3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn phường Đồng Kỵ, Đình Bảng và xã Phù Khê. Trong đó phường Đồng Kỵ phát triển mạnh về cụm công nghiệp, phường Đình Bảng phát triển mạnh về các khu đô thị, xã Phù Khê còn gặp nhiều khó khăn trong cấp GCNQSDĐ ở. Trong đó:
Phường Đồng Kỵ, Đình Bảng là 2 phường đại diện cho vùng tập trung các làng nghề và khu công nghiệp trên địa bàn thị xã với đa dạng hình thức cấp GCNQSDĐ, đặc biệt 2 phường này công tác quản lý cấp GCNQSDĐ có nhiều vấn đề cần phải quan tâm như một số khu, cụm công nghiệp sau khi được cấp GCNQSDĐ nhưng lại bỏ hoang hoặc sử dụng chưa đúng mục đích.
Xã Phù Khê là đại diện cho vùng sản xuất nông nghiệp thuần túy.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài được thu thập bằng phương pháp sao chụp, kế thừa các tài liệu đã công bố từ các cơ quan lưu trữ thông tin và truy cập mạng Internet. Các loại thông tin và nguồn thu thập thông tin được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các thông tin thứ cấp cần thu thập và nguồn thu thập thông tin
Loại thông tin cần thu thập Nguồn cung cấp thông tin
1. Các thông tin phục vụ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học đã công bố.
+ Truy cập Internet 2. Thông tin số liệu về đất đai, tài nguyên
thiên nhiên, khí hậu của địa bàn nghiên cứu
+ Cán bộ địa chính thị xã + Cán bộ phụ trách môi trường + Các dự án, báo cáo quy hoạch 3. Thông tin, số liệu về dân số, lao động,
thực trạng cấp GCNQSDĐ ở
Báo cáo sơ kết, tổng kết của UBND thị xã Từ Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê thị xã Từ Sơn. 4. Các thông tin về chính sách văn bản
pháp luật quy định về cấp GCNQSDĐ
+ Cán bộ thống kê thị xã + Cán quản lý đất đai 5. Các thông tin về cơ sở hạ tầng kinh tế-
xã hội
+ Cán bộ phụ trách giao thông, thuỷ lợi + Báo cáo tổng kết (VP UBND thị xã)
3.2.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến đánh giá của hộ dân, cán bộ quản lý tham gia cấp GCNQSDĐ ở và quy trình cấp GCNQSDĐ ở
- Các thông tin sơ cấp được thu thập từ 60 hộ sử dụng đất và 15 cán bộ trực tiếp làm công tác cấp GCNQSDĐ.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp: quan sát, khảo sát thực địa, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu hộ sử dụng đất bằng phiếu điều tra, hội thảo xin ý kiến chuyên gia.
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
3.2.3.1 Xử lý dữ liệu
- Kiểm tra lại dữ liệu đã thu thập được theo 3 yêu cầu: đầy đủ, chính xác, lôgic. - Hiệu chỉnh dữ liệu, mã hóa các dữ liệu sơ cấp
- Nhập vào máy tính và sự trợ giúp của phần mềm Excel
3.2.3.2. Tổng hợp dữ liệu
Sử dụng công cụ phần mềm Excel chúng tối đã:
- Sắp xếp theo thứ tự các hộ thuộc các đơn vị hành chính (xã, phường…) - Phân tổ theo các tiêu thức nghiên cứu theo đơn vị hành chính, đối tượng sử dụng đất…
- Xây dựng các bảng số liệu, sơ đồ, đồ thị - Tập hợp các ảnh, hộp ý kiến có liên quan
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Với các chỉ tiêu phân tích, số tuyệt đối, số tương đối, trung bình cộng để mô tả kết quả thực hiện đăng ký và cấp giấy chứng chứng nhận QSDĐ ở cho các đối tượng và theo các loại đất qua các năm.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê so sánh dùng để so sánh kết quả thực hiện công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ ở cho các đối tượng và với tưng loại đất qua các năm
và so sánh kết quả đăng ký và cấp GCNQSDĐ ở của các phường xã của thành phố trong thời gian qua so sánh giữa thực hiện với kế hoạch.
