Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 60)

2. Cơ sở thực tiễn về quảnlý dịch vụ cungứng nước sinh hoạt nông thôn

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Toàn huyện Quế Võ có 21 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 20 xã. Chọn xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa theo mô hình quản lý dịch vụ cung ứng tốt, trung bình và chưa tốt. Tuy nhiên do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu sơ cấp tại các xã trên địa bàn huyện Quế Võ bao gồm:

* Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý gồm:

- Xã Phù Lãng (hệ thống bơm dẫn): Công trình cấp nước xã Phù Lãng được đầu tư xây dựng theo vốn vay từ ngân hàng thế giới World Bank , theo chương trình mục tiêu nước sinh hoạt quốc gia tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng.Công trình cấp nước cho 1 xã Phù Lãng với công suất 2000m3/ ngày đêm. Công trình đưa vào hoạt động năm 2015.

- Xã Việt Thống (hệ thống tự chảy): Công trình cấp nước xã Việt Thống thuộc dự án cấp nước cụm xã Việt Thống - Nhân Hòa - Đại Xuân. Công trình được đầu tư xây dựng theo vốn vay từ ngân hàng thế giới World Bank , theo chương trình mục tiêu nước sinh hoạt quốc gia tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Công trình được thiết kế hệ thống tự chảy sử dụng nước sạch đã qua xử lý từ nhà máy nước mặt Bắc Ninh.

* Doanh nghiệp quản lý gồm:

- Xã Phượng Mao (Hệ thống tự chảy): Công trình cấp nước xã Phượng Maothuộc dự án đầu tư xây dựng hệ thống mạng đường ống cấp nước tập trung cụm xã Phương Liễu, Phượng Mao huyện Quế Võ, được đầu tư xây dựng bởi công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh làm chủ đầu tư với nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ <60%, lãi vay 5 năm.

- Xã Ngọc Xá:Công trình cấp nước xã Ngọc Xá thuộc dự án cấp nước tập trung xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ do công ty cổ phần An Thịnh làm chủ đầu tư với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ <60%, lãi vay 5 năm.

- Xã Châu Phong: Công trình cấp nước xã Châu Phong thuộc dự án cấp nước tập trung xã Đức Long – Châu Phong, huyện Quế Võ do công ty cổ phần An Thịnh làm chủ đầu tư với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ <60%, lãi vay 5 năm.

- Thị trấn Phố mới: Công trình cấp nướcthị trấn Phố mới thuộc dự án cấp nước thị trấnPhố mới do công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh làm chủ đầu tư và quản lý. Công trình đấu nối mạng lưới cấp nước từ nhà máy nước mặt Bắc Ninh.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố. Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: Các số liệu, dữ liệu liên quan đến quản lý, yêu cầu của quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt, các số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Các số liệu, dữ liệu đã được xử lý, tính toán.

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu

thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Các loại sách, tạp chí, mạng internet, thông tư, nghị định… về quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Quế Võ

Cổng thông tin điện tử huyện, cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng tài nguyên, phòng nông nghiệp huyện, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh

Tra cứu, chọn lọc thông tin, tổng hợp thông tin

3 Tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện qua các năm

Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh

Tổng hợp từ các báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT, Sở kế hoạch đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh 4 Các chỉ tiêu chất

lượng về nước sinh hoạt nông thôn

Thông tư, tiêu chuẩn QCVN của BYT, Website tổng cục đo lường và chất lượng

Tra cứu thông tin

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đây là loại dữ liệu rất quan trọng, là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ người dân, các cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý nước sinh hoạt gồm các cán bộ kỹ thuật trực tiếp vận hành, cán bộ quản lý đang làm việc trực tiếp tại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Thu thập số liệu, dữ liệu thông qua điều tra, phỏng vấn…

a. Chọn mẫu điều tra

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát của đề tài mẫu điều tra được phân ra thành các đối tượng nghiên cứu như sau:

- Điều tra các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt:Vì số lượng nhà máy ít, nên tác giả kháo sát 6 đơn vị cung ứng nước sinh hoạt: Với mỗi đơn vị tác giả phỏng vấn giám đốc và phó giám đốc phụ trách mảng cung ứng dịch vụ. Đối với công nhân tác giả phỏngvấn 1 người phụ trách đầu vào, 1 người sản xuất và 1 người kiểm soát đầu ra.

