PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 45)

* Thu thập dữliệuthứ cấp

Thu thập các thông tin thứ cấp thông qua niên giám thống kê, báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm, báo cáo tình hình KT-XH của huyện, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, trên các website, các đề tài nghiên cứu có liên quan. Thu thập các văn bản của Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình, các văn bản của huyện Mai Châu có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.

Bảng 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thông tin Phương pháp

thu thập

1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

Sách, báo, mạng internet, các

nghiên cứu khoa học. Tra cứu, sao chép.

2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch, Website chính thức 3 Các thông tin về thực trạng và các giải pháp đã được áp dụng giai đoạn trước.

Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo...

Thu thập từ các báo cáo của các cơ quan, phòng ban, Quyết định giao dự toán, Kết luận thanh tra, Báo cáo quyết toán...

Nguồn: Tác giả (2017)

* Thu thập dữliệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến các công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Mai Châu, được thu thập ở các điểm khảo sát điển hình, tham vấn ý kiến của các cán bộ quản lývà ý kiến của các đối tượng trực tiếp sử dụng ngân sách trong các cơ sở giáo dục của huyện.

Các dữ liệu sơ cấp này được thu thập bằng điều tra chọn mẫu đại diện, phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu điều tra đến cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn

của các đơn vị phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra huyện và các đơn vị GD&ĐT, những người tham gia vào bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dụcthuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Địa điểm điều tra: phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước, Thanh tra huyện, các cơ sở giáo dục gồm các trường Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Tiểu học và Trung học cơ sở, Phổthông cơ sở. Thông tin

được điều tra, phỏng vấn từ các nhóm với sốlượng mẫu dự kiến như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nhóm đối tượng Số phiếu

Lãnh đạo, chuyên viên phòng TC-KH 6

Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo 5 Lãnh đạo, chuyên viên Kho bạc nhà nước Mai Châu 5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng Thanh tra huyện 4 Hiệu trưởng, kếtoán các trường thuộc các xã ĐBKK (9 xã - 21 trường) 42 Hiệu trưởng, kếtoán các trường thuộc các xã còn lại (14 xã - 38 trường) 76

Tổng cộng 138

Nguồn: Tác giả (2017)

Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu hỏi và tiến hành bằng phương pháp

phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu, tham khảo lấy ý kiến.

3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

3.2.2.1.Phương pháp xử lý số liệu:

Đối với dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu để làm cơ sở cho việc phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua số liệu từ các báo cáo để để mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội huyện, tình hình, thực trạng về quản lý chi NSNN cho sự nghiệpgiáo dục.

3.2.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục với tổng chi NSNN; so

sánh giữa năm sau và năm trước về chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa

bàn. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những kết luận, nhận xét.

3.2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác

quản lý chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cho SNGD của huyện.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ (%) chi NSNN cho SNGD /Tổng chithường xuyên NSNN huyện. - Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán chi NSNN cho SNGD.

- Mức thu học phí theo các cấp học

- Số tiền và tỷ lệ (%) thực hiện chi từ nguồn học phínăm nay so với năm trước. - Số tiền và tỷ lệ % thực hiện chi từ nguồn học phí theo các nhóm mục.

- Dự toán chi NSNN cho SNGDĐT huyện giao và UBND tỉnh giao.

- Dự toán chi SNGD cho SNGD sau khi trừ tiết kiệm.

- Số tiền và tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho SNGD.

- Số tiền và tỷ lệ chi sự nghiệp có tính chất đầu tư SNGD.

- Số tiền và cơ cấu chi NSNN cho SNGD theo các cấp học.

- Số tiền và tỷ lệ (%) chi NSNN cho SNGD năm nayso với năm trước.

- Số tiền và tỷ lệ chi NSNN cho SNGD theo nhóm mục.

- Thu NSNN trên địa bàn.

- Tổng thu NS cấp huyện.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN MAI NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN MAI

Ngành giáo dục huyện Mai Châu đang thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp, các đơn vị trường học mới được giao tự chủ về tài chính từ năm 2012, theo kế hoạch của huyện mỗi năm có từ 10 đến 20 trường được giao tự chủ về tài chính, đến năm 2016 huyện đã có 59/59 trường được giao tự chủ về tài chính, là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, tuy nhiên, có 14 đơn vị được quyết định giao tự chủ vào giữa năm 2016 và do khó khăn trong việc bố trí đội ngũ kế toán nên 14 đơn vị này thực hiện tự chủ tài chính từ năm 2017. Trong giai đoạn

2014 - 2016, bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục của huyện Mai Châu được thực hiện như sau:

Chú thích: Chỉ đạo, giao dự toán

Kiểm soát, hướng dẫn trực tiếp

Sơ đồ 4.1. Mô hình bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp

giáo dụchuyện Mai Châu giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) HĐND huyện Mai Châu: Căn cứ vào dự toán UBND tỉnh giao, HĐND huyện quyết định dự toán và phân bổ ngân sách huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách huyện, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

Hội đồng nhân dân huyện Ủy ban nhân dân huyện Phòng Tài chính

- Kế hoạch Phòng Giáo dục & Đào tạo

Trường mầm non, tiểu học, THCS, TH&THCS, PTCS công lập Kho bạc Nhà nước huyện

UBND huyện Mai Châu thống nhất quản lý ngân sách sự nghiệp giáo dục trong phạm vi toàn huyện. Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định; lập quyết toán ngân sách huyện trình HĐND cùng cấp phê chuẩn; căn cứ vào nghị quyết của HĐND cùngcấp quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tổ chức thực hiện ngân sách huyện, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn, báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách sự nghiệp giáo dục, Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục hàng năm theo quy định; thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán, quyết toán ngân sách chi sự nghiệp giáo dục, tổng hợp vào dự toán, quyết toán chi ngân sách địa phương báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định,

phê chuẩn. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách sự nghiệp giáo dục ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,

tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

GD&ĐT trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ hướng dẫn xây dựng và lập dự toán

ngân sách sự nghiệp giáo dục hàng năm đối với các trường học chưa được giao tự chủ. Đồng thời, Phòng GD&ĐT cũng là đơn vị sử dụng ngân sách, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và phòng TC-KH, KBNN trong

việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách.

