Kinh nghiệm của một số địa phương khá cở Việt Nam về quảnlý dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý nước sinh hoạt

2. Cơ sở thực tiễn về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương khá cở Việt Nam về quảnlý dịch

2.2.2.1. Tình hình quản lý cung ứng nước sinh hoạt ở Vĩnh Phúc

Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc là một trong những đơn vị mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hệ thống mạng cấp nước. Bắt kịp cùng với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ cũng như các giao dịch điện tử như ngày nay, Cấp nước Vĩnh Phúc đã chuyển đổi phương thức phát hành hóa đơn giấy truyền thống sang phương thức phát hành hóa đơn điện tử chính thức từ tháng 7/2017. Công ty đã lựa chọn sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử của Viettel và được tích hợp với phần mềm quản lý khách hàng CityWork để có thể sử dụng các nghiệp vụ hóa đơn điện tử tập trung trên giao diện Phần mềm CityWork (Đô Huê, 2017).

Nhằm hướng đến phương thức thanh toán chuyên nghiệp hơn, công ty đã trang bị các máy in nhiệt tại quầy thu, phát hành thẻ khách hàng, gửi tin nhắn thông báo số tiền cần thanh toán đến khách hàng trước thời gian thu tiền nước. Qua đó, đơn giản hóa thanh toán tiền nước, khách hàng biết trước số tiền nước phải trả thông qua tin nhắn SMS để chủ động thanh toán trong thời gian quy định tại các quầy thu. Đội ngũ nhân viên thu ngân chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, có đầy đủ trang thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện thanh toán để giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác (Đô Huê, 2017).

Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp như thanh toán qua thẻ ATM, dịch vụ internet banking, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu hoặc nộp tiền mặt ngay tại ngân hàng gần nhất có hợp tác với công ty. Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán tiền nước qua điện thoại di động thông qua hệ thống Bank plus của mạng Viettel với nhiều ưu điểm vượt trội, tiện lợi cho cho người sử dụng.Việc triển khai hóa đơn điện tử là một sự thay đổi lớn của Công ty nói riêng với các doanh nghiệp khác nói chung với nhiều lợi ích đáng kể. Tiết kiệm chi phí tối ưu cho doanh nghiệp: Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, với việc sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều nhân lực và thời gian để phục vụ cho công việc in ấn, phát hành hóa đơn đỏ. Chính bởi số tiền đầu tư cho hoạt động này không nhiều, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được khoảng 90% chi phí phải bỏ ra so với trước đây (tức là số tiền phải bỏ ra chỉ bằng 1/10 so với ban đầu) (Đô Huê, 2017).

Đảm bảo độ chính xác, an toàn cao, tránh tình trạng giả hóa đơn: Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp bảo vệ mình một cách tốt nhất mà còn giúp người tiêu dùng, khách hàng yên tâm, tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, tránh tình trạng giả hóa đơn: Với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và khởi tạo mẫu hóa đơn ngay trong ngày mà không cần quá nhiều thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi như trước đây. Nhờ quá trình khởi tạo hóa đơn nhanh chóng, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như nhân lực thực hiện. Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử xác thựccũng sẽ giúp các cơ quan quản lý dễ dàng thống kê hồ sơ, đơn giản hóa hệ thống quản lý, kiểm tra, đánh giá trong quá trình làm việc (Đô Huê, 2017).

Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng: Khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể xuất – gửi hóa đơn cho khách hàng thông qua các cách thức như: Gửi thông tin hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tin nhắn SMS, Hỗ trợ xuất hóa đơn trực tiếp trên Website chăm sóc khách hàng, In biên lai hóa đơn tiền nước bằng máy in nhiệt tại quầy thu hoặc in biên lai hóa đơn tại nhà khách hàng thông qua máy in nhiệt di động(Đô Huê, 2017).

Với nhiều lơi ích vượt trội, ưu việt, có thể khẳng định, việc sử dụng hóa đơn điện tử và mở rộng các phương thức thanh toán là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, là thể hiện sự “khoa học, văn minh, chủ động, an toàn và hiệu quả”, là xu hướng hiện nay của các công ty cấp nước thực hiện theo dự kiến lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế từ năm 2018 (Đô Huê, 2017).

