Trình độ chuyên môn và ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ trong bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 86)

bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước

Trong những năm gần đây, công tác tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, kế toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng luôn được UBND huyệnvà các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách. Đội ngũ kế toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục luôn được kiện toàn và được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy.

Đối với cán bộ phòng TC-KH và phòng GD&ĐT: Có kinh nghiệm và trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động quản lý cơ bảnđạt kết quả tốt, tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn NSNN đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo nhất là cán bộ quản lý tài

chính tại các đơn vị cấp trường là những người giỏi về chuyên môn nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý kinh tế. Với cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng lớn, đòi hỏi phải có kiến thức về huy động vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, đội ngũ kế toán ở khối này trình độ đa số là trung cấp, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài chính. Tại một số đơn vị, kế toán có trình độ năng lực yếu vì tuổi đã cao, khả năng sử dụng máy tính chưa thành thạo. Chủ tài khoản được bổ nhiệm từ giáo

viên mà lên nên kiến thức về quản lý tài chính của các chủ tài khoản gần như là không có, mặt khác lại mới tiếp xúc với công tác quản lý tài chính do các trường học mới được giao tự chủ về tài chính từ năm 2012, có những trường mới được giao từ năm 2015, nên khă năng điều hành quản lý tài chính gặp khó khăn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình quản lý chi NSNN. Đánh giá về trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ tài khoản tại các đơn vị trường học làm công tác quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu được thể hiện qua Bảng 4.18 như sau:

Bảng 4.18. Trình độ chuyên môn của kế toán và năng lực quản lý của chủ

tài khoản tại các đơn vị trường học

Nội dung Tốt Khá Trung bình SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%)

Trình độ chuyên môn của kế toán 2 10 16 80 2 10 Năng lực quản lý tài chính của chủ

tài khoản 5 25 15 75 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách: Trong những năm qua do hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách đối giáo dục còn chưa được ban hành đầy đủ; năng lực, trình độ quản lý tài chính của chủ tài khoản, kế toán trong các nhà trường còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng thường xuyên; một số đơn vị còn lợi dụng cơ chế tự chủ để tự quyết định chi một số nội dung chưa sát với nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa sâu sát, thậm chí có nơi còn buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều sai phạm đáng tiếc.

4.3.5. Phân tích SWOT trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp

giáo dục huyện Mai Châu

Qua đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi

NSNN cho SNGD, có thể nhận thấy trong công tác quản lý chi NSNN cho

SNGD huyện Mai Châu có những điểm mạnh, điểm yếu và đang phải đối mặt với những cơ hội, thách thức được phân tích như sau:

4.3.5.1. Những điểm mạnh trong công tác quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu có

những điểm mạnh riêng và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

- Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn xác định công tác tài chính, ngân sách là một nhiệm vụ trọng tâm, luôn tăng cường, tập trung chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi dự toán ngân sách nhà nước.

- Thứ hai, trên cơ sở cân đối ngân sách hàng năm, trong những năm qua

nhìn chung Ủy ban nhân dân huyện đã phân bổ dự toán và điều hành ngân sách đúng Luật ngân sách nhà nước, chấp hành đúng các hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình điều hành, đảm bảo nguồn lực lực về tài chính cho thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.

Về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD huyện được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với định hướng phân bổ ngân sách của Tỉnh và tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiến độ lập dự toán được thực hiện khẩn trương và chất lượng các bản dự toán ngày càng được nâng cao, đảm bảo tính khoa học, hợp lý.

Quản lý chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc, đúng luật, đúng quy trình, đúng chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành. Chi ngân sách cho SNGD không những đảm bảo tốt cho hoạt động của các đơn vị trường học mà còn dành cho đầu tư phát triển, góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho SNGD của huyện.

