Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 31)

quy định thì phải có trách nhiệm xử lý.

2.1.4.5. Thanh tra, kiểm tra,giám sát dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Cần phải thanh, kiểm tra về dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt về Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước. Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.Trộmcắp nước. Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước. Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước (Chính phủ, 2007).

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn nông thôn

2.1.5.1. Quy hoạch và chính sách của Nhà nước

Quy hoạch cung ứng nước sinh hoạt bao gồm quy hoạch tổng thể (cho cả vùng) và quy hoạch chi tiết (cho từng công công trình cung cấp nước sinh hoạt).

Quy hoạch cấp nước sẽ là cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực cấp nước trên địa bàn. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí cho phù hợp với điều kiện từng vùng nông thôn, để nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện quy hoạch, thực hiện việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân (Chính phủ, 2007).

Công tác quy hoạch có đem lại hiệu quả trong việc cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ ổn định của quy hoạch, do quy hoạch là bước khái quát tổng thể cung ứng nước sinh hoạt. Quy hoạch không ổn định, phải điều chỉnh nhiều lần sẽ tác động đến tổng thể việc triển khai thực hiện cung ứng nước sinh hoạt (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).

Do vậy, công tác lập quy hoạch cung ứng nước sinh hoạt cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân. Khi lập quy hoạch xây dựng phải tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch cấp nước như một bộ phận không tách rời của đồ án quy hoạch xây dựng và tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Thống nhất tổ chức quản lý nhà nước về ngành nước từ trung ương đến địa phương đối với hoạt động cung ứng nước. Tại mỗi địa phương phải các đơn vị cung ứng nước phải chịu trách nhiệm trước chính quyền về cấp nước cho nông thôn. Thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cung ứng nước theo lộ trình và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Cơ quản quản lý quản lý sát sao các DN cung ứng nước để nhằm quản lý đươc lượng nước cung ứng đáp ứng được cho người dân cả về số lượng và chất lượng (Chính phủ, 2001)

Định mức nước sinh hoạt được xác định trên số nhân khẩu thường trú và tạm trú dài hạn căn cứ theo Sổ hộ khẩu thường trú và Sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp nhiều hộ sử dụng chung một đồng hồ nước (địa chỉ trong hộ khẩu thường trú khác với địa chỉ đặt đồng hồ nước) tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước. Trường hợp người nhập cư, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào sổ tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương) được tính định mức theo số nhân khẩu như trên (Chính phủ, 2007).

dân thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng. Chính sách về cung ứng nước sinh hoạt nông thôn được ban hành từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).

Các chính sách của Nhà nước liên quan đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn chủ yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách về ưu đãi đầu tư; chính sách cho vay tín dụng ưu đãi; chính sách về giá nước ... Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân và là công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý có hiệu quả việc cung ứng nước sinh hoạt, đem lại lợi ích cho người dân (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).

2.1.5.2. Công nghệ sản xuất nước sinh hoạt, quy mô công trình dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả, dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn đó là công nghệ xử lý nước. Công nghệ xử lý nước hiện đại sẽ làm giảm tổn thất nước sinh hoạt, đồng thời chất lượng nước sẽ được đảm bảo theo quy định, người dân được cung cấp sản phẩm có chất lượng, hiệu quả về mặt xã hội và môi trường được nâng cao(UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).

Quy mô của công trình cung cấp nước sinh hoạt cũng là tác nhân ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân. Các công trình cung cấp nước sinh hoạt có quy mô nhỏ thì cung ứng nước sinh hoạt cho từng cụm dân cư có quy mô xóm làng hoặc liên xóm, chi phí đầu tư không lớn. Các công trình có quy mô lớn (quy mô xã, cụm xã) dùng nguồn nước mặt để ổn định cung cấp trong thời gian dài, tuy đòi hỏi đầu tư tốn kém nhưng giải quyết triệt để vấn đề thiếu nước sinh hoạt của nhân dân. Do đó, xét lâu dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2014).

