Thực trạng thanh tra, kiểm tra,giám sát dịch vụ cungứng nước sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa

4.1.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra,giám sát dịch vụ cungứng nước sinh

4.1.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt sinh hoạt

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tăng cường kiểm tra đột xuất chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các tỉnh trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Trong quá trình kiểm tra, Bộ Y tế cũng đã tổ chức lấy các mẫu nước tại các nhà máy nước, trạm cấp nước và các hộ gia đình để xét nghiệm đánh giá chất lượng nước. Kết quả kiểm tra cũng phản ánh tương tự như báo cáo của các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Trên cơ sở đó, để quản lý được hoạt động cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện nói riêng thì UBND tỉnh thành lập các ban chuyên ngành hàng năm để đi thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Quế Võ nói riêng thì hiện nay mỗi năm chỉ tổ chức 1-2 lần đi thanh kiểm tra theo định kỳ và 1 lần kiểm tra đột xuất nếu có.

Thực tế trên địa bàn huyện Quế Võ trong những năm qua cũng đã có các đoàn thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt, năm 2016 chỉ kiểm tra được 2 lần theo định kỳ và năm 2017 và 2018 có kiểm tra thêm được 1 lần đột xuất. Trong quá trình tranh kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều có những sai phạm, nhưng hầu hết vẫn có thể cho các đơn vị khắc phục được, tuy vậy vì chỉ có 1 đơn vị hành chính chỉ có 1 đơn vị nước cung cấp nên cũng rất khó trong việc xử lý.

Bảng 4.23. Tình hình thanh kiểm tra của đơn vị nhà nước về dịch vụ nước sinh hoạt ở huyện Quế Võ năm 2016-2018

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Số lần thanh tra 2 3 3

2. Số trường hợp vi pham 5 4 5

3. Xử lý vi phạm

Nhắc nhở 2 2 1

Yêu cầu cung cấp lại khi đạt yêu cầu 3 2 4

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Theo thống kê báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước cấp từ các nhà máy nước, trạm cấp nước, đa số các nhà máy nước đều có chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, một số nhà máy nước thường gặp một số chỉ tiêu không đạt như hàm lượng clo dư thấp do quy trình xử lý nước và mạng lưới phân phối không đảm bảo, bị rò rỉ hoặc do chưa đảm bảo hàm lượng clo dư trong mạng lưới. Hàm lượng nitrit, nitrat cao hơn tiêu chuẩn cho phép có thể do chất lượng nguồn nước khai thác bị ô nhiễm hoặc quy trình xử lý nước không đảm bảo hay do mạng lưới đường ống rò rỉ. Hàm lượng pecmanganat cao hơn tiêu chuẩn cho phép cho thấy nguồn nước có thể nhiễm bẩn các chất hữu cơ. Ngoài ra có một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn cho phép như độ cứng, man gan, sắt ở các mức độ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kết quả khảo sát các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ cho thấy, hầu hết họ cho rằng số lần thanh kiểm tra còn ít, chưa có đơn vị cụ thể cấp huyện làm chức năng thanh, kiểm tra, chủ yếu tham gia cùng với các đoàn liên ngành để đi thanh kiểm tra. Chính vì vậy, khó có thể kiểm soát được chất lượng nước sinh hoạt một cách tốt nhất. Chất lượng các cuộc thanh

kiểm tra cũng đang mang tính chất cảm quan nhiều hơn, chưa có các máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra nên khó có thể đánh giá chính xác về chất lượng nguồn nước sản xuất ra có đảm bảo hay không.Hơn nữa, sau các cuộc thanh kiểm tra thì thường phải 1 thời gian mới có kết quả kiểm nghiệm nên việc xử phạt cũng ít xảy ra. Nếu trường hợp không đạt, cơ quan quản lý yêu cầu cải thiện chứ không bắt phải dừng sản xuất.

