nhanh hơn.

Liên kết với đơn vị nghiên cứu và quản lý đồng hồ nước của hộ gia đình, áp dụng công nghệ tự động hóa, định vị GPS đồng hồ của đơn vị trên bản đồ hoặc sử dụng mã quét dữ liệu để ghi thu chỉ số, giúp việc cán bộ công nhân đi ghi thu chỉ số nhanh chóng tiết kiệm được 1 nửa sức lao động trước đây khi ghi thu chỉ số bằng phương pháp thủ công.

Sử dụng hóa đơn điện tử, công nghệ in tự động và trực tiếp tại nhà người dân sử dụng, hoặc tại đơn vị, tại các điểm giao dịch thanh toán.

Định vị các điểm sự cố trên hệ thống quản lý điện tử bằng hình ảnh giúp cán bộ quản lý ở trung tâm và lãnh đạo nắm được tình hình nhanh chóng đưa ra phương án kịp thời.

4.3.2.5. Xây dựng mạng lưới và sử dụng các biện pháp quản lý giảm thất thoát và thất thu nước

Công tác đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước và phân phối nước hầu hết do chính quyền chịu trách nhiệm. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước trước đây lấy từ ngân sách nhà nước. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp có tính tự chủ cao, họ có thể vay vốn để đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và cung cấp nước. Chính quyền địa phương cần tăng cường vai trò của mình trong kiểm tra, kiểm soát để nhằm đảm bảo cung cấp nước cho mọi nhu cầu dùng nước đạt được mục tiêu trong quản lý kinh doanh nước sạch. Để đáp ứng nhu cầu quan trọng và chính đáng ở các vùng nông thôn về việc cung cấp nước sạch, nhà nước cần tiến hành một số hoạt động đầu tư như: Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cũng như những

thành phần kinh tế tư nhân để cải tạo và xây dựng mới các hệ thống cấp nước với các mô hình thích hợp cho mỗi vùng; Nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật và xây dựng giá cả về nước cho tất cả các loại khách hàng; các công ty cấp nước có quyền tự chủ trong kinh doanh và tự lực lập nghiệp để tạo ra nguồn doanh thu từ các hoạt động của công ty; tạo ra được năng lực tài chính đủ mạnh để thu hút các khoản vay vốn với các điều kiện thương mại hoá nhằm đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước hiện có. Uỷ ban nhân dân huyện và các xã cần thực hiện chức năng giám sát và xem xét những chính sách và mục tiêu do các cơ quan kiểm tra đề ra. Song cần lưu ý, UBND địa phương tương ứng cần tránh gây phương hại đến quyền tự chủ và tự lực tài chính của các đơn vị cấp nước địa phương.

Để đảm bảo nguồn nước, đặc biệt trong những đợt cao điểm mùa hè, Trung tâm nước tăng cường phối hợp cùng các trạm đầu mối tiến hành kiểm tra, theo dõi mực nước đầu nguồn và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước, tăng áp… đảm bảo cung cấp đầy đủ lưu lượng và chất lượng nước cho các trạm bơm tăng áp.

Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống máy móc, thiết bị, bảo dưỡng định kỳ máy bơm của trạm bơm cấp 1, trạm bơm cấp 2, van đóng mở, vệ sinh bể chứa nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong vận hành đáp ứng yêu cầu cấp nước cho nhân dân mọi lúc mọi nơi.

Kiểm soát thất thoát: Để kiểm soát rò rỉ hiệu quả, cần sử dụng phương tiện hiện đại. Điều khiển lưu lượng và áp lực ở các tuyến chính bằng các van chặn điều khiển từ xa để xử lý kịp thời theo dõi liên tục lưu lượng nước không đo đếm được bằng các ghi chép hàng ngày để có sự điều chỉnh kịp thời trong việc thu tiền nước.

Phát hiện rò rỉ: Để phát hiện chỗ rò rỉ kịp thời tránh thất thoát nhiều, ngoài việc trang bị các thiết bị phát hiện có hiệu quả, cần có quan hệ thường xuyên với khách hàng, nâng cao dân trí để thu thập thông tin kịp thời về vị trí và tình trạng rò rỉ.

Sửa chữa rò rỉ: Các chi nhánh nước phải có đơn vị sửa chữa lưu động nhanh, được trang bị xe và vật tư dự phòng để có thể nhanh chóng đến nơi xảy ra sự cố, khi có thông tin thì sửa chữa kịp thời.

Sử dụng hệ thống ghi thu hoá đơn: Sử dụng hệ thống ghi thu hoá đơn bằng máy vi tính, sẽ kiểm soát tương đối chính xác khối lượng nước thực tế sử dụng qua đồng hồ. Do đó sẽ giảm được thất thu do có sự nhầm lẫn hoặc gian lận của

cán bộ thu tiền nước. Nếu có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lý, nên sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) làm công cụ áp dụng biện pháp quản lý mạng lưới đồng hồ đo nước bằng điều khiển từ xa. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để chống thất thu nước.

Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ đo nước: Các nhánh vào các khu dân cư, khu nhà ở đều nên lắp đồng hồ đo lưu lượng, tất cả các hộ dân đều phải lắp đồng hồ đo nước, tuyệt đối không dùng nước khoan.

4.3.2.6. Nâng cao nhận thức và vai trò của người dân trong quản lý và sử dụng nước sinh hoạt nông thôn

Giáo dục truyền thông cho người dân về hiện trạng dịch vụ cung ứng nước SHNT hiện nay và tầm quan trọng của việc quản lý tốt dịch vụ cung ứng nước SHNT để phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn.

Giải pháp truyền thông: Treo băng rôn, poster, khẩu hiệu tuyên truyền về vai trò của nước sạch; Tổ chức các buổi truyền thông hướng dẫn người dân chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung cách xử lý, bảo vệ, sử dụng nguồn nước an toàn tại nhà,…

Tăng cường năng lực cho người dân trong công tác theo dõi, giám sát chất lượng nước, bảo vệ nguồn nước, xử lý và lưu trữ nước hộ gia đình Mục đích để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)