Việc lập dự toán chi NSNN cho SNGD ở huyện Mai Châu được thực hiện như sau:
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán NSNN, Chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN ở địa phương, hướng dẫn của Sở Tài chính về công tác xây dựng dự toán, UBND huyện chủ động xây dựng dự
toán chi SNGD cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách địa phương. Trong giai đoạn 2014 - 2016, dự toán chi NSNN cho SNGD huyện Mai Châu căn cứ vào quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều
hành ngân sách trong từng thời kỳ. Căn cứ theo Nghị quyết số 160/2010/NQ-
HĐND ngày 02/11/2010 của HĐND tỉnh Hòa Bình về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo thời kỳ ổn
định ngân sách; Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 02/11/2010 của HĐND tỉnh Hòa Bình về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo thời kỳ ổn định ngân sách; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.
Căn cứ vào số kiểm tra dự toán chi ngân sách được Sở Tài chính thông báo và yêu cầu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT của năm kế hoạch, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định,trên cơ sở số liệu dự toán sơ bộđược tổng hợp từ các phòng ban gửi lên, phòng TC-KH tham mưu cho UBND huyện lập dự toán chi
ngân sách địa phương, trong đó có dự toán chi SNGD thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chínhtổng hợp.
Sau khi có kết quả thảo luận dự toán ngân sách giữa Sở Tài chính với Ủy
ban nhân dân huyện, căn cứ số dự kiến dự toán chi SNGD được Sở Tài chính thông báo, UBND huyện giao Phòng TC-KH chủ trì tổ chức thảo luận dự toán với các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn về dự toán ngân sách địa phương năm kế hoạch, trong đó códự toán chi SNGD. Đối với các đơn vị trường học đã được giao tự chủ về tài chính, Phòng TC-KH sẽ thảo luận trực tiếp, còn đối với các trường chưa được giao tự chủ về tài chính, Phòng TC-KH tiến hành thảo luận với phòng GD&ĐT. Trên cơ sở đó thống nhất về tổng mức và dự kiến phương án phân bổ dự toán chi SNGD bảo đảm phù hợp với tổng mức dự toán
chi SNGD được UBND tỉnh giao để tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán chi của ngân sách địa phương, báo cáo UBND huyệnxem xét, trình HĐND huyệnquyết định.
Căn cứ vào dự toán ngân sách đã được HĐND tỉnh thông qua và Quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND huyện quyết định phương án phân bổ dự toán thu chi ngân sách địa phương trên cơ sở số liệu đã thảo luận với các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn. Căn cứ vào Nghị quyết phân bổ dự toán của HĐND huyện, UBND huyện ra quyết định giao dự toán đến từng sự nghiệp, từng đơn vị dự toán. Đối với
SNGD, UBND huyện giao dự toán đến từng đơn vị trường học đã được giao tự chủ về tài chính, các trường chưa được giao tự chủ, dự toán được giao cho phòng GD&ĐT quản lý.
Bảng 4.6. Dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Mai Châu
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Dự toán chi SNGDĐT UBND tỉnh giao 173.679 176.622 176.514 2. Dự toán chi SNGDĐT HĐND huyện giao 174.445 177.514 177.932 3. Chênh lệch so với dự toán tỉnh giao 766 892 1.418 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Châu (2017) Qua Bảng 4.6 cho thấy, dự toán chi SNGDĐT (bao gồm cả dự toán chi sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đào tạo) được giao tăng qua các năm, đảm bảo theo quy định dự toán SNGDĐT huyện giao không thấp hơn dự toán UBND tỉnh giao. Khi UBND huyện quyết định giao dự toán đến từng đơn vị SNGD phải giao cụ thể nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất như lương) để thực hiện cải cách tiền lương.
Những năm qua được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương,dự toán chi NSNN cho SNGD đã đảm bảo cho các trường thực hiện những nhiệm vụ
chuyên môn, hỗ trợ kinh phí cho các trường học năm trên địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày một nâng cao bằng nguồn kinh phí chi
SNCTCĐT,các phòng học, phòng chức năng được xây mới mới theo hướng kiên cố hóa, các nhà công vụ cho giáo viên, sửa chữa nâng cấp các phòng học xuống cấp. Đặc biệt ưu tiên cho các trường thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn được mở rộng quy mô trường lớp và kiên cố hóa các phòng học cho học sinh cũng như nhà làm việc, nhà công vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Điều này tạo điều kiện thu hút giáo viên đến giảng dạy và yên tâm công tác đồng thời giúp các em học sinh có cơ hội học tập tốt hơn.
Về cơ bản, dự toán chi NSNN cho SNGD được xây dựng bảo đảm theo đúng quy định của Luật NSNN, kinh phí được phân bổ đã đáp ứng được hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm đầy đủ chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho công chức, viên chức ngành giáo dục; bước đầu đã phát huy được vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục; gắn được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao. Số liệu dự toán được thể hiện trong Bảng 4.7.
