3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 6.108,8 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm 5 xã và 7 phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong;
- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm - Tp. Hà Nội; - Phía Đông giáp huyện Tiên Du;
- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh - Tp. Hà Nội.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2018) Thị xã Từ Sơn có Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 295B (trước đây là Quốc lộ 1A cũ) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua và kết hợp với các tuyến đường khác của thị xã hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo cho
thị xã có thế mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khai thác được nguồn nhân lực để sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó thị xã Từ Sơn còn là một thị xã Đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm... Từ Sơn còn là thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề Sơn mài Đình Bảng, Mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, Dệt Tương Giang.
3.1.1.2. Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong thị xã đều có độ dốc <30. Địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Đặc điểm địa chất thị xã Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackêi - palêzôi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.
Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa tháng dao động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C.
Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa, tháng từ 125,2 mm (tháng 10) đến 282,3 mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).
Nhìn chung thị xã Từ Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với SDĐ là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thủy lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ, mở rộng diện tích.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Thực chất của việc quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án QHSDĐ tốt nhất và hợp lý, trước hết phải nắm vững tài nguyên đất cả về số lượng và chất lượng.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính như sau:
* Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)
* Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph) * Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg)
* Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Pf) * Đất phù sa úng nước (Pj)
* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) * Đất xám bạc màu gley (Bg)
* Đất vàng nhạt trên đỏ cát (Fp)
Đánh giá chung về tài nguyên đất:
+ Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâmcanh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm, thoát nước tốt). + Về hóa tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S.
Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
2.999,15 ha đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chiếm 49,09% diện tích tự nhiên; 3.109,03 ha đất được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chiếm 50,89 % diện tích tự nhiên và 0,69 ha đất chưa sử dụng chiếm 0,01 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2018
Loại đất Mã đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 6.108,87 100 1. Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.999,15 49,09 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2.804,63 45,91 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.787,29 45,63
Đất trồng lúa LUA 2.739,39 44,84
Đất trồng cây hàng năm khác HNK 47,92 0,78
Đất trồng cây lâu năm CLN 17,34 0,28
Đất lâm nghiệp LNP 0,86 0,01 Đất rừng sản xuất RSX Đất rừng phòng hộ RPH 0,86 0,01 Đất rừng đặc dụng RDD Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 192,24 3,15 Đất làm muối LMU Đất nông nghiệp khác NKH 1,43 0,02
2. Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3.109,03 50,89
Đất ở OCT 805,99 13,19
Đất ở tại nông thôn ONT 335,35 5,49
Đất ở tại đô thị ODT 470,64 7,70
Đất chuyên dùng CDG 2.051,00 33,57
Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,21 0,20
Đất quốc phòng CQP 0,53 0,01
Đất an ninh CAN 1,25 0,02
Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 188,55 3,09 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 842,97 13,80 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.005,47 16,46
Đất cơ sở tôn giáo TON 20,89 0,34
Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 23,35 0,38 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 61,79 1,01 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 71,88 1,18 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 61,77 1,01 Đất phi nông nghiệp khác PNK 12,30 0,20 3. Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0,69 0,01
Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,69 0,01
- Nhóm đất nông nghiệp: tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2018 là 2.999,15 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 2.804,63 ha chiếm 45,91% diện tích tự nhiên và chiếm 93,52% diện tích nhóm đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm có diện tích 2.787,29 ha. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa có diện tích 2.739,39 ha và đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 47,92 ha. Đất rừng phòng hộ có diện tích 0,86 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 0,03 % diện tích nhóm đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 192,24 ha, chiếm 3,15 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 6,41 % diện tích nhóm đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp khác có diện tích 1,43 ha, chiếm 0,02 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 0,05 % diện tích nhóm đất nông nghiệp.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: Năm 2018 diện tích đất ở của thị xã là 805,99 ha, chiếm 13,19% diện tích tự nhiên. Trong đó đất ở tại nông thôn là 335,35 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên và đất ở đô thị là 470,64 ha, chiếm 7,70% diện tích tự nhiên. Năm 2018 diện tích đất chuyên dùng là 2.051,0 ha chiếm 33,57% diện tích tự nhiên và chiếm 65,97% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan 12,21 ha, đất quốc phòng 0,53 ha, đất an ninh 1,25 ha, Đất xây dựng công trình sự nghiệp 188,55 ha, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 842,97 ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 1.005,47 ha, đất cơ sở tôn giáo 20,89 ha, chiếm 0,34 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 0,67% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất cơ sở tín ngưỡng 23,35 ha; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 61,79 ha, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 71,88 ha, đất có mặt nước chuyên dùng 61,77 ha; đất chuyên dùng khác 12,30 ha.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của xã trong kỳ kiểm kê này là 0,69 ha, chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên.