Bảng 4.24. Đánh giá của đơn vị cung ứng nước sinh hoạt về thanh kiểm tra

Chỉ tiêu

Trung tâm Nước

sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung

Số ý kiến (n=12) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=18) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Số lần thanh kiểm tra Nhiều 4 33,33 4 22,22 8 26,67 Trung bình 6 50,00 9 50,00 15 50,00 Ít 2 16,67 5 27,78 7 23,33 2. Chất lượng thanh kiểm tra

Tốt 4 33,33 5 27,78 9 30,00

Chưa tốt 8 66,67 13 72,22 21 70,00

3. Hình thức thanh kiểm tra

Tốt 7 58,33 11 61,11 18 60,00 Chưa tốt 5 41,67 7 38,89 12 40,00 4. Kết luận thanh kiểm tra Sát thực tế 10 83,33 13 72,22 23 76,67 Chưa sát thực tế 2 16,67 5 27,78 7 23,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 4.2.1. Quy hoạch và chính sách của nhà nước

Hiện nay, các công trình cấp nước tại các địa phương đang được khai thác khá hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần giúp

người dân nông thôn tiếp cận nguồn nước sạch, nâng cao chất lượng đời sống và sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, cung ứng nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vào mùa lũ và mùa nắng có biến động về độ đục tại các dòng sông cung cấp nước mặt nên cần kéo dài thêm thời gian và chi phí để sơ lắng, châm thêm hóa chất vào bể phản ứng để tăng hiệu quả phản ứng và lắng đọng, đảm bảo chất lượng đầu ra nguồn nước. Ngoài ra, một số xã, địa phương đang trong quá trình xây dựng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, mở rộng đường đi ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp nước. Trong khi đó, lực lượng nhân lực hạn chế, việc sửa chữa, khắc phục phải thực hiện trong thời gian nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân. Liên quan đến giá bán nước, hiện nay mỗi đơn vị bán 1 giá khác nhau, do đó, đề nghị trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh phê duyệt thống nhất giá bán nước trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, các chính sách đã tác động và ảnh hưởng lớn đến dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ, góp phần cải thiện đời sống người dân như:

Chính sách đã tác động giúp cải thiện điều kiện sống của người dân ở nông thôn. Ngoài ra vấn đề sức khỏe của người dân được đảm bảo hơn, tỷ lệ người dân mắc bệnh về nước giảm đáng kể so với khi chưa có nước sinh hoạt nông thôn. Người dân sẽ tiết kiệm được chi phí phải chi trả cho bệnh viện. Như vậy chính sách tác động lớn đến đời sống người dân ảnh hưởng trực tiếp vào kinh tế.Chính sách giá từ tỉnh ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sử dụng nước của người dân. Mức giá thấp thì người dân sẽ sử dụng nhiều hơn và mức giá cao người dân sẽ sử dụng tiết kiệm hơn.Các hộ gia đình và các cộng đồng nông thôn sẽ chịu trách nhiệm chính để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc phát triển bền vững (bao gồm cả cấp nước sạch), còn Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi.

Hiện nay, 100% đơn vị sản xuất nước sạch trên địa bàn huyện Quế Võ đều sử dụng nước mặt sông Cầu và sông Đuống để sản xuất. Trong những năm vừa qua mức độ ô nhiễm ở hai sông này đang dần tăng lên do lượng rác thải đổ ra, cho chất thải các nhà máy công nghiệp xả ra. Chính vì vậy, trong những năm gần đây tỉnh cũng đã đưa ra các chính sách nhằm đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm.

Chỉ thị số 07/CT-CT ngày 22/9/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước;

Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định thu, quản lý và sử dụng các loại lệ phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó quy định mức thu phí thẩm định hồ sơ thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất; lệ phí cấp giấy phép: thăm dò, khai thác, xả nước thải vào nguồn nước).Quyết định số 605/2013/QĐ-UBND ngày 27/05/2013 của UBND về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đối với khu vực nông thôn giai đoạn từ nay đến 2020 là 100 lít/người/ngày; giai đoạn (2020 ÷ 2030) là (100 ÷ 110) lít/người/ngày và đến năm 2050 là 120 lít/người/ngày. Quyết định số: 36/2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 về việc ban hành quy định thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.25. Đánh giá của đơn vị cung ứng về chính sách quản lý của nhà nước đối với cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Chỉ tiêu

