Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 41)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mai Châu là huyện miền núi cao của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình 65km về phía Tây, với tổng diện tích tự nhiên là 56,98 nghìn ha, có hai

con đường quốc lộ chạy qua, đó là quốc lộ 6A, chạy từ Hà Nội lên các tỉnh

phía Tây Bắc và quốc lộ 15A, chạy từ Thanh Hóa vào các tỉnh miền Trung, tạo điều kiện cho giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:

- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; - Phía Nam giáp huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; - Phía Đông giáp huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; - Phía Tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Mặc dù nằm cách xa Tỉnh lị, giao thông còn nhiều khó khăn nhưng Mai Châu có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, có thị trường giao lưu kinh tế với 2 tỉnh bạn (Sơn La và Thanh Hóa). Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, huyện Mai Châu có nhiều lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe suối và núi cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800 – 900m, điểm cao nhất là 1.536m thuộc địa phận xã Pà Cò, điểm thấp nhất là 220m thuộc thị trấn

Mai Châu (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Trung tâm huyện nằm trong thung lũng Mai Châu, ở đây có quốc lộ 15 chạy qua. Khu vực thung lũng tập trung hầu hết diện tích đất ruồng trồng lúa của huyện. Địa hình huyện không đồng nhất, chia cắt mạnh, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau quá lớn, núi đá tai mèo hiểm trở, độ dốc lớn. Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích đất đai của xã, ngoài diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn nhiều đất trống, đồi trọc và núi đá không có rừng cây.

Địa hình như vậy gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa tập trung phần lớn lượng mưa trong năm, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng mưa tập trung vào tháng 7-9. Khi mưa lớn thường kéo dài và kèm theo gió lốc. Cũng trong mùa mưa thường bị ảnh hưởng của gió

Lào khô, nóng (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

+ Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 1. Mùa này nhiệt độ thấp, khí hậu khô hanh, có sương mù, mưa phùn (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Nhiệt độ bình quân năm là 22 – 23oC, có sự thay đổi lớn về nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm, tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ có thể lên tới 38oC, tháng 1 thường lạnh nhất trong năm, có năm nhiệt độ xuống tới

3 – 4oC khiến nhiều trâu, bò bị chết, ảnh hường xấu đến sản xuất nông nghiệp (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1700 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô lượngmưa ít, khí hậu khô hanh. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến đường giao thông và mùa màng (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Sương muối: hàng năm hay xảy ra sương muối vào tháng 12, tháng 1. Sương muối xuất hiện cùng với các yếu tố khác như nhiệt độ thấp, khô, lượng bốc hơi cao càng làm tăng tác động bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)