Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mai Châu trong quản lý chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 38)

ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

Từ kinh nghiệm về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của một số địa phương có thể rút ra một số bài học đối với huyện Mai Châu trong việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục như sau:

- Cần phải tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục, thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Xây dựng một số cơ chế quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục, thực hiện các biện pháp quản lí chặt chẽ thu, chi ngân sách trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán), nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng quản lý đối với ngành giáo dục.

- Thực hiện giao quyền tự chủ về tự chủ tài chính cho các đơn vị nhằm tạo sự chủ động, sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng ngân sách nhà nướccủa các đơn vị.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục của các cơ sở GD&ĐT, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶCĐIỂMĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Mai Châu là huyện miền núi cao của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình 65km về phía Tây, với tổng diện tích tự nhiên là 56,98 nghìn ha, có hai

con đường quốc lộ chạy qua, đó là quốc lộ 6A, chạy từ Hà Nội lên các tỉnh

phía Tây Bắc và quốc lộ 15A, chạy từ Thanh Hóa vào các tỉnh miền Trung, tạo điều kiện cho giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương:

- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; - Phía Nam giáp huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; - Phía Đông giáp huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; - Phía Tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Mặc dù nằm cách xa Tỉnh lị, giao thông còn nhiều khó khăn nhưng Mai Châu có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, có thị trường giao lưu kinh tế với 2 tỉnh bạn (Sơn La và Thanh Hóa). Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, huyện Mai Châu có nhiều lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống khe suối và núi cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800 – 900m, điểm cao nhất là 1.536m thuộc địa phận xã Pà Cò, điểm thấp nhất là 220m thuộc thị trấn

Mai Châu (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Trung tâm huyện nằm trong thung lũng Mai Châu, ở đây có quốc lộ 15 chạy qua. Khu vực thung lũng tập trung hầu hết diện tích đất ruồng trồng lúa của huyện. Địa hình huyện không đồng nhất, chia cắt mạnh, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau quá lớn, núi đá tai mèo hiểm trở, độ dốc lớn. Những dãy núi cao chiếm phần lớn diện tích đất đai của xã, ngoài diện tích đất lâm nghiệp có rừng còn nhiều đất trống, đồi trọc và núi đá không có rừng cây.

Địa hình như vậy gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, ảnh hưởng đến

phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa tập trung phần lớn lượng mưa trong năm, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng mưa tập trung vào tháng 7-9. Khi mưa lớn thường kéo dài và kèm theo gió lốc. Cũng trong mùa mưa thường bị ảnh hưởng của gió

Lào khô, nóng (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

+ Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 1. Mùa này nhiệt độ thấp, khí hậu khô hanh, có sương mù, mưa phùn (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Nhiệt độ bình quân năm là 22 – 23oC, có sự thay đổi lớn về nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm, tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ có thể lên tới 38oC, tháng 1 thường lạnh nhất trong năm, có năm nhiệt độ xuống tới

3 – 4oC khiến nhiều trâu, bò bị chết, ảnh hường xấu đến sản xuất nông nghiệp (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1700 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô lượngmưa ít, khí hậu khô hanh. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến đường giao thông và mùa màng (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

Sương muối: hàng năm hay xảy ra sương muối vào tháng 12, tháng 1. Sương muối xuất hiện cùng với các yếu tố khác như nhiệt độ thấp, khô, lượng bốc hơi cao càng làm tăng tác động bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân (Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu, 2013).

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Kinh tế

Hiện nay, Mai Châu vẫn là huyện nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Nền kinh tế huyện đang từng bước phá thế độc canh: các cây lương thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía… vẫn được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần thu hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, xoài, mận hậu…

Các vùng thấp và ven sông đang phát triển phong trào cải tạo cánh đồng nuôi thả cá mùa vụ. Ngoài trâu, bò và gia cầm là vật nuôi truyền thống, một số vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy mô tương đối rộng như bò sữa, dê…

Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan, các sản phẩm chế tác mỹ nghệ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có được thị trường ổn định và sự quan tâm đúng mức.

Cơ cấu kinh tế của huyệnchuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016 tổng

GTSX (theo giá hiện hành) đạt 1.673 tỷ đồng, trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35%, dịch vụ chiếm 29%.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành huyện Mai Châu

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 475 40 518 39 605 36 Công nghiệp và xây dựng 398 33 447 33 578 35

Dịch vụ 330 27 372 28 490 29

Tổng số 1.203 100 1.337 100 1.673 100

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu (2016)

3.1.2.2. Xã hội

Huyện Mai Châu có 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn, trong

đó có 9 xã/23 xã, thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Dân số huyện Mai Châu có khoảng 55.191 người (12/2016). Mật độ dân số dưới 100 người/km2, là huyện miền núi đất rộng, người thưa. Tỷ lệ phát triển dân số sau nhiều năm đều khá thấp, hầu hết dưới 1%/năm. Sự gia tăng dân số, ngoài sức ép đối với nhu cầu đất đai, việc phát triển sản xuất nâng cao đời sống nhân dân là vấn đề lớn cần quan tâm.