Đặc biệt, với việc áp dụng giải pháp tổng thể mạng cấp nước CityWork mang đến cho các đơn vị cấp nước một giải pháp tổng thể tích hợp liên thông hóa đơn điện tử, SMS, thanh toán vào phần mềm quản lý khách hàng. Việc liên kết, tích hợp phát hành hóa đơn điện tử tập trung trên hệ thống CityWork hỗ trợ quản lý được đồng bộ và thuận tiện, tránh những sai lệch không đáng có. CityWork quản lý tập trung từ việc phát hành hóa đơn, thanh toán tiền nước đến việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử. Website chăm sóc khách hàng trên hệ thống CityWork đảm bảo tính bảo mật thông tin hóa đơn của khách hàng thông qua việc khách hàng muốn tra cứu thông tin cần đăng nhập theo tài khoản đã được cung cấp, hỗ trợ đầy đủ các tiện ích đáp ứng yêu cầu tra cứu của người dùng nước: Tra cứu chỉ số, tra cứu hóa đơn, in ấn hóa đơn,… Ngoài ra ứng dụng “NUOCSACH” được cài đặt trên thiết bị di động cũng hỗ trợ người dùng nước tra cứu thông tin chỉ số, hóa đơn tiền nước một cách nhanh chóng, dễ dàng (Đô Huê, 2017).

2.2.2.2. Tình hình quản lý cung ứng nước sinh hoạt tại Hà Nam

Là một trong những địa phương có nguồn nước ngầm bị nhiễm asen nặng bởi tình trạng ô nhiễm, do đó để đáp ứng được nhu cầu người dân, vừa đảm bảo được chất lượng nước sạch, trong nhiều năm qua, tỉnh Hà Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường, mang nước sạch về nông thôn, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung quản lý toàn diện từ thiết kế kỹ thuật, quy trình vận hành sản xuất nước và công tác kiểm định nguồn nước. Trước khi triển khai đầu tư, hệ thống xử lý nước sinh hoạt phải được thiết kế đảm bảo phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn; quy trình vận hành, xử lý đúng thiết kế (Chu Lương, 2017).

Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam được triển khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, các ngành và địa phương đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình cấp nước, với công suất 4.500m3/ngày đêm, nhà máy này đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch bấy lâu nay cho 5 xã trong vùng (Chu Lương, 2017).

Chương trình Nước sạch và Vệ sinh nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ (Chương trình PforR), trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang phát huy hiệu quả cao, góp phần quan trọng cải thiện đời sống dân sinh và hoàn

thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 92%, có 70% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) và 63% có chuồng trại chăn nuôi HVS, gần 88% trường học có nhà tiêu và nước sạch HVS, Tỷ lệ trạm y tế có nhà tiêu và nước sạch HVS là 92% (Chu Lương, 2017).

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung nhằm giúp người dân tiếp cận với dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Hiện nay nhận thức thức về sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều hộ dân vẫn còn hạn chế. Tình trạng nhiều hộ lắp đồng hồ nước nhưng không phát sinh hóa đơn sử dụng nước, có tình trạng nhiều hộ lắp đồng hồ trong tình trạng “chờ” gần 2 năm liền, bể chứa, đường ống không được vệ sinh, đến lúc sử dụng lại không lau rửa nên xảy ra tình trạng vẩn đục (Chu Lương, 2017).

Chính vì vậy, để chủ trương cải thiện chất lượng nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua các chương trình mục tiêu đạt hiệu quả cao, trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp chính quyền cơ sở. Trong đó, công tác truyền thông giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường sống là một mắt xích quan trọng gắn kết và nâng cao trách nhiệm cộng đồng để các chương trình mục tiêu mới thực sự phát huy được hiệu quả cao và đem lại ý nghĩa thực sự (Chu Lương, 2017).

2.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện. Sau khi Trung ương, tỉnh ban hành các văn bản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản về công tác quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt. Phòng đã phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức bàn giao chi tiết các công trình, thường xuyên theo dõi, tổng hợp số liệu công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn huyện. Phòng đã tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn chi tiết cho các xã thành lập Ban Quản lý nước, Tổ Quản lý nước, ban hành quy chế, phân công nhiệm vụ; hướng dẫn UBND xã xây

dựng giá thu tiền sử dụng nước, công tác quản lý, vận hành các công trình; Phòng đã kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định trong quản lý, sử dụng các công trình nước tại các xã: Sàn Viên, Đồng Bục, Mẫu Sơn, Hiệp Hạ, Yên Khoái. Hiện nay trên địa bàn huyện có 77 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó có 49 công trình cấp nước sinh hoạt được duy trì, khai thác sử dụng hiệu quả; 23 công trình hỏng, xuống cấp, cần được duy tu, bảo dưỡng và 5 công trình hỏng không còn sử dụng . Các công trình cấp nước nông thôn tập trung được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn: Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình 135 và vốn cân đối ngân sách địa phương...(Trần Lương,2019).

