Kinh nghiệm của một số nước về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý nước sinh hoạt

2. Cơ sở thực tiễn về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh

hoạt ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Indonesia:

Tại hội nghị thượng đỉnh Quan hệ đối tác Chính phủ mở năm 2018 ở Tbilisi (Gruzia) hồi tháng trước, quản trị nguồn nước bắt đầu nhận được sự chú ý

và một vài tổ chức đã cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự của chính phủ trong lĩnh vực nước. Hầu hết người dân Indonesia không nhận thức được quyền lợi đối với lĩnh vực nước sinh hoạt. Ví dụ như các công ty cung cấp nước có được phép tự ý dừng cung cấp nước cho người dân nếu thấy họ không có khả năng thanh toán. Thực tế hiện nay tại Indonesia là hầu hết các giấy phép khai thác nước đều không dựa trên dữ liệu chính xác về nguồn nước sẵn có tại một dòng sông, lưu vực hoặc tầng chứa nước. Vì vậy, hạn ngạch khai thác nước sạch có thể không được dựa trên một đánh giá chính xác về lượng nước thực sự có sẵn. Xung đột thường xảy ra khi những người sử dụng nước, chẳng hạn như nông dân, cáo buộc những người sử dụng khác, đôi khi là các doanh nghiệp, trong việc khai thác nước quá mức dẫn đến tình trạng hạn hán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể khai thác nước từ trong lòng đất mà không ảnh hưởng nhiều đến mức nước ở các sông hồ. Do vậy cuộc khủng hoảng nước mà nông dân đang trải qua có thể không phải do khai thác công nghiệp. Nhưng vì cơ sở dữ liệu không đầy đủ nên khó để tranh luận và thuyết phục các bên liên quan về nguyên nhân thực sự của vấn đề. OGP là một sáng kiến đa phương được phát động vào năm 2011, trong đó Indonesia nằm trong số các thành viên sáng lập. Mỗi quốc gia thành viên dự kiến sẽ tạo ra một kế hoạch hành động hai năm với những sáng kiến khác nhau, từ tiếp cận, thông tin đến sự tham gia của công chúng, trách nhiệm giải trình và đổi mới công nghệ để quản trị tốt hơn(Thông tấn xã Việt Nam, 2018).

Tuy nhiên, vấn đề về nước không phải là trọng tâm chính của kế hoạch hành động OGP. Hầu hết các vấn đề OGP xoay quanh các chủ đề quản trị chung như chống tham nhũng, ngân sách mở, dịch vụ công, tự do thông tin…Ngoại trừ các cam kết đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. OGP chưa được biết đến rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến nước. Tương tự như vậy, các tổ chức xã hội dân sự thường làm việc về các chủ đề quản trị chung, họ không nhất thiết phải tham gia vào cuộc đối thoại với chủ đề về nguồn nước. Tuy nhiên, OGP có nhiều tiềm năng để thúc đẩy quản trị nguồn nước. Các cam kết liên quan đến nước nếu được quan tâm một cách đúng mực sẽ tạo ra kết quả có thể đóng góp đáng kể vào việc cải thiện quản trị nước. Những người đã hoạt động trên cơ sở OGP cần tham gia vào các kế hoạch quản trị tốt nguồn nước để tiếp tục thúc đẩy các cơ chế và tiềm năng của OGP. Đổi lại, những người quan tâm đến dự án sử dụng nước sạch cũng cần biết chương trình nghị sự mà họ có thể tiến hành. OGP có thể cung cấp cơ sở để thúc

đẩy việc chia sẻ dữ liệu liên ngành giữa các cơ quan và các tổ chức xã hội dân sự trong cùng một khu vực. Các cam kết OGP có thể được phát triển thành lộ trình với những hàm ý thực sự về quản trị nguồn nước tốt, cải thiện tính minh bạch, ban hành các mức dịch vụ, công bố mức dịch vụ, cơ chế khiếu nại và cách thức giải quyết (Thông tấn xã Việt Nam, 2018).