2.1.5.3. Nguồn lực tài chính phục vụ quản lýdịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Thực tế trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, chương trình nhằm huy động các nguồn lực về tài chính phục vụ

nhu cầu xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân song lại chỉ chú trọng tập trung vào đầu tư mới cho các dự án cấp nước sinh hoạt chứ không tập trung vào đầu tư các công trình đã đi vào hoạt động. Mặt khác hiện nay, việc huy động vốn cho dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt vẫn còn gặp nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực về tài chính, thủ tục trong hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ giá nước sinh hoạt cho các đơn vị cung cấp nước rườm rà tốn rất nhiều thời gian, dẫn đến việc thiếu vốn. Từ những thực tế trên cho thấy, Nguồn lực tài chính của đơn vị cung ứng nước sinh hoạt là điều kiện tiên quyết, là yếu tố cơ bản của dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân (Thanh Quy, 2003).

2.1.5.4. Trình độ nhân lực trong các công ty

Trình độ nhân lực trong các công ty hay trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc tại các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nước sinh hoạt đạt hiệu quả cao, ngược lại, trình độ nguồn lực thấp sẽ làm cho công tác nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).

2.1.5.5. Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sinh hoạt

Nước là thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể; có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể. Nước còn làm giảm độ quánh của máu tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng. Rõ ràng, nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, và người ta có thể nhịn ăn hằng tuần nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước. Do vậy, sử dụng nước sinh hoạt luôn được coi là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân (Hoàng Uyên, 2019). Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số ngày một gia tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng tăng lên. Do vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt.

2.1.5.6. Nhận thức của người dân về sử dụng nước sinh hoạt

này sẽ tác động rất lớn đến hành vi và lối sống trong việc sử dụng nước sinh hoạt, các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh theo đường ăn uống rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn xã hội (UBND tỉnh Bắc Ninh, 2013). Để góp phần thay đổi nhận thức của người dân thì công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi lối sống, tập quán của người dân nông thôn, giúp người dân tiếp cận hơn đến lối sống văn minh. Chính vì thế, nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền vận động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân (Nguyễn Hoàng Tuấn Giang, 2013).

Mặc dù trình độ dân trí và ý thức về sử dụng nước hợp vệ sinh ngày càng được cải thiện thông qua truyền thông, vận động. Tuy nhiên, ở một số vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế thì ý thức trong việc sử dụng nước sạch chưa cao, người dân vẫn còn sử dụng các nguồn nước truyền thống (ngoài một số lý do về phải trả tiền nước hay nguồn nước không đảm bảo). Ở các công trình CNTT có thu phí người dân chỉ dùng cho một số nhu cầu thiết yếu như ăn uống, còn lại các nhu cầu khác như tắm giặt, vệ sinh vẫn còn dùng các nguồn nước sẵn có(ao, hồ, sông, giếng, bể lu nước mưa,...). Thực tế ở các vùng nông thôn khó khăn, chi phí cho việc sử dụng nước từ các công trình CNTT (nếu có) là rất thấp, nhiều nơi không thu. Việc chi trả của người sử dụng nước mới chỉ đáp ứng được cho công tác quản lý vận hành và sửa chữa nhỏ (ở các tỉnh đồng bằng và duyên hải), nhiều trường hợp thu không đủ chi. Ở những tổ chức quản lý nhiều hệ thống,kinh phí trang trải cho các hoạt động quản lý vận hành được cân đối giữa các công trình với nhau (Nha Đam, 2017).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt ở một số nước trên thế giới hoạt ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Indonesia:

Tại hội nghị thượng đỉnh Quan hệ đối tác Chính phủ mở năm 2018 ở Tbilisi (Gruzia) hồi tháng trước, quản trị nguồn nước bắt đầu nhận được sự chú ý

