nghiệp giáo dục
Với mô hình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu
giai đoạn 2014 - 2016, các trường học được giao tự chủ về tài chính là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, do Phòng TC-KH trực tiếp quản lý về tài chính, chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán, các chế độ, chính sách thuộc ngành giáo dục, nhập dự toán của các đơn vị vào hệ thống Tabmis, xét duyệt quyết toán ngân sách của các trường học. Vì vậy, Phòng TC-KH sẽ không tránh được những khó khăn, sai sót khi không nắm bắt được hết tình hình đặc điểm trường lớp và các nghiệp vụ chuyên môn phát sinh thuộc đặc thù của ngành giáo dục tại các trường. Trong khi đó, Phòng GD&ĐT là cơ quan quản lý đối với các trường về chuyên môn, nhiều khilại gặp khó khăn trong việc chỉ đạo khi không nắm về tài chính.
Số lượng cán bộ chuyên quản các đơn vị ở phòng TC-KH ít, một người kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiều đơn vị dẫn đến việc hướng dẫn, kiểm tra cơ sở không thường xuyên, uốn nắn kịp thời những sai sót tại cơ sở.
Từ năm 2017, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh,các trường học được giao tự chủ về tài chính là đơn vị dự toán cấp II thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý; Phòng GD&ĐT có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng trực thuộc, thẩm định, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ thu, chi và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trường học. Tuy nhiên, số lượng cán bộ theo dõi và quản lý tài chính của phòng GD&ĐT quá ít, chỉ có hai
người, một kế toán và một thủ quỹ, trong khi có đến 59 đơn vị trường học. Thủ quỹ chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ là quản lý quỹ, kế toán vừa thực hiện nhiệm vụ của đơn vị chủ quản, vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán thu chi ngân sách của phòng là quá sức, không có thời gian đi cơ sở để tìm hiểu giám sát tình
hình tài chính của các đơn vị cấp dưới. Hơn nữa, Phòng GD&ĐT là đơn vị đầu
tiên trong huyện Mai Châu thực hiện là đơn vị dự toán cấp I theo hướng dẫn thực hiện mô hình quản lý ngân sách theo ngành, vì vậy, phòng GD&ĐT cũng còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong việc thực hiện hướng dẫn xây dựng dự toán, phân
bổ và giao dự toán, đặc biệt là quản lý chi và thanh kiểm tra. Mặt khác, phòng GD&ĐT là cơ quan giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trường học nhưng lại
không được tham gia vào hệ thống Tabmis, việc nhập dự toán vào hệ thống
Tabmis vẫn do phòng TC-KH phụ trách nên nhiều khi dự toán của đơn vị nhập không kịp thời.Mặc dù vậy, việc phân cấp quản lý theo mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp IIthuộc phòng GD&ĐT sẽ khắc phục được những bất cập của mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, tạo thuận lợi hơn cho phòng GD&ĐT trong việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phù
hợp với chỉ đạo của tỉnh về phân cấp quản lý chi NSNN cho SNGD. Qua hỏi ý kiến của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN và kế toán, chủ tài khoản của các đơn vị trường học, có 116/138 ý kiến cho rằng phân cấp quản lý chi NSNN cho SNGD giai đoạn 2014 -2016 là chưa hợp lý, chiếm 84% tổng số ý kiến (Bảng 4.16), còn lại 16% tổng số ý kiến cho rằng sự phân cấp là hợp lý.