Chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 75)

Hệ thống văn bản ban hành về chính sách chế độ của nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước. Các chính sách về

NSNN càng được cụ thể hóa, công khai dân chủ thì công tác quản lý chi NSNN ngày càng được quản lý chặt chẽ và thực hiện tốt hơn. Chẳng hạn, định mức chi tiêu hội nghị, công tác phí, tiếp khách, các chế độ chính sách liên quan đến con người như điều động, luân chuyển cán bộ, các quy định về thời gian lập dự toán, quyết toán ... là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN.

Với chính sách của tỉnh Hòa Bình quy định giao dự toán chi sự nghiệp giáo dục tính theo cơ cấu giữa lương và chi khác, trong đó lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương 80%, chi khác 20% dẫn đến không công bằng giữa các đơn vị. Mặt khác, việc thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách 5 năm 2011 - 2015,

năm 2016 là năm kéo dài của thời kỳ ổn định, nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo được giao ổn định trong cả thời kỳ, ngân sách tỉnh chỉ bổ sung khi có chế độ, chính sách mới ban hành, do vậy, qua các năm, việc tăng lương thường xuyên dẫn đến các khoản thanh toán cho cá nhân liên quan đến chế độ tiền lương tăng, không đảm bảo được tỷ lệ chi khác theo quy địnhkhi phân bổ dự toán.

Giá cả thị trường luôn biến động trong khi định mức các khoản chi như chi tiêu hội nghị, công tác phí, tiếp kháchlại không điều chỉnh trong thời kì ổn định

NS. Vì vậy, việc chấp hành dự toán của các đơn vị gặp khó khăn, đôi lúc thực hiện không đúng các quy định về định mức chi. Qua hỏi ý kiến của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN và kế toán, chủ tài khoản của các đơn vị trường học, có 95/138 ý kiến cho rằng định mức chi ngân sách còn chưa hợp lý, chiếm tới

69% số ý kiến được hỏi (Bảng 4.16).

Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác

quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục

Nội dung Hợp lý Chưa hợp lý SL (ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Phân cấp quản lý chi NSNN cho

SNGD giai đoạn 2014-2016 22 16 116 84

2. Định mức chi ngân sách 43 31 95 69

3. Chính sách luân chuyển cán bộ 31 22 107 78 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Trước khi thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị trường học theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, các trường phụ thuộc vào phòng GD&ĐT về kinh phí, do vậy

nhiều lúc chưa chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, việc thanh toán các chế độ, chính sách cho cá nhân đôi lúc chưa kịp thời. Từ khi được giao tự chủ về tài

chính, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp giáo dục từng bước chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng NSNN. Các

đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định đã tăng cường quản lý và điều hành thu chi tài chính của mỗi cơ sở giáo dục. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí tại đơn vị.

Chính sách luân chuyển viên chức ngành giáo dục được thực hiện hàng năm nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ giáo viên, nhân

viên trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kiến thức thực tế và phát triển nhanh, toàn diện hơn. Tuy nhiên, việc điều động, luân chuyển hàng năm lại ảnh hưởng đến thực hiện dự toán chi ngân sách tại các đơn vị trường học, do sự biến động về con người sẽ ảnh hưởng đến kinh phí của đơn vị, dẫn đến phải điều chỉnh dự toán. Hơn nữa, những giáo viên, nhân viên được điều động từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn lần đầu và những giáo viên công tác trên 10 năm tại vùng khó khăn khi được điều động từ vùng khó khăn đến vùng thuận lợi sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng theo quy định tại Nghị định 116 và Nghị định 61. Nguồn kinh phí này sẽ được bổ sung cho đơn vị để chi trả cho cá nhân được hưởng, tuy nhiên lại phụ thuộc vào nguồn kinh phí của ngân sách huyện và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh, nên nhiều lúc thực hiện chưa kịp thời.Qua hỏi ý kiến của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN và kế toán, chủ tài khoản của các đơn vị trường học, có 107 ý kiến cho rằng việc điều động, luân chuyển cán bộ chưa thực hiện hợp lý, chiếm tới 78% số ý kiến được hỏi (Bảng 4.16).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)