Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý nước sinh hoạt
2. Cơ sở thực tiễn về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyệnQuế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Qua nghiên cứu tình hình tại một số địa phương ở Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh như sau:
Thứ nhất, về công tác xã hội hóa trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn:Khuyến khích các thành phần kinh tế, xã hội tham gia vào lĩnh vực phát triển dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn, đa dạng hóa các hình thức cấp nước với một cơ chế, chính sách thông thoáng và minh bạch.
Thứ hai, về công tác chống thất thoát, tiết kiệm nước. Giải quyết tình trạng thất thoát nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thông qua các công cụ của pháp luật, chiến lược về con người, tìm nguồn vốn đến đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, thay mới, phát triển mạng lưới phân phối nước sinh hoạt, giảm tỷ lệ thất thoát. Việc chủ động sản xuất các thiết bị ngành nước phục vụ cho quá trình sản xuất và phân phối nước sinh hoạt là hết sức cần thiết. Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức tiết kiệm nước và các biện pháp thực hành chống lãng phí nước.
Thứ ba, về công tác quản lý vận hành và tổ chức kinh doanh nước sinh hoạt. Quản lý hiệu quả kinh doanh nước sinh hoạt, tăng cường năng lực sản xuất và dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt đến với người tiêu dùng đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Các đơn vị cấp nước có cơ sở vững mạnh về tài chính, tổ chức phân cấp quản lý hiệu quả, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, các chính sách hỗ trợ, ý thức vươn lên... đã góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước có hạn và cung cấp nguồn nước sinh hoạt trong lành đến người tiêu dùng. Ngoài ra ta còn rút ra được bài học quý giá trong quản lý và tổ chức kinh doanh đó là sự tham gia của các doanh nghiệp trong phát triển dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt, mở rộng các hình thức cấp nước đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt. Quản lý công trình sau đầu tư cần theo hướng giao cho các doanh nghiệp quản lý khai thác vận hành.
Thứ tư, về công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến đến các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi tập quán văn hóa trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cộng đồng dân cư phải tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện, quản lí và giám sát các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn... là nền tảng vững chắc để xây dựng, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Ứng dụng công nghệ trong thời đại 4.0 luôn là cần thiết trong xã hội hiện đại. Sử dụng công nghệ thông tin giúp đơn vị quản lý doanh thu chặt chẽ hơn, giúp việc thanh toán hóa đơn tiền nước của các hộ dân dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí quản lý cho doanh nghiệp, đảm bảo độ chính xác và an toàn của hóa đơn.