Qua phân cấp và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trường học theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, đã tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Góp phần nâng cao địa vị của thủ trưởng đơn vị cũng là chủ tài khoản trong việc điều hành công việc, tăng tính linh hoạt, chủ động, mạnh dạn trong việc quyết định những công việc của đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí được cấp, không phải chờ đợi kinh phí từ cấp trên là phòng GD&ĐT như trước đây. Các chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên được thanh toán đầy đủ, kịp thời. Đơn vị chủ động hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên đối với công

việc và ngân sách được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu, nội dung chi được công khai chi tiết, góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý, thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách và tài sản công.

Công tác quyết toán ngân sách được thực hiện theo đúng quy định, đúng thời gian, biểu mẫu của Nhà nước. Với phương pháp lập quyết toán từ cơ sở, và tổng hợp từ dưới lên. Sau khi các đơn vị cơ sở lập xong báo cáo quyết toán,

phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp chung toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách của huyện, đối chiếu với báo cáo thu chi của Chi cục thuế, KBNN và lập báo cáo quyết toán NSNN chính thứcgửi UBND và HĐND huyện, đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên đúng theo quy định. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán đã từng bước được chuẩn hóa từ ghi chép sổ sách đến biểu mẫu kế toán. Hiện nay, công tác kế toán và quản lý ngân sách của huyện đang từng

bước được tin học hóa, 100% đơn vị đã đưa tin học vào quá trình quản lý ngân sách tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý ngân sách huyện Mai Châu được kịp thời và hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách trong SNGD huyện Mai Châu được thực hiện tương đối chặt chẽ và khá hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc xử lý, điều chỉnh kịp thời những sai phạm, đưa công tác quản lý ngân sách dần đi vào nề nếp, quy củ, đúng quy định của Nhà nước. Thêm vào đó, thông qua thanh tra, kiểm tra đã giúp phát hiện được nhiều vấn đề còn vướng mắc trong việc triển khai các văn bản hướng dẫn của cấp trên, từ đó đề xuất biện pháp xử lý kịp thời phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN nói chung và

trong SNGD nói riêng có tinh thần trách nhiệm với công việc. Đội ngũ kế toán tại các đơn vị trường học đa số còn trẻ, năng động, thuận lợi cho việc đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đây là một điểm mạnh trong công tác quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu.

4.3.5.2. Những điểm yếu trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu

- Thứ nhất, mô hình và tổ chức bộ máy quản lý: Huyện Mai Châu đang

trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chi NSNN cho SNGD, do vậy trong quá trình quản lý còn gặp một sốkhó khăn nhất định.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, với mô hình quản lý của huyện Mai Châu là UBND huyện trực tiếp ra quyết định phân bổ dự toán cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên cơ sở tổng hợp của phòng TC-KH, phòng TC-KH quản lý, xét duyệt quyết toán của các đơn vị trường học nên sẽ không nắm hết được điều kiện thực tế,

đặc thù của từng đơn vịtrường học, mặt khác phòng GD&ĐTlà đơn vị quản lý về

chuyên môn giáo dục lại không nắm được tình hình quản lý ngân sách của các đơn

vị thuộc ngành mình quản lý, gây khó khăn cho việc điều hành, chỉ đạo trong ngành. Với mô hình quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu như hiện nay,

phòng GD&ĐT trực tiếp quản lý các đơn vị trường học cả về tài chính và chuyên môn, mặc dù còn nhiều khó khăn do mới chuyển đổi mô hình quản lý nhưng phần

nào đã tạo điều kiện cho ngành giáo dục làm tốt hơn công tác chuyên môn, tạo

điều kiện cho UBND huyện điều hành ngân sách thống nhất trong toàn huyện. - Thứ hai, việc quản lý, tổ chức thực hiện các khâu trong chu trình ngân sách còn một số hạn chế.

