Đánh giá chung trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử

4.1.5. Đánh giá chung trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận

nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.1.5.1. Ưu điểm

- Được sự quan tâm lãnh đạo của Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, phường trong toàn thị xã đã nghiêm túc triển khai thực hiện mục tiêu.

- ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân và được nhân dân đồng tình hưởng ứng vì thế mà kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị xã đạt được tỷ lệ khá cao.

- Khi về VPĐK đất đai “một cấp” thì công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ được thực hiện chuyên nghiệp hơn, các thủ tục bớt rườm rà hơn, thời gian giải quyết TTHC giảm.

4.1.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Những tồn tại, hạn chế

Quá trình cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn bên cạnh những thành tựu nêu trên còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:

- Thực hiện cải cách hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục giao dịch về đất đai tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn chậm. Chậm nhất là hồ sơ chuyển QSDĐ liên quan đến xác định nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính, cụ thể: Việc xác định của địa phương về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai và sự phù hợp với quy hoạch đất chậm. Theo quy định thì hồ sơ xử lý tại chi cục thuế chỉ được 3 ngày nhưng trong thực tế còn có hồ sơ xử lý đến 7 ngày thậm chí có những hồ sơ kéo dài đến 10 ngày, do tại chi cục thuế chỉ có một cán bộ thẩm định trong lĩnh vực đất đai cho 12 xã, phường.

- Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được quan tâm nhưng việc thực hiện thì chưa sâu sát đến từng người dân cũng như mới tuyên truyền phổ biến về nội dung của luật chứ chưa hướng dẫn cụ thể cho người dân về các trình tự thủ tục. Do đó khi người dân đi làm thủ tục thì gặp nhiều khó khăn do không biết phải làm những thủ tục gì, ở đâu.

- Số lượng tồn đọng do cấp đất sai thẩm quyền chưa được xem xét để cấp GCNQSDĐ còn nhiều. Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, chỉ có cơ quan có thẩm quyền như Sở TN & MT, UBND thị xã được đứng ra cấp đất cho người dân. Tại thị xã Từ Sơn, tình trạng UBND xã cấp đất cho người dân không đúng thẩm quyền, không theo chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước đã để lại một số lượng khá nhiều gây khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ.

- Việc cấp GCNQSDĐ còn thủ công nên tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm khó đẩy nhanh tiến độ. Mặt khác công tác QLNN về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước đây để lại. Sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCNQSDĐ gặp không ít khó khăn.

- Một bộ phận người dân có thời điểm sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 trở về sau khi cấp GCNQSDĐ phải nộp một khoản kinh phí bằng 1/2 giá trị lô đất (theo khung giá của tỉnh ban hành hàng năm). Vì vậy mặc dù rất muốn được cấp GCNQSDĐ nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện.

Đất đai là đối tượng luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, đòi hỏi nâng cao năng lực và trách nhiệm làm việc của cán bộ quản lý đất đai để hiệu quả sử dụng đất thu hồi tăng lên và giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến dân

b. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn... Tuy nhiên, Luật cũng quy định việc cấp GCNQSDĐ là Nhà nước công nhận QSDĐ đối với người đang sử dụng đất ổn định, đồng thời đặt ra điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình là phải có Giấy chứng QSDĐ. Như vậy, có thể hiểu những trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ là trường hợp chưa được Nhà nước công nhận QSDĐ và không đủ các điều kiện để thực hiện các quyền năng của người sử dụng đất.

Hiện nay, nhu cầu tách đất ở các hộ dân diễn ra rất lớn, đặc biệt đối với những thửa đất được cấp sau ngày 18/12/1980 thì phải chuyển mục đích sử dụng đất làm tăng số lượng hồ sơ trong khi cán bộ xử lý hồ sơ không được tăng cường.

- Chưa được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, phương pháp đo đạc bằng phương pháp thủ công vì vậy sai số cao và khó khăn cho công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ.

