Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa
4.2.6. Nhận thức của ngườidân về sử dụng nước sinh hoạt
Theo Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI), Bộ Tài nguyên & Môi trường, tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 56 trạm quan trắc nước sạch, kết hợp 113 trạm quan trắc thủy văn trên cả nước. Các chương trình quan trắc nước được thực hiện với sự trợ giúp của nhiều máy móc, công nghệ tiên tiến, góp phần phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Bảng 4.29. Nhận thức của người dân về nước sinh hoạt nông thôn
Chỉ tiêu Số lượng (n=120) Tỷ lệ (%)
1. Nguồn nước
→Nhiều 65 54,17
→Vừa đủ 35 29,17
→Đang đần khan hiếm 20 16,67
2. Chất lượng nguồn nước
→Vẫn đảm bảo 14 11,67
→Ô nhiễm ít 49 40,83
→Ô nhiễm nhiều 57 47,50
3. Sự cần thiết nhà máy nước
→Rất cần thiết 25 20,83
→Cần thiết 76 63,33
→Không cần thiết 19 15,83
4. Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước
→Nhà nước 16 13,33
→Người dân 5 4,17
→Toàn thể cộng đồng 99 82,50
Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, các quỹ hỗ trợ nước ngoài và các nhà khoa học quốc tế, công tác bảo vệ nước sạch đã được chú trọng và tăng cường, song quan trọng hơn hết vẫn nằm ở sự thay đổi nhận thức của cộng đồng. Hoạt động bảo vệ nước sạch không phải bắt đầu từ các con số hay dữ liệu mà cần phải nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch, giúp cộng đồng hiểu được tại sao phải bảo vệ nước sạch.
Giữ nước sạch không khó, nhưng làm ô nhiễm nước cũng rất dễ. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác bừa bãi là đã tiếp tay gây ô nhiễm môi trường sống. Nước có vai trò sống còn trong cuộc sống của con người và mọi sinh vật trên hành tinh. Bởi vậy, bảo vệ nguồn nước sạch là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Hộp 4.8. Ý kiến của người dân về khi được cung ứng nước sinh hoạt nông thôn