Cần cập nhập, theo dõi, tổng hợp số liệu công trình hiện nay trên địa bàn huyện; tiếp tục làm tốt công tác tham mưu UBND huyện đánh giá lại thực trạng các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt; chỉ đạo UBND xã nghiên cứu các văn bản của cấp trên về quản lý, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt; quan tâm chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban Quản lý và chỉ đạo các xã không hiệu quả thu tiền sử dụng nước; quan tâm phối hợp tập huấn Ban Quản lý nước cho các xã.

2.2.2.4. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Năm 2018 huyện Ba Chẽ đã hoàn thiện đầu tư và đưa vào hoạt động hồ chứa nước Khe Mười, xã Đồn Đạc, với dung tích trên 550.000m3. Đây là hồ chứa nước lớn nhất trên địa bàn huyện hiện nay, đảm bảo cung ứng nước phục vụ sinh hoạt cho 1.500 hộ dân tại thôn Nam Kim, Khe Ngái, Khe Sâu thuộc xã Đồn Đạc và thôn Sơn Hải, Làng Mới, xã Nam Sơn; cấp nước sản xuất cho 45ha đất nông nghiệp; cung cấp nước cho Cụm công nghiệp Nam Sơn với công suất 1.022m3/ngày đêm. Đây là một trong những công trình trọng điểm phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT, hiện trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 54 công trình nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Đa số các công trình được xây dựng từ những năm 2010 trở lại đây bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình 135 và nông thôn mới. Trong đó, 46/54 công trình đã xây dựng quy chế hoạt động; 32/54 công trình duy trì mô hình tổ quản lý hoạt động. Những công trình nước sinh hoạt tập trung đã kết nối đưa nguồn nước hợp vệ sinh đến nhiều thôn, xã vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ hộ dân được

sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân vùng nông thôn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay là một số công trình cấp nước sinh hoạt như: Cấp nước sinh hoạt tự chảy Bãi Liêu (xã Lương Mông), cấp nước sinh hoạt tự chảy Khe Tum (xã Minh Cầm)... đã được đầu tư từ lâu, đang có dấu hiệu xuống cấp, chưa phát huy được hết hiệu quả. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa lũ, một số đường ống dẫn nước đang bị hư hỏng nặng ảnh hưởng không chỉ đến việc cấp nước ổn định mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân.

Huyện Ba Chẽ đã chủ động công tác rà soát đảm bảo các công trình cấp nước hợp vệ sinh trên địa bàn. Đồng thời huyện cũng cân đối ngân sách địa phương để khắc phục nhanh chóng những công trình cấp nước bị hư hỏng nặng nhằm sớm đưa các công trình hoạt động trở lại bình thường, phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân.

Cùng với đó, hiện nay dưới sự chỉ đạo của huyện, việc xây dựng quy chế quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt đã được 100% xã trên địa bàn ban hành, quan tâm chỉ đạo thực hiện với mô hình tổ quản lý công trình hoặc hợp tác xã. Đến nay, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được nhân dân bàn bạc, thống nhất thu tiền sử dụng nước qua công tơ để duy tu, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ. Bên cạnh đó, huyện Ba Chẽ cũng đã chỉ đạo các địa phương rà soát, lập phương án hoán đổi rừng. Đối với những xã còn quỹ đất, nếu đầu nguồn các công trình cấp nước sinh hoạt là rừng sản xuất của người dân thì sẽ thu hồi làm rừng đầu nguồn và phân cho người dân khu rừng khác để sản xuất. Đối với những xã không còn quỹ đất, sẽ vận động nhân dân thực hiện trồng rừng gỗ lớn để bảo vệ khu vực rừng đầu nguồn, đảm bảo nguồn sinh thủy ổn định, đảm bảo cho địa bàn (Nguyễn Thanh, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)