- Hộ sử dụng nước sinh hoạt:

Chọn xã: Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo 2 mô hình cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ, từ đó tác giả lựa chọn 2 xã do Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh và 4 xã do các doanh nghiệp cung ứng nước sinh hoạt. Các xã được chọn đại diện cho các xã quản lý dịch vụ cung ứng tốt, trung bình và chưa tốt. Từ đó có thể so sánh được mô hình nào quản lý dịch vụ cung ứng tốt và hiệu quả. Cụ thể, mô hình trung tâm nước sạch VSMTNT chúng tôi chọn 2 xã là Phù Lãng và Việt Thống là 2 xã đã được triển khai cung cấp nước sinh hoạt một thời gian dài. Đối với Doanh nghiệp thì Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh cung cấp hơn 1/3 các xã trong huyện Quế Võ nên chúng tôi chọn 2 xã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp này là xã Phượng Mao và thị trấn Phố Mới, còn lại 2 doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn mỗi doanh nghiệp chúng tôi chọn 1 xã mà doanh nghiệp đó cung cấp dịch vụ, là xã Châu Phong do Công ty cổ phần An Thịnh cung cấp và xã Ngọc Xá do Công ty cổ phần xây lắp và công nghệ Châu Âu cung cấp.

Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ sử dụng nước của doanh nghiệp và trung tâm nước sạch và VSMTNT cung cấp. Vì thời gian và kinh phí có hạn nên mỗi xã tác giả chọn 20 hộ sử dụng nước sinh hoạt ngẫu nhiên theo danh sách mà các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt cung cấp.

- Cơ quan quản lý đơn vị cung ứng nước sinh hoạt

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Đơn vị tính

Tổng

Số lượng Trung tâm Nước sạch

và VSNTNT tỉnh Doanh nghiệp

1. Đơn vị cung cấp

- Cán bộ quản lý Người 12 4 8

- Công nhân nhà máy Người 18 8 10

Tổng Người 30 12 18 2. Hộ sử dụng nước Xã Phù Lãng Hộ 20 20 Xã Việt Thống Hộ 20 20 Xã Phượng Mao Hộ 20 20 Xã Ngọc Xá Hộ 20 20 TT Phố mới Hộ 20 20 Xã Châu Phong Hộ 20 20 3. Cán bộ chính quyền Người 5

Nguồn: Dự kiến nghiên cứu của tác giả (2019)

b. Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra là công cụ đo lường những nhân tố có liên quan đến cá nhân người được phỏng vấn. Nhờ đó người ta có thể đo được các biến số nhất định có quan hệ với đối tượng nghiên cứu. Các phiếu điều tra được xây dựng riêng cho các đối tượng nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu. Số lượng mẫu điều tra cho các đối tượng gồm 3 loại phiếu điều tra.

- Mẫu 01: Phiếu điều tra hộ gia đình sử dụng nước

- Mẫu 02: Phiếu điều tra các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt

- Mẫu 03: Phiếu phỏng vấn sâu cán bộ quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu điều tra gồm: Thông tin hộ gia đình; Nguồn nước của hộ gia đình đang sử dụng; Mục đích chủ yếu và mức độ tiêu dùng nước bình quân hàng tháng; Ý kiến của hộ về: chất lượng dịch vụ, giá 1m3 nước tiêu thụ , thủ tục lắp đặt, thanh toán…

Ý kiến của cán bộ : công suất, tỷ lệ thất thoát, chất lượng nước, phương pháp quản lý vận hành,...

c. Tổ chức điều tra

Việc tổ chức điều tra tiến hành theo kế hoạch tiến độ của đề tài nghiên cứu. Vận dụng quy trình quản lý, ghi chép, thăm kiểm, chăm sóc khách hàng theo

định kỳ để phối hợp điều tra theo biểu mẫu đã được lựa chọn. Độ tin cậy số liệu thu thập được là thực tế, khách quan.

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, hiệu chỉnhvà rà soát đảm bảo đầy đủ thông tin, thông tin được sắp xếp khoa học, theo một trình tự nhất định.

Công cụ hỗ trợ tổng hợp, xử lý số liệu, dữ liệu gồm máy tính cầm tay, máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ như Excel, SPSS…Kết quả tổng hợp sẽ được trình bày dưới dạng bảng biểu hoặc đồ thị.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả nhằm tổng hợp các thông tin, số liệu của các yếu tố đầu vào, mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.Các chỉ tiêu thống kê trong nghiên cứu như: Giá nước sinh hoạt, nguồn lực tài chính, nhu cầu sử dụng nước sinh của người dân, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt…từ đó đi mô tả phân tích tác động của các yếu tố đó tới dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn, đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Quế Võ.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh.

