Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước về cấp giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước về cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội

11/10/2016 về các nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ; thường xuyên tổ chức nhiều hội nghị giao ban với các quận, huyện, thị xã để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thành lập các tổ liên ngành, nòng cốt là sở Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn tất cả 30 quận, huyện, thị xã; ban hành nhiều văn bản, quy định, quyết định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, giảm thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết; quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành trong công tác cấp GCNQSDĐ.

Tính đến ngày 16/3/2018, trên địa bàn Thành phố đã thực hiện cấp GCN và đăng ký kê khai đất đai lần đầu đạt 98,9% (1.535.543 thửa, 1.551.951 thửa; cấp GCN cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đạt 90,32% (161.028 căn/178.278 căn); cấp GCN cho người mua nhà tái định cư đạt 92,11% (12.920 căn/14.027 căn); cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đạt 99,01% (616.704/622.861 GCN), cấp GCN cho các tổ chức đạt 89,54% (17.233/19.247 thửa đất).

Giai đoạn 2015-2017, công tác bàn giao đất dịch vụ trên địa bàn một số quận huyện đã đạt được một số kết quả tích cực: Tính đến hết ngày 31/12/2017, toàn Thành phố đã tổ chức xét duyệt và giao đất dịch vụ đạt 57,85% (38.194/66.028 hộ) với diện tích đất đạt 44,51% (327,34/735,524 ha..

Một số quận, huyện đã thực hiện việc giao đất dịch vụ đạt trên 80% (về số hộ) như: Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoàng Mai, Thường Tín, Phúc Thọ. Tuy nhiên một số quận huyện đạt tỷ lệ rất thấp dưới 50% như: Ứng Hòa, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thạch Thất, Chương Mỹ. Đáng lưu ý, còn một số quận, huyện còn nhiều vướng mắc như: Hoài Đức, Mê Linh, quận Hà Đông (Trần Hà và cs., 2018).

2.2.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Để đạt được kết quả đó Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt là việc thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16-1-2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tập trung đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ. Qua đó, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc

phòng, an ninh, ổn định xã hội.

Ngay sau khi Chỉ thị 15 được ban hành, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực vào cuộc. UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, thường xuyên kiểm điểm tiến độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, đồng thời phê bình, nhắc nhở các địa phương có tỷ lệ cấp giấy đạt thấp để đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, tỉnh đã tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, do vậy đã giải quyết được nhiều hồ sơ tồn đọng trong nhiều năm qua. Các ngành của tỉnh tích cực hướng dẫn các nội dung liên quan đến chuyên ngành. Hầu hết các nội dung vướng mắc đều có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngay trong một tuần kể từ khi nhận được đề nghị của địa phương. Cùng với đó, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực cho công tác cấp giấy, ưu tiên kinh phí phục vụ công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, tăng cường cán bộ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xuống cấp xã để xét duyệt hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Nhờ vậy, đến hết năm 2014, toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với 5 chỉ tiêu chính (đạt trên 85% diện tích cần cấp), và đạt trên 95% diện tích đủ điều kiện cấp. Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp đạt 95,77%; đất lâm nghiệp đạt 93,33%; đất ở nông thôn đạt 97,27%; đất ở đô thị đạt 98,36%; đất chuyên dùng đạt 95, 52% và là một trong các địa phương đi đầu trong công tác cấp GCNQSDĐ trong toàn quốc. Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập trung tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, vì vậy, đã giải quyết được nhiều hồ sơ tồn đọng trong nhiều năm qua (Đỗ Giang, 2015).

2.2.2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Hà Nam

Tính đến thời điểm này (tháng 11/2016), trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam đã cấp được 451.650 GCN với diện tích 50.045 ha, nâng tỷ lệ cấp GCN lần đầu của cả tỉnh đạt 93,6 % so với tổng diện tích cần phải cấp (trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ 98.86%; đất tổ chức đạt 90.1%; đất ở 97.9%; đất tôn giáo 87.9%) và nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc

UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo và các quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ và hướng dẫn của Sở TN&MT. Tiến độ cấp GCN được đẩy nhanh và đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tại một số huyện tỷ lệ còn đạt thấp; thủ tục cấp GCN ở một số huyện còn lúng túng, chưa thực hiện đúng quy định...Một trong những nguyên nhân tồn tại đó liên quan đến các văn bản quy

phạp pháp luật; sự chỉ đạo, kinh phí, lực lượng còn thiếu, mỏng...

Bên cạnh đó, Sở TN&MT Hà Nam cần tập trung mọi nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương . Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò vận động của các đoàn thể đối với quần chúng nhân dân.

Đồng thời, tích cực hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương bằng các biện pháp như: tiến hành rà soát, phân loại các trường hợp tồn đọng; lập kế hoạch cụ thể về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí, cam kết tiến độ. Những trường hợp có thể cấp ngay GCN như đất dịch vụ khi thu hồi đất nông nghiệp, đất dãn dân, đất tái định cư, đấu giá QSD đất …thì hoàn thiện hồ sơ để cấp GCN cho nhân dân. Các trường hợp vi phạm trong sử dụng đất nhưng phù hợp với quy hoạch đất ở thì lập phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành nghĩa vụ tài chính và cấp GCN.

Đối với các thửa đất chưa cấp được thuộc các dạng như vướng quy hoạch, chưa rõ nguồn gốc sử dụng hoặc nguồn gốc sử dụng không hợp pháp thì cho đăng ký hiện trạng sử dụng có cam kết không được xây dựng công trình kiên cố, khi nhà nước thu hồi không được đền bù; đối với các trường hợp tranh chấp, sau khi có quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan thẩm quyền thì cho kê khai, đăng ký QSD đất theo quy định (Ngô Chiến, 2016).

2.2.2.4. Tình hình quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở để Nhà nước quản lý đất đai có hiệu quả nhất cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người sử dụng đất.

Huyện Lạng Giang là huyện có những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, đạt được một số thành tựu về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng. Cùng với sự phát triển đó đã phát sinh không ít vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất của người dân, gây ra một số khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và dễ dàng trong công tác quản lý thì việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất là cần thiết.

Từ thực tế đó Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạng Giang đã đánh giá công tác đăng ký đất GCN QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân từ năm

1993 đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp giúp công tác cấp GCN QSD đất được hoàn thiện hơn.

Kể từ khi Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực thi hành và đặc biệt là Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 18/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc tập trung chỉ đạo, tăng cường biện pháp thực hiện cấp GCN QSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp GCN QSD đất. Trên cơ sở các văn bản pháp luật và sự vào cuộc của hệ thống chính trị công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Lạng Giang đã đi vào nề nếp và đạt được kết quả cao. Kể từ khi thành lập đến nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lạng Giang đã phối hợp với phòng Tài nguyên môi trường và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai và hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất; đã kiểm tra, thẩm định chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện cấp 3352 Giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân. Đã kiểm tra, thẩm định, tham mưu UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp đổi 7119 Giấy chứng nhận QSD đất sau đo đạc bản đồ địa chính và giải quyết 19.417 hồ sơ đăng ký biến động cho các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu (Đặng Văn Tính, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)