Mai Châu là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc: Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao, Tày, Hoa,…Trong đó, người Thái chiếm gần 60%;người Mường chiếm 17,33%;người Kinh chiếm 11,96%; người Mông chiếm9%; các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2%.Là một huyện có lợi thế về du lịch, trong đó du lịch cộng đồng được chú trong phát triển. Năm 2017 huyện được công nhận là điểm du lịch quốc gia là định hướng quan trọng để Mai Châu khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch của mình.

Mặc dù phong tục tập quan có những nét khác nhau nhưng ngày nay trong sản xuất đã có nhiều nét tương đồng (cùng làm lúa nước và các cây màu như ngô, đỗ tương, trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, lợn…). Trình độ văn hóa, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không ngừng được cải thiện và nâng cao. Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các dân tộc được khuyến khích và ngày càng phát triển.

Lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tỷ lệ lao động còn ít. Tuy nhiên trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Mạng lưới giáo dục rộng khắp phân bố đều trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hệ thống các trường được đầu tư xây dựng kiên cố thông qua một số dự án (Dự án kiên cố hóa trường lớp học, Dự án giảm nghèo, Chương trình 135…). Ngoài ra còn có sự quan tâm đầu tư thích đáng của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện nên chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học ngày càng được nâng lên.

Các cơ sở khám chữa bệnh trong huyện được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế dần dần được nâng lên cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo nhân dân trong huyện.

Các chính sách xã hội đối với người có công, người nghèo, vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng được các cấp Chính quyền huyện quan tâm

góp phần ổn định xã hội.

Những đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của huyện, từ đó ảnh hưởng đến phát triển sự nghiệp giáo dục cũng như công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục.

3.1.3. Tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu

Mai Châu là một huyện miền núi cao của tỉnh Hòa Bình, là một huyện còn

gặp nhiều khó khăn về kinh tế, song được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả, đồng bộ với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, do vậy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tình hình phát triển sự nghiệp giáo dụcđược thể hiện trên các mặt sau:

Hệ thống mạng lưới trường lớp, thiết bị dạy học và các trang bị hỗ trợ giảng dạy luôn được củng cố và tăng cường, đáp ứng được yêu cầu trước mắt trong quá trình đổi mới giáo dục.

Năm học 2016-2017, toàn huyện hiện có 59 trường (Bảng 3.2) với 1.444

cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.384 biên chế, 60 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Toàn ngành có 630 nhóm, lớp với 11.650 học sinh các cấp. Cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường, nhiều trường được xây

dựng mới khang trang, sạch, đẹp đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh các dân tộc trong huyện, tính đến thời điểm 2017 có 692 phòng học, trong đó số

phòng kiên cố 568 phòng; phòng bán kiên cố 65 phòng; phòng tạm, phòng xuống cấp còn 59 phòng.

Bảng 3.2. Quy mô trường lớp các bậc học huyện Mai Châu năm học 2016-2017

Chỉ tiêu Năm học 2016-2017 (trường) Cơ cấu (%) - Mầm non 23 39 - Tiểu học 14 24 - THCS 12 20 - TH và THCS 9 15 - PTCS 1 2 Tổng cộng 59 100

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Mai Châu (2017)

Công tác phổ cập giáo dục được đẩy mạnh. Đến tháng 12/2017 có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; PCGD tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng với 2/23 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 1, đạt tỷ lệ 8,7%; 13/23 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2, đạt tỷ lệ

56,5% và 8/23 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3, đạt tỷ lệ 34,8%. Huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 tại thời điểm tháng 12/2017.

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia được chú trọng. Tính đến năm

2017 có 20/59 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 33,9 %, gồm 7 trường mầm non, 9 trường tiểu học và4 trường trung học cơ sở.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp thu thập dữliệu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữliệu

* Thu thập dữliệuthứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo tình hình KT-XH của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan. Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình, các văn bản của huyện Mai Châu có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp

thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách, báo, mạng internet, các

nghiên cứu khoa học. Tra cứu, sao chép.

2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, Website chính thức 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp đã được áp dụng giai đoạn trước.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban, Quyết định giao dự toán, Kết luận thanh tra, Báo cáo quyết toán...

Nguồn: Tác giả (2017)

* Thu thập dữliệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu, được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các cán bộ quản lývà ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng ngân sách trong các cơ sở giáo dục của huyện.

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra đến cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn

của các đơn vị phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra huyện và các đơn vị GD&ĐT, những người tham gia vào bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dụcthuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Địa điểm điều tra: phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước, Thanh tra huyện, các cơ sở giáo dục gồm các trường Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Tiểu học và Trung học cơ sở, Phổthông cơ sở. Thông tin

được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với sốlượng mẫu dự kiến như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nhóm đối tượng Số phiếu

Lãnh đạo, chuyên viên phòng TC-KH 6

Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo 5 Lãnh đạo, chuyên viên Kho bạc nhà nước Mai Châu 5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng Thanh tra huyện 4 Hiệu trưởng, kếtoán các trường thuộc các xã ĐBKK (9 xã - 21 trường) 42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)