Chủ trương của Đảng và nhà nước về quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

cho sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự

phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển

đều coi giáo dục là nhân tốhàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị cao. Ngày 14 tháng 1 năm 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nghị quyết đã nêu rõ tư tưởng mới hết sức quan trọng, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhiều năm trước đây, đầu tư cho

giáo dục được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Từ đây, đầu tư cho giáo dục là

đầu tư để phát triển con người, phát triển sản xuất, phát triển xã hội. Nghị quyết có nêu rõ chủ trương: “Tăng dần tỷ trọng chi trong ngân sách cho giáo dục và

đào tạo. Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay vốn của nước ngoài để phát triển giáo dục” (Ban Chấp hành

Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu tư cho

giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế

hoạch phát triển KT-XH. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ trọng tâm của GD&ĐT. Trong Nghị quyết Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã khẳng định GD&ĐT là

quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân (Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, 2013).

Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quảhơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho một sốcơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc tế (Thủtướng Chính phủ, 2012).

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo,

ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ

cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu sốvà các đối tượng chính sách xã hội; giáo dục năng khiếu và tài năng; đào tạo nhân lực chất lượng

cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũi

nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học. Từng

bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2013; Thủtướng Chính phủ, 2012).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng

Ninh.Tuy là một huyện miền núi,hải đảo, dân cư cư trú phân tán trên nhiều đảo nhỏ đã ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo của huyện gây ra khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và huy động học sinh đến trường. Nhưng hệ thống giáo dục của huyện Vân Đồn tương đối hoàn chỉnh có từ ngành học mầm non đến bậc học phổ thông (Bùi Lệ Hằng, 2016).

Huyện Vân Đồn đã thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đã đạt được những kết quả tích cực giúp quản lý điều hành ngân sách nhà nước của các cấp được tiết kiệm, hiệu quả. Công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thông qua công tác kế toán tương đối chặt chẽ, chấp hành chế độ kế toán theo quy định, đảm bảo chi đúng, chi đủ, bám sát dự toán. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

ngày càng được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ

chuyên môn. Quy mô trường lớp và chất lượng dạy học cũng ngày được nâng

cao (Bùi Lệ Hằng, 2016).

Hiện nay, phòng giáo dục và đào tạo huyện Vân Đồn chỉ quản lý các đơn vị giáo dục là các trường thuộc cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường liên cấp phổ thông cơ sở (gồm cả tiểu học và trung học cơ sở). Các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh mà không chịu sự quản lý của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vân Đồn (Bùi Lệ Hằng, 2016).

Huyện Vân Đồn đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị trường học, thủ trưởng các đơn vị dự toán từng bước chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường quản lý và điều hành thu chi tài chính từ đó nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra giám sátvà sử dụng kinh phí tại đơn vị (Bùi Lệ Hằng, 2016).

Từ năm 2014 đến nay mô hình tổ chức quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Vân Đồn có sự thay đổi: Phòng GD&ĐT là đơn vị dự toán cấp I, có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán đến đơn vị sử dụng (đơn vị dự toán cấp III) trực thuộc, hàng năm có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ thu, chi và xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc bao gồm các trường mầm non, tiểu học, trường THCS và các trường liên cấp Tiểu học và THCS công lập (Bùi Lệ Hằng, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Giao Thủy là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu,

đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, huyện Giao Thủy đã xác định sự

nghiệp Giáo dục và Đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu đã đặt ra, cấp ủy, chính quyền từ

huyện tới cơ sở đã quan tâm và huy động cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp

nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với tinh thần đoàn kết, sự cố gắng nỗ lực của các cấp các

ngành và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành, sự nghiệp giáo dục huyện Giao Thủy liên tục phát triển, vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng. Huyện đã có chủtrương huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền,

các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong huyện tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Theo đó, ngành giáo dục huyện Giao Thủy đã

từng bước củng cố và hoàn thiện ở các ngành học, bậc học, thực hiện tốt 3 nhiệm vụlà nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng đội ngũ cán

bộ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ và tâm huyết, tận tâm với nghề, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong huyện đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các mô hình phương pháp giáo dục mới (Cao Nhung, 2017).

Những kết quả đã đạt được trong những năm qua, ngoài sự quan tâm, động viên kịp thời để cán bộ, giáo viên trong ngành phấn đấu thi đua giành những đỉnh cao trong sự nghiệp, các địa phương trong huyện đã tập trung mọi nguồn lực đầu

tư cơ sở hạ tầng. Mặc dù có khá nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, song với

quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên các địa phương đã

tranh thủ nguồn hỗ trợ của cấp trên, sựủng hộ tích cực của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân, do vậy đến nay toàn huyện đã có 11 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 1 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn mức độ 2,

100% trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 1, 19/28 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ2, là đơn vị dẫn đầu của tỉnh, 19/23 trường THCS đạt chuẩn quốc gia,

3 trường THPT xếp trong tổng số200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất toàn quốc; được UBND tỉnh công nhận là một trong 5 đơn vị của tỉnh xây dựng cơ

sở giáo dục chất lượng cao. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ

tích cực của các bậc phụ huynh, các trang thiết bị, các phòng học chức năng, nhà đa năng phục vụ cho việc dạy và học cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (Cao Nhung, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)