Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử

2.1.3. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

đất ở

2.1.3.1. Mục đích của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mục đích của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2013 như sau:

Đảm bảo quyền lợi cho chủ sử dụng đất được hợp pháp, đồng thời người sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Xây dựng hệ thống hồ sơ đầy đủ về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội... của đất đai làm cơ sở để Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nắm chắc nguồn tài nguyên đất đai và bảo tồn phát triển một cách có hiệu quả, bền vững.

Là để thiết lập hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ lâu dài cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời giúp cho người sử dụng đất có GCNQSDĐ phản ánh đúng hiện trạng quản lý sử dụng đất, trên cơ sở đó người sử dụng đất thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Theo Luật đất đai năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013), nội dung yêu cầu và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:

* Yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Kê khai đăng ký tất cả các loại đất có trong địa giới hành chính xã, kể cả các trường hợp trước đây chưa được cấp GCN do không kê khai đăng ký, không có mặt ở Nhà tại thời điểm kê khai đăng ký hoặc thất lạc hồ sơ trong quá trình kê khai đăng ký, hoặc quá trình tổ chức kê khai đăng ký sót...

dụng đất, các khoản nghĩa vụ tài chính đã thực hiện liên quan đến sử dụng đất, nộp GCN bản gốc đã được cấp trước đây và các loại hoá đơn, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính gốc để làm thủ tục lập hồ sơ cấp đổi GCN mới.

- Uỷ ban nhân dân xã phải chủ động phối hợp với các ban ngành đơn vị có liên quan, huy động cả hệ thống chính trị tại địa phương để triển khai thực hiện công tác kê khai đăng ký; xác nhận đúng nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, diện tích tăng thêm (do cơi nới lấn chiếm, nhận chuyển QSDĐ ở) việc hoàn thành hay không hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của từng chủ sử dụng đất.

* Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện

Trên cơ sở kế hoạch này ban chỉ đạo huyện/thành phố, Thị xã tổ chức triển khai đến tận các xã/phường phân công đến các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách tại các xã/phường.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện/thành phố, Thị xã tổ chức hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho uỷ ban nhân dân (UBND) các xã/phường để thực hiện; chủ trì kiểm tra hồ sơ trước khi UBND huyện/thành phố, Thị xã, CNVPĐKĐĐ phê duyệt cấp GCNQSDĐ.

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm chỉnh lý bổ sung bản đồ, hồ sơ đối với các thửa đất có biến động, tiếp nhận hồ sơ từ UBND các xã/phường chuyển lên để tiến hành thẩm định và xử lý các nội dung theo đúng quy định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức lập hồ sơ địa chính sau khi UBND các xã/phường đã hoàn thành công tác kê khai đăng ký.

- Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu cho UBND huyện/thành phố, Thị xã về kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch đã được giao.

- Chi cục thuế Nhà nước huyện/thành phố, Thị xã phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai của huyện/thành phố, Thị xã trong việc thẩm định hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ tài chính khi cấp đổi GCNQSDĐ.

- UBND xã/phường căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện/thành phố, Thị xã, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành nội dung kê khai, đăng ký, xác nhận, xét duyệt và công khai hồ sơ cấp GCN theo đúng quy định trước khi trình duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch cấp đổi GCNQSDĐ.

2.1.3.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 98, Luật đất đai năm 2013 (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013) quy định cụ thể nguyên tắc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cụ thể như sau:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

+ Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

+ Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)