tra tổ chức thu, chi tài chính đúng quy định và nâng cao trình độ nghiệp vụ quản
lý tài chính của các cơ sở giáo dục, đồng thời cũng có nhưng đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm nghiêm trọng, tham ô, tham nhũng, lãng phí trong công tác quản lý chi NSNN theo đúng pháp luật.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nghiệp giáo dục
Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục bao gồm:
Chính sách của nhà nước: Trong kinh tếthị trườngcó sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp
luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Các chính sách chế độ chi của Nhà nước thường chậm thay đổi và có nguy cơ tụt hậu so với nhu cầu của thực tiễn. Điều này bị chi phối bởi mối quan hệ giữa thu – chi NSNN đã được Luật NSNN điều chỉnh. Việc tăng chi thường
xuyên cho các cơ quan nhà nước nhiều hoạt động thuộc phạm vi QLNN đòi hỏi phải thực thi mà nguồn đảm bảo từ NSNN còn nhỏ thì các mức chi buộc phải xây dựng thấp, điều này cũng ảnh hưởng đến công tác QL chi NSNN nói chung và
trong SNGD nói riêng (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong sự nghiệp giáo dục, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương.Để giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chi NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập có căn cứ để
cân nhắc phân bổ ngân sách rất cần phải có các định mức phân bổ ngân sách rõ ràng, khoa học.Hiện có hai loại định mức thường được sử dụng trong quản lý chi NSNN là định mức phân bổ và định mức sử dụng. Định mức phân bổ được dùng nhiều nhất trong quá trình lập dự toán chi NSNN để thống nhất về tiêu chí mức trần ngân sách cho mỗi hoạt động. Định mức sử dụng là một trong những căn cứ quan trọng để các đơn vị sử dụng ngân sách quản lý điều hành kinh phí trong phạm vi của đơn vị mình, đồng thời nó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan Tài chính, cơ quan Thanh tra, Kiểm toán thực hiện các phần việc liên quan đến xét duyệt, thẩm định hay kiểm tra chấp thuận tính hợp lệ, hợp lý của số kinh phí mà các đơn vị đã sử dụng (Đặng VănDu và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương: Quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Đây là một nhân tố có tính đặc thù, được biểu hiện ở những đặc điểm tự nhiên về địa hình (như miền núi, vùng đồng bằng, đô thị), hoặc có điều kiện xã hội (như dân tộc, tôn giáo, trình độ dân trí, mạng lưới tổ chức hoạt động sự nghiệp giáo dụcở địa phương…); điều kiện kinh tế. Trong khi
chi cho các cơ quan nhà nước phải trông cậy chủ yếu vào nguồn thu thường xuyên từ thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN; nhưng quá trình huy động nguồn thu này lại thường gặp phải những cản trở không nhỏ. Những cản trở đó càng tăng lên khi nền kinh tế rơi vào những giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến điều hành chi
trưởng cao, bền vững thì khả năng cân đối thu, chi NSNN được thực hiện tương đối thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu suy thoái thì khả năng cân đối, thu chi NSNN gặp khó khăn. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của địa phương (Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009).
Bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục: Hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN.
Phạm vi, mức độ chi NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức và hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước tác động tới cả phạm vi và mức chi của NSNN. Khi bộ máy cồng kềnh sẽ làm tăng chi cả về phạm vi và mức chi. Ngược lại, khi bộ máy nhà nước gọn nhẹ sẽ là điều kiện tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi của NSNN cho các cơ quan trong bộ máy này, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho các cơ quan nhà nước cũng có cơ hội tăng lên nhưng lại không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt động của bộ máy cũng tác động rất lớn đến chi NSNN. Sự tác động từ hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ làm thay đổi về chất của chi và vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến mức chi (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
Theo Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 đưa ra khái niệm: “Phân cấp quản lýngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế
- xã hội” (Quốc hội, 2015).
Phân cấp quản lý ngân sách cũng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm phân cấp quản lý kinh tế xã hội. Mặt khác, phân cấp quản lý ngân sách cần phù hợp và nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền, trong dó bao gồm năng lực quản lý thực hiện các nhiệm vụ chi, giảm thiểu những tùy tiện, thất thoát, kém
hiệu quả trong phân bổ và sử dụng NSNN (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thị Hoàng Phương, 2016).
Trình độ chuyên môn và ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước:Năng lực, trình độ chuyên môn của các bộ phận
quản lý chi ngân sách nhà nước là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Con người luôn là yếu tố trung tâm, quyết định mọi sự thành công hay thất bại. Cho dù các điều kiện khác có tốt đến mấy mà con người không có trình độ để làm chủ thì hiệu quả đem lại là rất thấp. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước là yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ngân sách nhà nước trong sự nghiệp giáo dục sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, phân bổ chi không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách. Tính trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật. Khi các đơn vị có ý thức chấp hành tốt, các sai phạm trong chi ngân sách nhà nước sẽ ít xảy ra, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước sẽ gặp nhiều thuận lợi (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thị Hoàng Phương, 2016).