Điều kiện Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

3.1.2.1. Kinh tế

Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía… vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu…

Các vùng thấp và ven sông đang phát triển phong trào cải tạo cánh đồng nuôi thả cá mùa vụ. Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…

Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.

Cơ cấu kinh tế của huyệnchuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016 tổng

GTSX (theo giá hiện hành) đạt 1.673 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35%, dịch vụ chiếm 29%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành huyện Mai Châu

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 475 40 518 39 605 36 Công nghiệp và xây dựng 398 33 447 33 578 35

Dịch vụ 330 27 372 28 490 29

Tổng số 1.203 100 1.337 100 1.673 100

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2016)

3.1.2.2. Xã hội

Huyện Mai Châu có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn, trong

đó có 9 xã/23 xã, thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Dân số huyện Mai Châu có khoảng 55.191 người (12/2016). Mật độ dân số dưới 100 người/km2, là huyện miền núi đất rộng, người thưa. Tỷ lệ phát triển dân số sau nhiều năm đều khá thấp, hầu hết dưới 1%/năm. Sự gia tăng dân số, ngoài sức ép đối với nhu cầu đất đai, việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân là vấn đề lớn cần quan tâm.

Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc: Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày, Hoa,…Trong đó, người Thái chiếm gần 60%;người Mường chiếm 17,33%;người Kinh chiếm 11,96%; người Mông chiếm9%; các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2%.Là một huyện có lợi thế về du lịch, trong đó du lịch cộng đồng được chú trong phát triển. Năm 2017 huyện được công nhận là điểm du lịch quốc gia là định hướng quan trọng để Mai Châu khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch của mình.

Mặc dù phong tục tập quan có những nét khác nhau nhưng ngày nay trong sản xuất đã có nhiều nét tương đồng (cùng làm lúa nước và các cây màu như ngô, đỗ tương, trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, lợn…). Trình độ văn hóa, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không ngừng được cải thiện và nâng cao. Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các dân tộc được khuyến khích và ngày càng phát triển.

Lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tỷ lệ lao động còn ít. Tuy nhiên trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Mạng lưới giáo dục rộng khắp phân bố đều trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hệ thống các trường được đầu tư xây dựng kiên cố thông qua một số dự án (Dự án kiên cố hóa trường lớp học, Dự án giảm nghèo, Chương trình 135…). Ngoài ra còn có sự quan tâm đầu tư thích đáng của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện nên chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học ngày càng được nâng lên.

Các cơ sở khám chữa bệnh trong huyện được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế dần dần được nâng lên cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo nhân dân trong huyện.

Các chính sách xã hội đối với người có công, người nghèo, vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng được các cấp Chính quyền huyện quan tâm

góp phần ổn định xã hội.

Những đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của huyện, từ đó ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp giáo dục cũng như công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)