Châu giai đoạn 2014 - 2016
Tính đến năm 2016, trên địa bàn huyện Mai Châu có 59 đơn vị trường học thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,trong đó có 45 trường là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, do UBND huyện phân bổ và giao dự toán chi ngân sách trên cơ sở tham mưu, tổng hợp của phòng Tài
chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện quản lý chức năng về
chuyên môn. 14 trường còn lại được quyết định giao tự chủ vào giữa năm 2016 và do khó khăn trong việc bố trí đội ngũ kế toán nên 14 đơn vị này vẫn thuộc
phòng Giáo dục và Đào tạo vàthực hiện tự chủ tài chính từ năm 2017.
Công tác quản lý tài chính tại các đơn vịtương đối chặt chẽ, chấp hành chế độ kế toán theo quy định, đảm bảo chi đúng, chi đủ, bám sát dự toán, không có
trường hợp chi vượt dự toán. Ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục tăng lên qua các năm. Nhờ đó, hệ thống mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển,
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong huyện, cơ sở vật chất của các trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hoá; đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp. Từ năm 2012, huyện Mai Châu thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp, các đơn vị trường học được giao tự chủ về tài chính, theo kế hoạch của huyện mỗi năm có từ 10 đến 20 trường được giao tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau được thay thế bởi
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sựnghiệp công lập; tạo điều kiện cho ngành chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
62% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương(Bảng 4.1). Bảo đảm kinh phí thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi cho con người; chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa và các khoản chi kháccủa ngành giáo dục.
Bảng 4.1. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng
chi thường xuyên huyện Mai Châu
Nội dung Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng chi thường xuyên Triệuđồng 276.685 292.955 280.121 Chi sự nghiệp giáo dục Triệu đồng 172.706 188.625 177.073
Tỷ lệ chi SNGD/chi TX % 62 64 63
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Châu (2017) NSNN đầu tư cho SNGD có xu hướng tăng dần qua các năm. Qua bảng 4.1 cho thấy, chi SNGD chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên ngân sách địa phương, năm sau thường cao hơn năm trước. Riêng đối với năm 2015, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng cao do trong năm 2015, ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện một số chế độ cả giai đoạn năm 2012 - 2015 liên quan đến Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 và các chế độ đối với giáo viên mầm non theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011
của Thủ tướng chính phủ về quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015; do vậy chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng cao, cao hơn cả số thực hiện năm 2016.
Những năm qua, huyện Mai Châu đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dụctừ nguồnvốnchi sự nghiệp có tính chất đầu tư(SNCTCĐT). Vốn SNCTCĐTlà vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vịHCSN để chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định, bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị HCSN. Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi “lưỡng tính” vừa mang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên. Mang tính không thường xuyên vì chi
sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của các đơn vị HCSN không phải là khoản chi ổn định, đều đặn hàng năm như chi cho con người, chi quản lý hành chính. Tuy nhiên, vì nó là khoản chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp, không phải là khoản chi xây dựng những cơ sở hạ tầng then chốt như đầu tư xây dựng cơ bảnnên trong tổng hợp chi ngân sách nhà nước, nó được xếp vào chi thường xuyên. Qua đó đã tăng cường thêm cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, phục vụ cho công tác dạy và học. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, toàn huyện có 692 phòng học, trong đó, số phòng kiên cố là 568 phòng, số phòng bán kiên cố là 65 phòng, số phòng tạm, phòng xuống cấp còn 84
phòng. Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn, đến năm 2017, có 18 thư viện trường học được cộng nhận là thư viện trường học đạt chuẩn trở lên, trong đó có
10 thư viện chuẩn, 7 thư viện tiên tiến, 1 thư viện xuất sắc. Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, nhà văn phòng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo phù hợp với quy hoạch của trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất các nhà trường tiếp tục được tăng cường và xây dựng, sửa chữa lại khang trang, sạch, đẹp đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện.