3.2.4.3. Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Từ kết quả thăm dò và xin tư vấn các cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp đảm nhận đăng ký và cấp GCNQSDĐ về các yếu tố ảnh hưởng. Chúng tối đã tổng hợp lại làm căn cứ để nghiên cứu các giải pháp phù hợp.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sử dụng đất đai
- Tổng diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp - Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp
- Tổng diện tích đất NTTS - Diện tích đất nông nghiệp khác. - Số hộ sử dụng đất
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Số hộ đã kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ - Số hộ chưa kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ - Tỷ lệ hộ đã kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ - Số hố sơ kê khai cấp GCNQSDĐ
- Diên tích đất cần kê khai cấp GCNQSDĐ
- Tỷ lệ diện tích đã kê khai/ tổng diện tích cần kê khai cấp GCNQSDĐ
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả cấp GCN giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(1) Số hộ và tỷ lệ hộ đã được cấp GCNQSDĐ
- Tỷ lệ hộ đã được cấp GCNQSDĐ/ tổng số hộ đã kê khai đăng ký. (2) Số hộ chưa được cấp GCN do các nguyên nhân
- Số hộ chưa được cấp GCN do có tranh chấp - Số hộ chưa được cấp GCN do chưa có đủ hồ sơ - Số hộ chưa được cấp GCN do nằm trong quy hoạch
- Số hộ chưa được cấp GCN do có lấn chiếm đất - Số hộ chưa được cấp GCN do chưa kê khai (3) Diện tích đất đã kê khai cấp GCNQSDĐ
(4) Diện tích đất chưa kê khai đăng ký cấp GCN đăng ký QSDĐ
(5) Diện tích và tỷ lệ diện tích đã cấp GCNQSDĐ, tỷ lệ diện tich đất được cấp GCNQSDĐ/ tổng diện tích đã kê khai
3.2.5.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá của đối tượng sử dụng đất về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận
- Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính công khai minh bạch - Số ý kiến đánh giá thủ tục hành chính không công khai minh bạch
Số ý kiến đánh giá thời gian thực hiện việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ nhanh, chậm, bình thường
- Số ý kiến đánh giá thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH
4.4.1. Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất
4.4.1.1. Quy định về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ gồm có: - Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (nếu có);
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có).
4.4.1.2. Trình tự thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường (Bước 1.1) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND thị xã thì sẽ do viên chức của Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn tiếp nhận hồ sơ (Bước 1.2). Trường hợp đã nhận hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận trao phiếu hẹn cho người thực hiện TTHC. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND xã, phường thì UBND xã, phường kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường trong vòng 15 ngày. Sau đó gửi hồ sơ đến Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn (Bước 2.1).
Trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn thì Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn chuyển hồ sơ đến UBND xã, phường để lấy ý kiến xác nhận về hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc đất, tình trạng tranh chấp và thời điểm sử dụng đất.Trong thời gian 15 ngày, UBND cấp xã, phường thẩm tra và xác nhận vào phần xác nhận của UBND cấp xã, phường trong đơn xin cấp GCNQSDĐ, thực hiện công khai hồ sơ, thông báo các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN. Sau đó, chuyển
trả hồ sơ cho Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn (Bước 2.2).
Hình 4.1. Sơ đồ trình tự thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2018)
Bước 3. Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận. Tiến hành trích lục hoặc trích đo thửa đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ. Sau đó, gửi số liệu địa chính đến Cơ quan Thuế.
Bước 4. Cơ quan Thuế tính thuế, thu thuế. Sau đó, gửi một bộ sao hồ sơ thu thuế đến Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn.
Bước 5. Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn nhận bộ sao hồ sơ thu thuế và tiến hành in GCNQSDĐ. Sau đó, chuyển toàn bộ hồ sơ gốc (kể cả trường hợp đủ hay không đủ điều kiện) đến Phòng TNMT thị xã Từ Sơn.
Bước 6,7,8. Phòng TNMT thị xã Từ Sơn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND thị xã ký GCN; ký hợp đồng cho thuê đất đối đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; ghi vào sổ cấp GCN. Sau đó chuyển hồ sơ cho Chi
Người sử dụng đất
UBND xã,phường
Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ Từ Sơn
Cơ quan thuế
Phòng TNMT thị xã Từ Sơn UBND thị xã Từ Sơn Bước 1.2 Bước 2.2 Bước 2.1 Bước 3
Bước 4 Bước 5 Bước 8
Bước 6 Bước 7 Bước 9.2
Bước 1.1
Bước 9.1
nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn.
