Bộ máy quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa

4.1.1. Bộ máy quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện

HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ

4.1.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ Quế Võ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên đại địa bàn huyện Quế Võ

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2019) UBND tỉnh Bắc Ninh

Sở TN&MT Sở Y tế Sở NN và

PTNT

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT

Trạm cấp nước

Hộ sử dụng nước sinh hoạt Doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. Ở cấp huyện, lực lượng cán bộ chuyên trách quản lý Nhà nước về NS&VSMTNT hầu như không có mà chỉ có các cán bộ kiêm nhiệm trong các phòng chức năng. Một số huyện thậm chí không xác định được cán bộ cụ thể nào chịu trách nhiệm về NS&VSMTNT

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đang tồn tại 2 mô hình quản lý do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh và mô hình Doanh nghiệp quản lý được thể hiện qua các sơ đồ sau:

Mô hình quản lý các công trình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh

Sơ đồ 4.2.Bộ máy quản lý hoạt động của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2019) Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tuyên Truyền – Xét Nghiệm Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Ban quản lý cấp nước và VSMTNT Phòng Hành chính – Tổng Hợp Phòng Kế hoạch – Kỹ Thuật

Giám đốc trung tâm: Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm

Phó giám đốc: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh có 2 phó giám đốc, trực tiếp phụ trách các mảng hoạt động chính của Trung tâm (xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước; quản lý hoạt động của các trạm cấp nước và mảng kỹ thuật, xây dựng).

Phòng hành chính tổng hợp: có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân sự, lưu trữ các văn bản của Trung tâm.

Phòng Tuyên truyền – Xét nghiệm nước có 7 nhân viên có nhiệm vụ thực hiện phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định về chất lượng nước theo quy định pháp luật, phối hợp Trạm cấp nước trong kiểm soát chất lượng nước tới khách hàng.

Trưởng ban quản lý cấp nước sạch và VSMT có nhiệm vụ chỉ đạo chung.

Sơ đồ 4.3. Bộ máy quản lý tại trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh quản lý

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2019) Trạm trưởng trạm cấp nước: có nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật trạm cấp nước; phụ trách nguồn nước và trạm cấp nước (nhà máy), định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện cấp nước an toàn ở trạm; phụ trách hệ thống mạng lưới cấp nước; phụ trách các dịch vụ liên quan đến khách hàng; dự trù, đảm bảo nguồn vốn thực hiện; kiểm soát các kế hoạch thực thi, theo dõi và cải tiến công nghệ xử lý nước.

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý các công trình là Trạm cấp nước sạch xã Phù Lãng - Quế Võ, và Trạm cấp nước sạch xã Việt Thống – Nhân Hòa –Đại Xuân.

Ưu điểm của mô hình:

Cách tổ chức hiện nay chức năng nhiệm vụ phòng ban, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ và kiêm nhiệm công việc giúp việc xử lý công việc tốt.

Trạm cấp nước

Quan hệ với khách hàng bắt đầu chuyển sang phương thức dịch vụ và nhờ đó chất lượng dịch vụ như thời gian cấp nước, áp lực nước, chất lượng nước, công tác duy tu sửa chữa … đều được nâng lên.

Các phòng ban kiệm nhiệm nhiều công việc giúp điều động luân chuyển các cán bộ công nhân từ vị trí, khu vực này sang vị trí, khu vực khác thuận lợi. Không mất nhiều thời gian trong việc hòa nhập với công việc mới.

Hạn chế của mô hình:

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập vì mô hình quản lý vẫn mang nặng hình thức nhà nước.

Chưa rõ ràng công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của dịch vụ cung cấp nước. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ.

Mô hình còn chồng chéo trong công việc với nhau, dẫn đến khi xảy ra sự cố các bên liên quan không rõ ràng về trách nhiệm.

Mô hình quản lý theo hình thức nhà nước nên việc chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới nhiều thủ tục gây chậm trễ trong thực hiện công việc.

Mô hình quản lý các công trình cấp nước doanh nghiệp

Sơ đồ 4.4.Mô hình doanh nghiệp trong công tác quản lý vận hành công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện

Nguồn: Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh (2019) Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ có 2 công trình cấp nước do doanh nghiệp quản lý là:Nhà máy nước sạch xã Đức Long, huyện Quế Võ cấp cho 4 xã; Nhà máy Nước mặt Bắc Ninh, Quế Võ cấp nước cho 15 xã và thị trấn Phố mới.

Ban Giám Đốc

Các Phòng Nhà Máy Cấp Nước Ban Kiểm Tra

Ta có thể thấy, cách tổ chức hiện nay phân rõ chức năng nhiệm vụ phòng ban, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ rõ ràng giúp việc xử lý công việc nhanh chóng. Hiệu quả hoạt động rất tốt do mô hình doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động, tổ chức có tính khoa học. Mô hình có ban kiểm tra đánh giá chất lượng của công trình cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng, dịch vụ cung cấp nước giúp cấp trên kiểm soát tốt và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao.

Hạn chế của mô hình:

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực của mô hình quản lý của doanh nghiệp trong cấp nước nông thôn vẫn còn tồn tại mặt hạn chế của mô hình là: Việc phân bổ nhân lực cụ thể và chi tiết cho từng vị trí dẫn đến tình trạng thay đổi vị trí công việc, luân chuyển và tăng cường gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.1. Đánh giá của người dân về hoạt động quản lý của các mô hình cấp nước sinh hoạt

ĐVT: %

Đánh giá Trung tâm Nước sạch và VSNTNT Doanh nghiệp Tính chung

Tốt 57,50 66,25 63,33

Trung bình 30,00 26,25 27,50

Yếu 12,50 7,50 9,17

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Qua đánh giá của người dân về cách thức hoạt động của các mô mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý và doanh nghiệp quản lý cho thấy cơ bản đánh giá tốt cách thức hoạt động và quản lý, cụ thể được thể hiện như sau: Đối với các hộ sử dụng dịch vụ của Trung tâm có hơn 57% đánh giá tốt, gần 30% số hộ đánh giá ở mức trung bình và có gần 13% số hộ cho rằng đang ở mức yếu; Đối với các hộ sử dụng dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt của Doanh nghiệp có kết quả đánh giá tốt hơn, có hơn 66% số hộ đánh giá tốt, hơn 26% số hộ đánh giá mức trung bình và chỉ hơn 7% đánh giá đang ở mức yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)