Bảng 4.2. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
huyện Mai Châu giai đoạn 2014 -2016
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Chi thường xuyên 149.787 87 163.295 87 160.046 90 Chi sự nghiệp có
tính chất đầu tư 22.919 13 25.330 13 17.027 10 Tổng 172.706 100 188.625 100 177.073 100 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Châu (2017) Qua bảng 4.2 cho thấy, chi SNCTCĐT trong sự nghiệp giáo dục qua các năm chiếm khoảng 10-13% tổng chi sự nghiệp giáo dục của huyện. Trong hai năm 2014 và năm 2015, tỷ lệ chi sự nghiệp có tính chất đầu tư và chi thường xuyên biến động không nhiều. Tuy nhiên đến năm 2016, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư giảm xuống, do năm 2016 là năm kéo dài củathời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục không đổi trong khi chi thanh toán cho cá nhân tăng do tăng lương thường xuyên, tăng mức lương cơ sở,
kinh phí dành cho chi thanh toán cho cá nhân tăng lên nên kinh phí dành cho chi
đầu tư giảm xuống.
Trong hệ thống GD&ĐT huyện Mai Châu, cơ cấu chi NSNN cho các cấp học được thể hiện như sau:
Bảng 4.3. Cơ cấu chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo dục theo
các cấphọc huyện Mai Châu giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giáo dục Mầm Non 57.246 33 63.336 34 56.552 32 Giáo dục Tiểu học 74.502 43 82.753 44 81.498 46 Giáo dục THCS 40.958 24 42.536 22 39.023 22 Tổng cộng 172.706 100 188.625 100 177.073 100 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Châu (2017) Qua bảng số liệu trên cho thấy, đối với huyện Mai Châu, NSNN chi cho
giáo dục tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba cấp học. Do cấp học này, giáo
viên, nhân viên chiếm số lượng nhiều nhất, mặt khác số lượng các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nhiều, chế độ thanh toán cho cá nhân lớn nên mức chi cấp tiểu học cao hơn so với các cấp học khác. Đối với cấp THCS, số lượng giáo viên ít hơn, mặt khác, cấp học này, theo Nghị định 244/2005/NĐ-CP ngày
06/10/2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi ngànhlà 35%, thấp hơn so với cấp mầm non và tiểu học là 50%, do vậy, kinh phí chi cho cấp học này thấp hơn hai cấp học còn lại. Ngoài ra,
trong quá trình nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
(Tabmis), huyện Mai Châu thống nhất hạch toán dự toán của cáctrường liên cấp (TH&THCS, PTCS) vào khoản 492 là khoản dùng để thanh toán đối với cấp tiểu học để thuận tiện cho quá trình thanh toán, hạch toán, điều này cũng dẫn đến khoản chi của cấp THCS thấp hơn và cấp tiểu học cao hơn hai cấp còn lại.
Đối với SNGD, ngoài nguồn NSNN cấp, nguồn thu học phí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao chất lượng, điều kiện giảng dạy học tập.Trong giai đoạn 2014 - 2016,
thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011
đến năm học 2014 - 2015; và theo Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT- BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Hội đồng nhân dân tỉnh
Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 24/6/2011 của về quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đối với năm học 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND, đến tháng 8 năm 2016 HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết mới quy định mức thu học phí cho năm học 2016 - 2017 đến năm học 2020 - 2021. Mức thu học phí được áp dụngtại huyện Mai Châu đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lậpgiai đoạn 2014 - 2016 thể hiện qua Bảng 4.4như sau:
Bảng 4.4. Mức thu học phí tại huyện Mai Châu giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vịtính: 1000 đồng/tháng/học sinh Cấp học Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Thị trấn Các xã Thị trấn Các xã Thị trấn Các xã Mầm non + Nhà trẻ 25 15 25 15 25 15 +Mẫu giáo 20 20 20 20 20 20 THCS 15 10 15 10 15 10
Nguồn: Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình (2011) Nguồnthu từ học phí qua các năm cũng góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách, giúp các trường tăng thêm nguồn thu để thực hiện chi trả tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên
môn tại các đơn vị. Tuy nhiên đối với huyện Mai Châu, là một huyện còn nhiều khó khăn về kinh tế, đối tượng được miễn, giảm học phí theo Nghị định
49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủquy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
nhiều, do vậy, nguồn thu học phí không cao, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ chi phí hoạt động của các trường học.
Bảng 4.5. Số liệu ghi thu học phíhuyện Mai Châu giai đoạn 2014 - 2016
Cấp học
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TH (Triệu đồng) So sánh 2014/2013 (%) TH (Triệu đồng) So sánh 2015/2014 (%) TH (Triệu đồng) So sánh 2016/2015 (%) Mầm non 84 102 90 107 329 366 THCS 68 103 70 103 234 334 Tổng 152 103 160 105 563 351
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Châu (2017)