Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
4.2.2. Công nghệ sản xuất nước sinh hoạt, quy mô côngtrình dịch vụ cung
Công nghệ, năng lực, quy trình xử lý của nhiều cơ sở cung cấp nước còn hạn chế. Trong khi một số nhà máy nước ở các thành phố lớn được đầu tư quy trình công nghệ xử lý hiện đại có thể loại bỏ được hầu hết các chất độc hại trong quá trình xử lý, thì nhiều các nhà máy nước đô thị và trạm cấp nước tập trung ở nông thôn có năng lực xử lý nước còn hạn chế, chưa có khả năng loại bỏ được tất cả các hóa chất độc hại ra khỏi nước. Nhiều cơ sở cấp nước chưa tuân thủ quy trình công nghệ, ví dụ chưa có biện pháp bổ sung, duy trì hàm lượng clo dư trong toàn bộ hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn cho phép 0,3 - 0,5 mg/l để có thể diệt khuẩn trong nước.
Hệ thống đường ống phân phối và bể chứa nước đã cũ, xuống cấp gây vỡ, rò rỉ đường ống làm cho các chất ô nhiễm từ bên ngoài thấm ngược vào trong đường ống gây ô nhiễm nước. Tại nhiều khu đô thị, khu chung cư, các hệ thống bể chứa đã cũ, nứt vỡ, thiếu nắp đậy, hư hỏng thì dù nước cấp có đảm bảo chất lượng cũng sẽ bị ô nhiễm nếu các bể chứa nước không được quản lý tốt.
Ý thức bảo vệ hệ thống đường ống cấp nước của một số người dân chưa cao. Nhiều nơi có hiện tượng tự ý khoan đục đường ống để đấu nối trái phép gây thất thoát nước, giảm áp lực nước làm trào ngược nước bẩn và chất ô nhiễm vào trong đường ống.
Nguồn nước bị ô nhiễm tự nhiên. Bên cạnh các yếu tố ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của con người gây nên, nguồn nước cũng có thể bị ô
nhiễm tự nhiên từ các lớp trầm tích trong lòng đất hoặc các quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ ô nhiễm asen hiện nay trong nước ngầm chủ yếu là nhiễm asen tự nhiên.
Kết quả điều tra đơn vị cung ứng nước sinh hoạt về công nghệ sản xuất hiện nay cho thấy. Đối với trung tâm nước sạch và VSMTNT cho rằng công nghệ đang dần lạc hậu và cũ cần phải thay đổi, đối với các DN thì cũng có doanh nghiệp mới đã áp dụng được công nghệ sản xuất hiện đại hơn và có doanh nghiệp công nghệ sản xuất vẫn đang lạc hậu. Đối với khả năng sản xuất nước để đáp ứng nhu cầu của người dân thì vẫn đang còn hạn chế đặc biệt đối với Trung tâm nước sạch và VSMTNT họ chỉ bơm lên bể 2-3 lần/ngày, đối với đơn vị cung ứng là doanh nghiệp họ luôn bơm nước 24/24. Vì đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại rất tốn kém và giá bán bị hạn chế nên hầu hết công nghệ sản xuất nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay ở mức trung bình và lạc hậu, khó để có thể thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng, họ chỉ có thể thay đổi dần dần từng công đoạn vì nguồn lực có hạn.
Bảng 4.26. Đánh giá của đơn vị cung ứng vềảnh hưởng công nghệ đến cung ứng nước sinh hoạt nông thôn
Chỉ tiêu
Trung tâm Nước
sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung
Số ý kiến (n=12) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=18) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (n=30) Tỷ lệ (%) 1. Công nghệ sản xuất Hiện đại 0 0,00 4 22,22 4 13,33 Vừa 8 66,67 10 55,56 18 60,00 Lạc hậu 4 33,33 4 22,22 8 26,67
2. Công suất sản xuất
Dư thừa 5 41,67 16 88,89 21 70,00
Vừa đủ 6 50,00 2 11,11 8 26,67
Thiếu 1 8,33 0 0,00 1 3,33
3. Sự thay đổi công nghệ sản xuất
Nhanh 0 0,00 1 5,56 1 3,33
Trung bình 2 16,67 10 55,56 12 40,00
Chậm 10 83,33 7 38,89 17 56,67
Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về công nghệ sản xuất