Sử dụng phương pháp thống kê so sánh để so sánh công suất cấp nước giữa các xã với nhau, số hộ cấp nước, số hộ dân được hưởng dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt qua các năm, so sánh nhu cầu sử dụng nước của các hộ dân thuộc 4 xã, so sánh các chỉ tiêu cấp nước giữa các công trình cấp nước. So sách trước và sau khi triển khai thực hiện dự án…Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm chỉ tiêu quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

- Số lượng các mô hình dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt - Số lượng các đơn vị và trạm cung ứng nước sinh hoạt - Đánh giá về về hoạt động quản lý của các mô hình

- Đánh giá của các đơn vị cung ứng về chất lượng nguồn nước sử dụng - Khối lượng các nguồn nước sử dụng để sản xuất nước sinh hoạt

- Đánh giá về quy trình và máy móc của cơ sở sản xuất nước sinh hoạt - Số lần kiểm nghiệm chất lượng nước của các cơ sở cung ứng

- Đánh giá về chất lượng nước sinh hoạt

- Công suất thiết kế các công trình cung ứng nước sinh hoạt - Công suất thực tế của các công trình cung ứng nước sinh hoạt - Số người thiết kế, thực tế cung ứng trên địa bàn

- Khối lượng nước sinh hoạt sản xuất theo tháng - Số lượng hộ đăng ký sử dụng nước sinh hoạt - Chi phí lắp đặt nước sinh hoạt

- Đánh giá về dịch vụ đăng ký, lắp đặt nước sinh hoạt - Khối lượng nươc sản xuất, thất thoát qua các năm - Đánh giá về cơ sở hạ tầng cung ứng nước sinh hoạt - Chi tiết về cấu thành giá nước sinh hoạt

- Giá nước sinh hoạt và đánh giá về mức giá nước sinh hoạt - Đánh giá về dịch vụ thu tiền nước sinh hoạt

- Các phương thức thanh toán tiền nước - Tình hình bảo dưỡng, sửa chữa đường nước

- Tình hình thanh kiểm tra dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt

Nhóm chỉ tiêu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn

- Ảnh hưởng của chính sách đến dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt của các đơn vị

- Ảnh hưởng của chính sách đến quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt - Ảnh hưởng của công nghệ sản xuất đển dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt - Nguồn lực tài chính của các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt

- Trình độ nhân lực của các đơn vị cung ứng nước sinh hoạt - Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sinh hoạt

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG ỨNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ

4.1.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Quế Võ Quế Võ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên đại địa bàn huyện Quế Võ

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2019) UBND tỉnh Bắc Ninh

Sở TN&MT Sở Y tế Sở NN và

PTNT

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT

Trạm cấp nước

Hộ sử dụng nước sinh hoạt Doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, Ủy ban nhân dân các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. Ở cấp huyện, lực lượng cán bộ chuyên trách quản lý Nhà nước về NS&VSMTNT hầu như không có mà chỉ có các cán bộ kiêm nhiệm trong các phòng chức năng. Một số huyện thậm chí không xác định được cán bộ cụ thể nào chịu trách nhiệm về NS&VSMTNT

Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đang tồn tại 2 mô hình quản lý do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh và mô hình Doanh nghiệp quản lý được thể hiện qua các sơ đồ sau:

Mô hình quản lý các công trình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh

Sơ đồ 4.2.Bộ máy quản lý hoạt động của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Bắc Ninh

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2019) Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tuyên Truyền – Xét Nghiệm Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Ban quản lý cấp nước và VSMTNT Phòng Hành chính – Tổng Hợp Phòng Kế hoạch – Kỹ Thuật

Giám đốc trung tâm: Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm

Phó giám đốc: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh có 2 phó giám đốc, trực tiếp phụ trách các mảng hoạt động chính của Trung tâm (xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước; quản lý hoạt động của các trạm cấp nước và mảng kỹ thuật, xây dựng).

Phòng hành chính tổng hợp: có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân sự, lưu trữ các văn bản của Trung tâm.

Phòng Tuyên truyền – Xét nghiệm nước có 7 nhân viên có nhiệm vụ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)