Trung tâm Nước

sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung

Số ý kiến (n=12) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=18) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Chính sách hỗ trợ Hỗ trợ tốt 8 66,67 8 44,44 16 53,33 Hỗ trợ mức trung bình 4 33,33 7 38,89 11 36,67 Không ảnh hưởng 0 0,00 3 16,67 3 10,00 2. Chính sách giá 0,00 0,00 0 0,00 Ảnh hưởng nhiều 11 91,67 17 94,44 28 93,33 Ảnh hưởng ít 1 8,33 1 5,56 2 6,67 Không ảnh hưởng 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3. Chính sách quản lý chất lượng 0,00 0,00 0 0,00 Ảnh hưởng nhiều 6 50,00 9 50,00 15 50,00 Ảnh hưởng ít 5 41,67 7 38,89 12 40,00 Không ảnh hưởng 1 8,33 2 11,11 3 10,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Cấp Tỉnh: Các tỉnh đã thực hiện các biện pháp tổ chức, kiện toàn các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn tại địa phương; Quy định chức năng, nhiệm

vụ và tổ chức của Trung tâm NS&VSMTNT cấp tỉnh; Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước và môi trường nông thôn cho Chi cục Môi trường tỉnh.v.v.

Cấp huyện: Ở cấp huyện, tuy chưa có cán bộ chuyên trách QLNN về NS&VSMTNT nhưng đã có các cán bộ kiêm nhiệm trong các phòng chức năng như phòng NN&PTNT. Phòng Y tế huyện đều có từ 1đến 3 cán bộ kiêm nhiệm nhiệm vụ liên quan đến NS&VSMTNT. Phòng Giáo dục huyện có từ 1 đến 2 cán bộ quản lý Y tế học đường kiêm nhiệm nhiệm vụ NS&VSMTNT.

Cấp xã: Trong UBND xã thường có phân công 1 lãnh đạo uỷ ban kiêm nhiệm, thường là Phó Chủ tịch phụ trách văn xã kiêm nhiệm nhiệm vụ quản lý nhà nước về NS&VSMTNT trên địa bàn. Một số xã còn giao luôn nhiệm vụ quản lý vận hành hệ thống cấp nước trên địa bàn xã cho UBND trực tiếp quản lý vận hành.

4.2.2. Công nghệ sản xuất nước sinh hoạt, quy mô công trình dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt ứng nước sinh hoạt

Công nghệ, năng lực, quy trình xử lý của nhiều cơ sở cung cấp nước còn hạn chế. Trong khi một số nhà máy nước ở các thành phố lớn được đầu tư quy trình công nghệ xử lý hiện đại có thể loại bỏ được hầu hết các chất độc hại trong quá trình xử lý, thì nhiều các nhà máy nước đô thị và trạm cấp nước tập trung ở nông thôn có năng lực xử lý nước còn hạn chế, chưa có khả năng loại bỏ được tất cả các hóa chất độc hại ra khỏi nước. Nhiều cơ sở cấp nước chưa tuân thủ quy trình công nghệ, ví dụ chưa có biện pháp bổ sung, duy trì hàm lượng clo dư trong toàn bộ hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn cho phép 0,3 - 0,5 mg/l để có thể diệt khuẩn trong nước.

Hệ thống đường ống phân phối và bể chứa nước đã cũ, xuống cấp gây vỡ, rò rỉ đường ống làm cho các chất ô nhiễm từ bên ngoài thấm ngược vào trong đường ống gây ô nhiễm nước. Tại nhiều khu đô thị, khu chung cư, các hệ thống bể chứa đã cũ, nứt vỡ, thiếu nắp đậy, hư hỏng thì dù nước cấp có đảm bảo chất lượng cũng sẽ bị ô nhiễm nếu các bể chứa nước không được quản lý tốt.

Ý thức bảo vệ hệ thống đường ống cấp nước của một số người dân chưa cao. Nhiều nơi có hiện tượng tự ý khoan đục đường ống để đấu nối trái phép gây thất thoát nước, giảm áp lực nước làm trào ngược nước bẩn và chất ô nhiễm vào trong đường ống.