Qua quá trình tổ chức thực hiện lập, phân bổ và giao dự toán chi SNGD giai đoạn 2014-2016 của huyện Mai Châu cho thấy về cơ bản đã tuân theo quy định của Luật NSNN và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Việc lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ở huyện Mai Châu được thực hiện trên cơ sở quy định của Chính phủ, các hướng dẫn của tỉnh và các chế độ, định mức theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời bám sát tình hình và khả năng thực tế của từng đơn vị. Các quy định về trình tự lập dự toán chi được thực hiện đúng và đầy đủ dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện và phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện Mai Châu, đáp ứng yêu cầu về thời gian, gắn được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao, được phân bổ.
Bảng 4.7. Dự toán chi sự nghiệp giáo dục sau khi trừ tiết kiệm huyện Mai Châu
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Khối mầm non 9.047 17.316 32.971
- Chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp 7.218 14.523 29.784
- Chi hoạt động 1.829 2.793 3.187
2. KhốiTiểu học 19.192 29.554 59.266
- Chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp 17.023 27.443 55.303
- Chi hoạt động 2.169 2.111 3.963
3. Khối THCS 13.121 22.786 29.011
- Chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp 11.334 20.549 26.069
- Chi hoạt động 1.787 2.237 2.942
4. Phòng GD&ĐT 107.192 82.526 37.633
- Chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp 96.914 74.699 31.984
- Chi hoạt động 10.278 7.827 5.649
5. Chi sự nghiệp có tính chất đầu tư 20.095 21.100 15.750
Tổng cộng 168.647 173.282 174.631
- Chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp 132.489 137.214 143.140
- Chi hoạt động 16.063 14.968 15.741
- Chi sự nghiệp có tính chất đầu tư 20.095 21.100 15.750 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện
Việc tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã giúp các đơn vị chủ động trong quản lý sử dụng nguồn kinh phí được giao. Công tác lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo MLNSNN đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán đã cơ bản tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên cơ bản đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán,
quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.
Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục qua quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc nhất định được đánh giá như sau:
Thứ nhất, phòng TC-KH huyện Mai Châu là đơn vị chủ trì tổng hợp dự toán, trình UBND huyện phương án phân bổ dự toán ngân sách, nhưng phòng TC-KH không nắm bắt được hết tình hình đặc điểm trường lớp và các nghiệp vụ chuyên môn phát sinh thuộc đặc thù của ngành giáo dục tại các trường.
- Thứ hai, công tác lập dự toán của một số đơn vị chưa kịp thời, xây dựng dự toán không sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều nhiều cán bộ vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện các bước lập dự toán, chưa rõ bản chất của chương, loại, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục...dẫn đến chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Số liệu dự toán của một số đơn vị xây dựng thường cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định. Qua bảng hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSNN và kế toán, chủ tài khoản các đơn vị cấp trường về công tác xây dựng, phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD, các đơn vị lập dự toán đã căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch (chiếm 94% số được hỏi) nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm kế hoạch(chiếm 45%).
- Thứ ba, việc điều động luân chuyển giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục được thực hiện vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, là thời điểm khai giảng
năm học mới, trong khi đó dự toán của các đơn vị được xây dựng từ tháng 7. Trong quá trình thảo luận dự toán, đơn vị nào có thay đổi về biên chế, báo lại cơ quan tài chính điều chỉnh lại dự toán đã lập, gây ảnh hưởng đến tiến độ lập dự toán chi NSNN của địa phương khi phải lập đi lập lại dự toán chi SNGD.
Thứ tư, định mức giao dự toán chi SNGD theo Nghị quyết 157/2010/NQ-
HĐND tính theo cơ cấu giữa lương và chi khác, trong đó lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương 80%, chi khác 20% dẫn đến không công bằng giữa các đơn vị (Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2010). Nếu đơn vị nào có nhiều cán bộ hưởng lương cao và hưởng nhiều các khoản phụ cấp thì chi khác sẽ cao. Mặt khác, việc thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách 5 năm 2011-2015, năm 2016 là năm kéo dài của thời kỳ ổn định, nguồn kinh phí chi SNGD được giao ổn định trong cả thời kỳ, ngân sách tỉnh chỉ bổ sung khi có chế độ, chính sách mới ban
hành, do vậy, qua các năm, việc tăng lương thường xuyên dẫn đến các khoản thanh toán cho cá nhân liên quan đến chế độ tiền lương tăng, không đảm bảo được tỷ lệ chi khác theo quy định. Qua bảng hỏi ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý NSNN và kế toán, chủ tài khoản các đơn vị cấp trường về công tác xây dựng, phân bổ dự toán chi NSNN cho SNGD, có 58 ý kiến cho rằng định mức phân bổ chi khác là không phù hợp, chiếm 42% số được hỏi (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách và kế toán về công tác
xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nướccho sự nghiệp giáo dục
Nội dung Có Không SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%)
1. Chấp hành thời gian lập dự toán theo quy
định 119 86 19 14
2. Lập dự toán căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch
130 94 8 6
3. Sự phù hợp của định mức phân bổ chi khác 80 58 58 42 4. Lập dự toán lường trước được những
nhiệm vụ phát sinh trong năm kế hoạch 76 55 62 45 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)