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại Singapore

Theo báo cáo tổng kết dự án “Chiến lược quảnlý nước tại Singapore” (2013) của Ủy ban Tiện ích công cộng (PUB), là cơ quan quản lý nước quốc gia Singapore. Chương trình quản lý cầu NSHĐT gồm các giải pháp chính:Cơ cấu lại giá, nâng cấp hệ thống đo lường; Phát triển quyền sở hữu các lưu vực; Chương trình hộ gia đình dùng nước hiệu quả WEH; Lập quỹ tiết kiệm nước cho các công ty. Kết quả thu được sau chiến dịch ước tính được mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ 167 lít/ngày năm 2003 xuống còn 152 lít/ngày năm 2013 và dự kiến giảm xuống 147 lít/ngày vào năm 2020. Chương trình phát triển quyền sở hữu các lưu vực, thông qua chương trình phát triển quyền sở hữu nước, đã có hơn 20 lưu vực được địa phương và cộng đồng quản lý, và dự kiến con số này tăng lên là 100 lưu vực vào năm 2017. Chương trình: hộ gia đình dùng nước hiệu quả với cam kết mỗi hộ gia đình tiết kiệm 10% lượng nước sử dụng, và 10 lít nước mỗi ngày. Để thực hiện chương trình này PUB đã cấp phát miễn phí bộ điều chỉnh dòng trong vòi nước, túi tiết kiệm nước, tờ rơi với các mẹo bảo tồn. Bên cạnh đó, PUB thiết lập một trang web về tiết kiệm nước và các hộ gia đình có thể vào trang web này để đăng ký tham gia chương trình WEH. Kết quả chương trình WEH là đã có 68 trong tổng 84 khu dân cư đợt bầu cử năm 2005 đăng ký và tham gia chương trình một cách tích cực hiệu quả; một phần ba các hộ gia đình trong nước đã lắp thiết bị tiết kiệm nước, các hộ gia đình này đã giảm hóa đơn dịch vụ nước hàng tháng 5% do tăng hiệu quả sử dụng. Theo Báo cáo tại cuộc họp điều phối thứ 10 của Chương trình trao đổi dịch vụ dân sự Thái Lan-Singapore của cơ quan dịch vụ công ích Singapore SPUB (2005) . Ở Singapo, một chính sách về giáo dục thường được cụ thể hóa từ việc xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp và việc phân phát định kỳ các tài liệu nhằm cung cấp thông tin cho người dân. Rất nhiều giáo viên được mời tham dự các buổi seminar về công tác tiết kiệm nước để có thể truyền đạt đến học sinh. Nhiều chiến dịch tiết kiệm nước đã tiến hành nhằm kêu gọi người dân thay đổi thói

quen sử dụng nước... Theo điều tra của cơ quan này, chính nhờ chương trình giáo dục mà 86% người dân đã thực hành tiết kiệm nước bằng nhiều hành động cụ thể khác nhau. Việc áp dụng giải pháp truyền thông giáo dục trong thực hiện quản lý cầu NSHĐT có ý nghĩa thực tiễn cao, nhưng cần được lên kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, toàn diện và duy trì thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao. Singapore đã thực hiện các chiến lược bao gồm mở rộng các vùng lưu vực, các chiến lược cung cầu nước (bao gồm cơ chế giá và phi giá), kiểm soát ô nhiễm nước và đầu tư lớn vào nghiên cứu công nghệ phát triển các nguồn nước không thông thường như nước thải được xử lý chất lượng cao và nước khử muối. Ngoài các chương trình giáo dục, thông tin và truyền thông thì sự hợp tác giữa các khu vực nhà nước, tư nhân và người dân là những thành tố mạnh mẽ của các chiến lược nhằm đạt được sự thay đổi thái độ lâu dài trong công chúng và các ngành công nghiệp đối với việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm hiệu quả (Khánh Minh, 2017).

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương khác ở Việt Nam về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)