Bước 9. Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND xã thì Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn gửi lại cho UBND xã để UBND xã trao GCN cho người sử dụng đất (Bước 9.1). Trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chi nhánh VPĐK đất đai Từ Sơn có trách nhiệm trao GCN cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (Bước 9.2).
Nhìn chung, thủ tục liên quan đến cấp GCNQSDĐ ở được tiến hành đơn giản, giảm sự phiền hà cho nhân dân. Thời gian từ khi người sử dụng đất nộp hồ sơ đến khi nhận GCNQSDĐ tại thị xã Từ Sơn là 19 ngày, ngắn hơn 11 ngày so với quy định chung của Nhà nước. Công tác quản lý được tiến hành chặt chẽ và đảm bảo đúng theo luật đất đai.
Tuy nhiên khâu thẩm định hồ sơ làm căn cứ cấp GCNQSDĐ ở mà cấp xã, phường thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như trong trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ trước 1-1-2008 mà đất đó chưa được cấp GCN và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 điều 82, Luật đất đai 2013 thì được hiểu như thế nào theo 2 cách sau đây: Một là chưa được cấp GCN lần đầu. Hai là đã cấp lần đầu và người nhận chuyển nhượng chưa được cấp? Nếu hiểu thửa đất chưa được cấp GCN lần đầu thì vấn đề phải giải quyết theo Điều 70.
Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất. Như vậy thì không nhất thiết phải quy định Khoản 1 trong Điều 82 như trên. Còn nếu hiểu rằng thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ lần đầu và người nhận chuyển nhượng chưa được cấp. Vậy thì quy định ở các khoản 1, 2 là giống nhau, vì cùng thuộc trường hợp “đã cấp lần đầu và người nhận chuyển nhượng chưa được cấp”. Như vậy, nội dung Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 82 nêu trên khác nhau ở chỗ nào? Và điều bất cập trong điều này là ở chỗ đó. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng sớm có kiến nghị để Chính phủ sửa đổi, bổ sung làm sáng rõ nội dung của quy định trên.
4.1.2. Lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị xã Từ Sơn
Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, hàng năm UBND thị xã Từ Sơn ban hành kế hoạch về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn thị xã. Kế hoạch cụ thể như sau: Các địa phương chưa hoàn thành cấp GCN lần đầu phải tập trung triển khai cấp đồng loạt, thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục cấp GCN, đồng thời gắn việc giải quyết những trường hợp cũ tồn tại vướng mắc trong việc cấp giấy, đảm bảo hoàn thành cơ bản công tác cấp GCN lần đầu cho tất cả các thửa đất trên địa bàn thị xã. Đối tượng áp dụng trong kế hoạch là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn thị xã thuộc trường hợp phải cấp GCN nhưng đến nay chưa được cấp GCN lần đầu theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, công trình xây dựng.
Để đánh giá công tác lập kế hoạch cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị xã Từ Sơn, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác cấp GCNQSDĐ theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Chỉ tiêu Đồng ý Tỷ lệ Không đồng ý Tỷ lệ Khác Tỷ lệ (%) (n=15) (%) (%)
Luôn nhận được sự quan tâm
của các cấp, các ngành 10 66,67 2 13,33 3 20,00 Đúng chủ trương của Đảng và
pháp luật của NN 12 80,00 1 6,67 2 13,33 Kế hoạch chi tiết, dễ thực hiện 8 53,33 2 13,33 5 33,33 Kế hoạch phù hợp với điều
kiện thực tế của thị xã 9 60,00 2 13,33 4 26,67 Nguồn: Kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.1 cho thấy, công tác lập kế hoạch cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị xã Từ Sơn được quan tâm của các cấp các ngành với 66,67% ý kiến đánh giá. Lập kế hoạch cấp GCNQSDĐ đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước với 80,0% số ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, tỷ lệ số ý kiến cho rằng kế hoạch chi tiết, dễ thực hiện và kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của thị xã chỉ chiếm 53,33%.
4.1.3. Thực hiện quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4.1.3.1. Quản lý đối tượng chứng nhận quyền sử dụng đất ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện thông tư 33/2017/TT-BTNMT và Thông tư số 17/2013/TT- BTNMT quy định về cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
phòng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Từ Sơn đã cấp GCNQSDĐ ở. Đây là cơ sở cần thiết để Chi nhánh có thể thực hiện các bước tiếp theo là lập hồ sơ địa chính. Để tổ chức đăng ký cấp GCNQSDĐ đươc nhanh chóng, trước hết cán