Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố. Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: Các số liệu, dữ liệu liên quan đến quản lý, yêu cầu của quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt, các số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Các số liệu, dữ liệu đã được xử lý, tính toán.
Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu
thập
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
Các loại sách, tạp chí, mạng internet, thông tư, nghị định… về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
Tra cứu, chọn lọc thông tin
2 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quế Võ
Cổng thông tin điện tử huyện, cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng tài nguyên, phòng nông nghiệp huyện, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh
Tra cứu, chọn lọc thông tin, tổng hợp thông tin
3 Tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện qua các năm
Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh
Tổng hợp từ các báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT, Sở kế hoạch đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh 4 Các chỉ tiêu chất
lượng về nước sinh hoạt nông thôn
Thông tư, tiêu chuẩn QCVN của BYT, Website tổng cục đo lường và chất lượng
Tra cứu thông tin
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Đây là loại dữ liệu rất quan trọng, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ người dân, các cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý nước sinh hoạt gồm các cán bộ kỹ thuật trực tiếp vận hành, cán bộ quản lý đang làm việc trực tiếp tại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Thu thập số liệu, dữ liệu thông qua điều tra, phỏng vấn…
a. Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát của đề tài mẫu điều tra được phân ra thành các đối tượng nghiên cứu như sau:
- Điều tra các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt:Vì số lượng nhà máy ít, nên tác giả kháo sát 6 đơn vị cung ứng nước sinh hoạt: Với mỗi đơn vị tác giả phỏng vấn giám đốc và phó giám đốc phụ trách mảng cung ứng dịch vụ. Đối với công nhân tác giả phỏngvấn 1 người phụ trách đầu vào, 1 người sản xuất và 1 người kiểm soát đầu ra.
- Hộ sử dụng nước sinh hoạt:
Chọn xã: Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo 2 mô hình cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ, từ đó tác giả lựa chọn 2 xã do Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh và 4 xã do các doanh nghiệp cung ứng nước sinh hoạt. Các xã được chọn đại diện cho các xã quản lý dịch vụ cung ứng tốt, trung bình và chưa tốt. Từ đó có thể so sánh được mô hình nào quản lý dịch vụ cung ứng tốt và hiệu quả. Cụ thể, mô hình trung tâm nước sạch VSMTNT chúng tôi chọn 2 xã là Phù Lãng và Việt Thống là 2 xã đã được triển khai cung cấp nước sinh hoạt một thời gian dài. Đối với Doanh nghiệp thì Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh cung cấp hơn 1/3 các xã trong huyện Quế Võ nên chúng tôi chọn 2 xã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp này là xã Phượng Mao và thị trấn Phố Mới, còn lại 2 doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn mỗi doanh nghiệp chúng tôi chọn 1 xã mà doanh nghiệp đó cung cấp dịch vụ, là xã Châu Phong do Công ty cổ phần An Thịnh cung cấp và xã Ngọc Xá do Công ty cổ phần xây lắp và công nghệ Châu Âu cung cấp.
Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ sử dụng nước của doanh nghiệp và trung tâm nước sạch và VSMTNT cung cấp. Vì thời gian và kinh phí có hạn nên mỗi xã tác giả chọn 20 hộ sử dụng nước sinh hoạt ngẫu nhiên theo danh sách mà các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt cung cấp.
- Cơ quan quản lý đơn vị cung ứng nước sinh hoạt
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng điều tra Đơn vị tính
Tổng
Số lượng Trung tâm Nước sạch
và VSNTNT tỉnh Doanh nghiệp
1. Đơn vị cung cấp
- Cán bộ quản lý Người 12 4 8
- Công nhân nhà máy Người 18 8 10
Tổng Người 30 12 18 2. Hộ sử dụng nước Xã Phù Lãng Hộ 20 20 Xã Việt Thống Hộ 20 20 Xã Phượng Mao Hộ 20 20 Xã Ngọc Xá Hộ 20 20 TT Phố mới Hộ 20 20 Xã Châu Phong Hộ 20 20 3. Cán bộ chính quyền Người 5
Nguồn: Dự kiến nghiên cứu của tác giả (2019)
b. Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân người được phỏng vấn. Nhờ đó người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Các phiếu điều tra được xây dựng riêng cho các đối tượng nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu. Số lượng mẫu điều tra cho các đối tượng gồm 3 loại phiếu điều tra.
- Mẫu 01: Phiếu điều tra hộ gia đình sử dụng nước
- Mẫu 02: Phiếu điều tra các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt
- Mẫu 03: Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu điều tra gồm: Thông tin hộ gia đình; Nguồn nước của hộ gia đình đang sử dụng; Mục đích chủ yếu và mức độ tiêu dùng nước bình quân hàng tháng; Ý kiến của hộ về: chất lượng dịch vụ, giá 1m3 nước tiêu thụ , thủ tục lắp đặt, thanh toán…
Ý kiến của cán bộ : công suất, tỷ lệ thất thoát, chất lượng nước, phương pháp quản lý vận hành,...
c. Tổ chức điều tra
Việc tổ chức điều tra tiến hành theo kế hoạch tiến độ của đề tài nghiên cứu. Vận dụng quy trình quản lý, ghi chép, thăm kiểm, chăm sóc khách hàng theo
định kỳ để phối hợp điều tra theo biểu mẫu đã được lựa chọn. Độ tin cậy số liệu thu thập được là thực tế, khách quan.