Nguồn nước bị ô nhiễm tự nhiên. Bên cạnh các yếu tố ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của con người gây nên, nguồn nước cũng có thể bị ô

nhiễm tự nhiên từ các lớp trầm tích trong lòng đất hoặc các quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ ô nhiễm asen hiện nay trong nước ngầm chủ yếu là nhiễm asen tự nhiên.

Kết quả điều tra đơn vị cung ứng nước sinh hoạt về công nghệ sản xuất hiện nay cho thấy. Đối với trung tâm nước sạch và VSMTNT cho rằng công nghệ đang dần lạc hậu và cũ cần phải thay đổi, đối với các DN thì cũng có doanh nghiệp mới đã áp dụng được công nghệ sản xuất hiện đại hơn và có doanh nghiệp công nghệ sản xuất vẫn đang lạc hậu. Đối với khả năng sản xuất nước để đáp ứng nhu cầu của người dân thì vẫn đang còn hạn chế đặc biệt đối với Trung tâm nước sạch và VSMTNT họ chỉ bơm lên bể 2-3 lần/ngày, đối với đơn vị cung ứng là doanh nghiệp họ luôn bơm nước 24/24. Vì đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại rất tốn kém và giá bán bị hạn chế nên hầu hết công nghệ sản xuất nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay ở mức trung bình và lạc hậu, khó để có thể thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng, họ chỉ có thể thay đổi dần dần từng công đoạn vì nguồn lực có hạn.

Bảng 4.26. Đánh giá của đơn vị cung ứng vềảnh hưởng công nghệ đến cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Chỉ tiêu

Trung tâm Nước

sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung

Số ý kiến (n=12) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=18) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Công nghệ sản xuất Hiện đại 0 0,00 4 22,22 4 13,33 Vừa 8 66,67 10 55,56 18 60,00 Lạc hậu 4 33,33 4 22,22 8 26,67

2. Công suất sản xuất

Dư thừa 5 41,67 16 88,89 21 70,00

Vừa đủ 6 50,00 2 11,11 8 26,67

Thiếu 1 8,33 0 0,00 1 3,33

3. Sự thay đổi công nghệ sản xuất

Nhanh 0 0,00 1 5,56 1 3,33

Trung bình 2 16,67 10 55,56 12 40,00

Chậm 10 83,33 7 38,89 17 56,67

Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về công nghệ sản xuất

4.2.3. Nguồn lực tài chínhphục vụ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Nguồn lực tài chính luôn đóng vai trò quan trọng hoạt động quản lý dịch vụ cung ứng.

Bảng 4.27. Đánh giá của đơn vị cung ứng về nguồn lực tài chính hỗ trợ cho công tác quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh sinh hoạt nông thôn

Chỉ tiêu

Trung tâm Nước

sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung

Số ý kiến (n=12) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=18) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Nguồn tài chính hỗ trợ Trung bình 1 8,33 0 0,00 1 3,33 Ít 7 58,33 2 11,11 9 30,00 Rất ít 4 33,33 16 88,89 20 66,67 2. Cơ chế tài chính Hợp lý 8 66,67 1 5,56 9 30,00 Chưa hợp lý 4 33,33 17 94,44 21 70,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Hiên nay, cơ chế tài chính, chế tài trong công tác quản lý cung ứng nước SHNT còn nhiều bất cập. Theo quy định chung, các đơn vị cấp nước phải tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, trong đó có chi phí xét nghiệm CLN. Nhưng do nhiều lý do, rất ít đơn vị tính chi phí kiểm nghiệm CLN (và chi phí bảo dưỡng, khấu hao công trình) vào giá nước sinh hoạt nông thôn. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất, tạo nên tình trạng các đơn vị cấp nước không có

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng trên mạng lưới còn thiếu và lạc hậu. Các giếng thăm xây dựng chưa đúng quy cách và không thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành, sửa chữa. Các thiết bị trên mạng lưới như: van xả khí, van xả cặn, họng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)