* Phân loại đất theo đối tượng sử dụng, quản lý
Trong 6.108,87 ha đất tự nhiên, hộ gia đình cá nhân sử dụng 3.330,0 ha bằng 54,51% diện tích tự nhiên; các tổ chức kinh tế sử dụng 930,64 ha bằng 15,23 % diện tích tự nhiên; cơ quan đơn vị Nhà nước sử dụng 519,0 ha, bằng 8,50 % diện tích tự nhiên; tổ chức sự nghiệp công lập 158,7 ha bằng 2,60 % diện tích tự nhiên; Tổ chức khác 0,8 ha chiếm 0,01 % tổng diện tích tự nhiên; Cộng
đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 46,6 ha chiếm 0,76 % tổng diện tích tự nhiên. UBND cấp xã quản lý 639,86 ha bằng 10,47 % diện tích tự nhiên; Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác 483,6 chiếm 7,92 % tổng diện tích tự nhiên.
Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn năm 2018 theo đối tượng sử dụng và quản lý
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2018)
3.1.1.5. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba Xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ phường Châu Khê qua phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê là con sông phải chịu tiếp nhận nước thải nhiều nhất từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng lượng nước thải xả xuống dòng sông là 20.000 (m3/ngày), chất lượng nước sông đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dòng sông trở thành một mương thoát nước thải của làng nghề.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong Mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
Nhận xét: Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, cách không xa các đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy khá thuận lợi, tạo điều kiện cho Từ Sơn trong việc giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao, phục vụ cho công cuộc phát triển KTXH của thị xã.
Điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các khu dân cư. Tuy nhiên với tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị và gia tăng dân số nhanh, đang gây những biến đổi xấu đến môi trường.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh thời kỳ mới, kinh tế thị xã Từ Sơn cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân những năm qua trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về đất đai, lao động, khoa học, thị xã đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tạo tiền đề cho sự phát triển các năm tiếp theo.
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Bảng 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp thị xã Từ Sơn giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển(%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 Bình quân I. Tổng giá trị sản xuất 1.192.260,10 100 1.269.244,60 100 1.366.364,50 100 106,46 107,65 107,05 1.1. Nông lâm ngư nghiệp 155,60 57,63 701.511,50 55,27 517,45 52,18 102,1 101,63 101,87
- Trồng trọt 56,30 78,62 551.834,90 78,66 156,37 78,8 102,15 101,81 101,98
- Chăn nuôi 79,50 21,38 149.676,60 21,34 310,44 10,59 101,91 96,67 99,29
- Lâm nghiệp, thủy sản 9,10 74,94 414.415,00 75,1 28,04 76,13 102,36 103,21 102,78
- Dịch vụ nông nghiệp 10,70 22,60
1.2. Công nghiệp và Tiểu
thủ công nghiệp 27.991,60 20,86 276.202,20 21,76 74.632,10 23,29 111,04 115,19 113,12 + Kinh tế nhà nước 212,60 74,94 414.415,00 75,1 442,40 76,13 102,36 103,21 102,78 + Kinh tế ngoài nhà nước 98.929,80 18,31 100.774,00 18,26 2.541,70 18,43 101,86 102,75 102,31 + Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài 23.567,10 6,74 36.645,90 6,64 48.772,00 6,59 100,6 101,05 100,83
2.1. GTSX/khẩu/năm 16,4 17,3 18,6 105,49 107,51 106,5
2.2. GTSX/LĐ/năm 29,8 30,6 32,5 102,68 106,21 104,45
2.3. GTSX/hộ/năm 68,2 71,9 77,1 105,43 107,23 106,33
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn (2015-2017)
42
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
Năm 2018 dân số của toàn thị xã có 161.397 người với 100% là dân tộc kinh, thị xã có mật độ dân số trung bình 2.510,24 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các cấp cao nhất là phường với mật độ 6894,56 người/km2, thấp nhất là xã với mật độ dân số khoảng 3.000 người/km2.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của thị xã không ngừng tăng lên, hiện tại thị xã có khoảng 105.231 lao động trong độ tuổi, chiếm 65,20% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, một số ít lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mộc dân dụng, chế biến lương thực, cơ khí sửa chữa