Kho bạc Nhà nước Mai Châu: Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Các trường Mầm Non, Tiểu học, THCS, TH & THCS, PTCS công lập là các đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT huyện Mai Châu, chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng GD&ĐT về chuyên môn; về lĩnh vực tài chính, giai đoạn từ 2014 -

cấp I thuộc UBND huyện. Hàng năm, các đơn vị này lập dự toán gửi phòng

TC-KH tổng hợp; có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí NSNN giao đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.

Tuy nhiên, từ năm 2017, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh và để phù hợp với phân cấp nhiệm vụ về quản lý NSNN đối với sự nghiệp giáo dục, 59 đơn vị trường học được giao là đơn vị dự toán cấp II thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý; UBND huyện chỉ giao dự toán đến phòng GD&ĐT, sau đó Phòng GD&ĐT có trách nhiệm có phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng trực thuộc, thẩm định, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ thu, chi và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị trường học. Phòng TC-KH phối hợp với phòng GD&ĐT trong việc quản lý, hướng dẫn các đơn vị trường học trong việc chấp hành dự toán ngân sách, thẩm tra lại quyết toán ngân sách của phòng

GD&ĐT đối với các trường.

Chú thích: Chỉ đạo, giao dự toán

Kiểm soát, hướng dẫn trực tiếp Kiểm soát, hướng dẫn gián tiếp

Sơ đồ 4.2. Mô hình bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp

giáo dụchuyện Mai Châunăm 2017

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) Việc phân cấp quản lý theo mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp II thuộc phòng GD&ĐT sẽ khắc phục được những bất cập của mô hình các trường học là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, tạo thuận lợi hơn cho phòng GD&ĐT trong việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn, phù hợp với phân cấp về quản

lý chi NSNN.

Hội đồng nhân dân huyện Ủy ban nhân dân huyện Phòng Tài chính

- Kế hoạch Phòng Giáo dục & Đào tạo

Trường mầm non, tiểu học, THCS, TH&THCS,

PTCS công lập

Kho bạc Nhà nước huyện

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ

NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH GIAI

ĐOẠN 2014 - 2016

4.2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện Mai

Châu giai đoạn 2014 - 2016

Tính đến năm 2016, trên địa bàn huyện Mai Châu có 59 đơn vị trường học thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”,trong đó có 45 trường là đơn vị dự toán cấp I thuộc UBND huyện, do UBND huyện phân bổ và giao dự toán chi ngân sách trên cơ sở tham mưu, tổng hợp của phòng Tài

chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện quản lý chức năng về

chuyên môn. 14 trường còn lại được quyết định giao tự chủ vào giữa năm 2016 và do khó khăn trong việc bố trí đội ngũ kế toán nên 14 đơn vị này vẫn thuộc

phòng Giáo dục và Đào tạo vàthực hiện tự chủ tài chính từ năm 2017.

Công tác quản lý tài chính tại các đơn vịtương đối chặt chẽ, chấp hành chế độ kế toán theo quy định, đảm bảo chi đúng, chi đủ, bám sát dự toán, không có

trường hợp chi vượt dự toán. Ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục tăng lên qua các năm. Nhờ đó, hệ thống mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển,

đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong huyện, cơ sở vật chất của các trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hoá; đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tăng cường phân cấp. Từ năm 2012, huyện Mai Châu thực hiện quản lý tài chính theo phân cấp, các đơn vị trường học được giao tự chủ về tài chính, theo kế hoạch của huyện mỗi năm có từ 10 đến 20 trường được giao tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau được thay thế bởi

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sựnghiệp công lập; tạo điều kiện cho ngành chủ động nhiều hơn trong việc sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính, phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

62% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương(Bảng 4.1). Bảo đảm kinh phí thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi cho con người; chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; chi mua sắm, sửa chữa và các khoản chi kháccủa ngành giáo dục.

Bảng 4.1. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng

chi thường xuyên huyện Mai Châu

Nội dung Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng chi thường xuyên Triệuđồng 276.685 292.955 280.121 Chi sự nghiệp giáo dục Triệu đồng 172.706 188.625 177.073

Tỷ lệ chi SNGD/chi TX % 62 64 63

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Châu (2017) NSNN đầu tư cho SNGD có xu hướng tăng dần qua các năm. Qua bảng 4.1 cho thấy, chi SNGD chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên ngân sách địa phương, năm sau thường cao hơn năm trước. Riêng đối với năm 2015, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tăng cao do trong năm 2015, ngân sách tỉnh bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện một số chế độ cả giai đoạn năm 2012 - 2015 liên quan đến Quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 và các chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)