và một vài tổ chức đã cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự của chính phủ trong lĩnh vực nước. Hầu hết người dân Indonesia không nhận thức được quyền lợi đối với lĩnh vực nước sinh hoạt. Ví dụ như các công ty cung cấp nước có được phép tự ý dừng cung cấp nước cho người dân nếu thấy họ không có khả năng thanh toán. Thực tế hiện nay tại Indonesia là hầu hết các giấy phép khai thác nước đều không dựa trên dữ liệu chính xác về nguồn nước sẵn có tại một dòng sông, lưu vực hoặc tầng chứa nước. Vì vậy, hạn ngạch khai thác nước sạch có thể không được dựa trên một đánh giá chính xác về lượng nước thực sự có sẵn. Xung đột thường xảy ra khi những người sử dụng nước, chẳng hạn như nông dân, cáo buộc những người sử dụng khác, đôi khi là các doanh nghiệp, trong việc khai thác nước quá mức dẫn đến tình trạng hạn hán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể khai thác nước từ trong lòng đất mà không ảnh hưởng nhiều đến mức nước ở các sông hồ. Do vậy cuộc khủng hoảng nước mà nông dân đang trải qua có thể không phải do khai thác công nghiệp. Nhưng vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ nên khó để tranh luận và thuyết phục các bên liên quan về nguyên nhân thực sự của vấn đề. OGP là một sáng kiến đa phương được phát động vào năm 2011, trong đó Indonesia nằm trong số các thành viên sáng lập. Mỗi quốc gia thành viên dự kiến sẽ tạo ra một kế hoạch hành động hai năm với những sáng kiến khác nhau, từ tiếp cận, thông tin đến sự tham gia của công chúng, trách nhiệm giải trình và đổi mới công nghệ để quản trị tốt hơn(Thông tấn xã Việt Nam, 2018).

Tuy nhiên, vấn đề về nước không phải là trọng tâm chính của kế hoạch hành động OGP. Hầu hết các vấn đề OGP xoay quanh các chủ đề quản trị chung như chống tham nhũng, ngân sách mở, dịch vụ công, tự do thông tin…Ngoại trừ các cam kết đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. OGP chưa được biết đến rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến nước. Tương tự như vậy, các tổ chức xã hội dân sự thường làm việc về các chủ đề quản trị chung, họ không nhất thiết phải tham gia vào cuộc đối thoại với chủ đề về nguồn nước. Tuy nhiên, OGP có nhiều tiềm năng để thúc đẩy quản trị nguồn nước. Các cam kết liên quan đến nước nếu được quan tâm một cách đúng mực sẽ tạo ra kết quả có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện quản trị nước. Những người đã hoạt động trên cơ sở OGP cần tham gia vào các kế hoạch quản trị tốt nguồn nước để tiếp tục thúc đẩy các cơ chế và tiềm năng của OGP. Đổi lại, những người quan tâm đến dự án sử dụng nước sạch cũng cần biết chương trình nghị sự mà họ có thể tiến hành. OGP có thể cung cấp cơ sở để thúc

đẩy việc chia sẻ dữ liệu liên ngành giữa các cơ quan và các tổ chức xã hội dân sự trong cùng một khu vực. Các cam kết OGP có thể được phát triển thành lộ trình với những hàm ý thực sự về quản trị nguồn nước tốt, cải thiện tính minh bạch, ban hành các mức dịch vụ, công bố mức dịch vụ, cơ chế khiếu nại và cách thức giải quyết (Thông tấn xã Việt Nam, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại Singapore

Theo báo cáo tổng kết dự án “Chiến lược quảnlý nước tại Singapore” (2013) của Ủy ban Tiện ích công cộng (PUB), là cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore. Chương trình quản lý cầu NSHĐT gồm các giải pháp chính:Cơ cấu lại giá, nâng cấp hệ thống đo lường; Phát triển quyền sở hữu các lưu vực; Chương trình hộ gia đình dùng nước hiệu quả WEH; Lập quỹ tiết kiệm nước cho các công ty. Kết quả thu được sau chiến dịch ước tính được mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ 167 lít/ngày năm 2003 xuống còn 152 lít/ngày năm 2013 và dự kiến giảm xuống 147 lít/ngày vào năm 2020. Chương trình phát triển quyền sở hữu các lưu vực, thông qua chương trình phát triển quyền sở hữu nước, đã có hơn 20 lưu vực được địa phương và cộng đồng quản lý, và dự kiến con số này tăng lên là 100 lưu vực vào năm 2017. Chương trình: hộ gia đình dùng nước hiệu quả với cam kết mỗi hộ gia đình tiết kiệm 10% lượng nước sử dụng, và 10 lít nước mỗi ngày. Để thực hiện chương trình này PUB đã cấp phát miễn phí bộ điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)