Về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD: Công tác lập dự toán của một số đơn vị chưa kịp thời, xây dựng dự toán không sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Trong giai đoạn 2014-2016, khi phân bổ chi khác cho đơn vị, chưa thực hiện được định mức theo quy định tỷ lệ lương/chi khác là 80/20. Việc công khai dự toán cho các cơ sở giáo dục ở cấp huyện thực hiện còn chưa nghiêm túc.

Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên: Còn có đơn vị chưa chủ động trong chi ngân sách, triển khai nhiệm vụ chi không có kế hoạch, hoặc có một số chế độ chính sách và nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư đã được phân bổ, đã bố trí và giao vốn nhưng chưa triển khai hoặc triển khai thực hiện chậm, bên cạnh đó việc bổ sung kinh phí từ tỉnh đôi khi không kịp thời, dẫn đến việc tổ chức triển khai của các đơn vị dự toán chậm.

Công tác quyết toán: Còn nhiều đơn vị gửi quyết toán chậm so với thời gian quy định. Chất lượng báo cáo quyết toán một số đơn vị lập chưa cao, hồ sơ sổ kế toán một số đơn vị còn sơ sài, không đúng quy định gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quyết toán; một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm chế độ báo báo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định; việc thực hiện hạch toán tài sản nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời.Công tác quyết toán của

luận và biện pháp xử lý chưa nghiêm, thường mới dừng lại ở việc nhắc nhở, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thiện, bổ sung hồ sơ chứng từ.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý sử dụng kinh phí ở các đơn vị cơ sở được thực hiện khá chặt chẽ tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều vụ việc vi phạm chưa được xử lý kịp thời,

việc xử lý sai phạm nhiều lúc còn buông lỏng, chưa có tính răn đe. HĐND huyện có vai trò lớn trong việc quyết định dự toán ngân sách, giám sát thực hiện dự toán, phê duyệt quyết toán, giám sát triển khai và thực hiện ngân sách. Tuy nhiên, do

không chuyên về tài chính và hầu như chưa được tập huấn về quản lý tài chính nên vai trò giám sát thực hiện ngân sách của HĐND chưa được phát huy.

- Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu, năng lực quản lý tài chính của các chủ tài khoản đã được cải thiện tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

Nhân viên kế toán ở các đơn vị trường học trình độ đa số là trung cấp, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài

chính. Bên cạnh đó, nhiều kế toán ở các trường học khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính HCSN còn yếu dẫn đến việc hạch toán, nhập máy thường xuyên bị lỗi và không lên được báo cáo, ảnh hưởng đến thời gian quyết toán. Mặt khác,

do huyện mới thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trường học, chủ tài khoản các đơn vị là các hiệu trưởng, mới tiếp xúc với công tác quản lý tài chính, chưa nắm rõ các quy định về quản lý tài chính do vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị chưa thực sự sát sao.

- Thứ tư, số lượng cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN cho SNGD của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Số lượng cán bộ chuyên quản các đơn vị ở phòng TC-KH, phòng GD&ĐT ít, một người kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều đơn vị dẫn đến việchướng dẫn, kiểm tra cơ sở không thường xuyên, uốn nắn kịp thời những sai sót tại cơ sở.

Bên cạnh đó, số lượng kế toán trường học của huyện là 30 người, trong khi có 59 đơn vị trường học, có kế toán phải kiêm nhiệm 2 đến 3 đơn vị lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, đa số là trình độ trung cấp do vậy còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện công việc chuyên môn, đôi lúc việc thực hiện nhiệm vụ không kịp thời, việc tổng hợp chế độ, chính sách của giáo viên, học sinh còn nhầm lẫn, sai sót.

4.3.5.3. Những cơ hội đối với huyện Mai Châu trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển sự

nghiệp giáo dục, luôn có những chính sách ưu tiên, đầu tư phát triển cho sự

nghiệp giáo dục, xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tăng lên qua các năm. Cùng với đó, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục cũng được chú trọng, đảm bảo trọng tâm, hiệu quả và phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay. Xu hướng xã hội hóa giáo dục trong huyện đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)