- Công tác hướng dẫn cho dân để cấp GCNQSDĐ tồn đọng, trích đo hồ sơ địa chính nhất là hồ sơ giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án trên địa bàn còn chậm so với quy định, việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa kịp thời.

- Trong giai đoạn đầu, thị xã vẫn còn theo cách làm cũ là cấp GCN theo nhu cầu nên chờ người dân đến liên hệ lập thủ tục đề nghị cấp GCN, chưa tập trung chỉ đạo, tuyên truyền đề người dân thực hiện đăng ký đất đai nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy nhất là tăng cường về nhân lực, tài chính cũng như giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Cán bộ thực hiện có tâm lý e ngại, né tránh trách nhiệm do lo sợ xảy ra sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ nên có nhiều trường hợp hồ sơ đơn giản nhưng vẫn làm văn bản đề nghị cơ quan cấp trên hướng dẫn, trong khi thuộc thẩm quyền nghiên cứu giải quyết của cấp xã, phường.

- Do nhân lực ở các xã, phường chỉ có 01 cán bộ địa chính và phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như giải phóng mặt bằng, chỉnh lý biến động, nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa, giải quyết tranh chấp đất đai, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người dân, báo cáo thống kê kiểm kê hàng năm, lập bảng giá đất. Vì vậy, để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi cán bộ địa chính xã, phường phải nỗ lực rất lớn trong việc nắm bắt tình hình thực tế địa phương, giải quyết công việc cũng như nâng cao trình độ chuyên môn.

- Ý thức người dân chưa quan tâm đến việc đề nghị cấp GCN, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của GCNQSDĐ hoặc chưa có nhu cầu thực hiện các QSDĐ (thế chấp, vay vốn, chuyển QSDĐ…) nên chưa thực hiện kê khai, đăng ký cấp GCNQSDĐ. Mặt khác do tiền sử dụng đất mà người dân phải đóng quá cao, có nhiều trường hợp nhà, đất tạo lập sau ngày 15/10/1993 phải đóng tiền sử dụng đất hàng trăm triệu đồng trong khi người dân không đủ khả năng để đóng tiền sử dụng đất dẫn đến không thiết tha với việc lập hồ sơ cấp GCN.

- Việc thi hành, thực hiện các văn bản pháp luật đất đai nhiều khi còn chậm, chưa sát thực tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa được thực hiện thường xuyên sâu rộng. Một số cán bộ địa chính chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

- Hệ thống hồ sơ tài liệu vừa thiếu vừa biến động, đặc biệt các loại tài liệu sổ sách trước Luật Đất đai 2013 đã bị hư hỏng nặng và thất lạc nhiều, việc lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số còn chậm. Bản đồ địa chính phải đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất, đạt yêu cầu về chất lượng và áp dụng trong thực tế. Bản đồ địa chính trên địa bàn thị xã chủ yếu ở dạng giấy thậm chí một số xã còn ở dạng giấy dầu đã bị rách và ố, sổ địa chính bị thất lạc nhiều, thửa đất thực tế biến động rất nhiều so với hồ sơ địa chính nhất là về diện tích và ranh giới. Thậm chí có một số thửa đất tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với bản đồ địa chính. Vì vậy việc công nhận lại diện tích cho người dân khác so với hồ sơ địa chính cũng gây khó khăn cho cán bộ quản lý.

- Những hồ sơ chưa được cấp GCNQSDĐ chưa có hoặc không có đủ hồ sơ gốc về QSDĐ nên khó khăn cho việc thẩm định về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất. Khi hồ sơ thiếu những giấy tờ quan trọng thì việc bổ sung của người dân rất chậm, nhất là đối với loại hồ sơ đồng loạt. Trong quản lý đất đai việc xác định được nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất rất quan trọng vì liên quan việc thực

hiện nghĩa vụ tài chính đối với người dân. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở của địa phương;trường hợp sử dụng đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 thì phải nộp 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở, 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức giao đất ở. trường hợp sử dụng đất từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở

Trong thời gian tới, để quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và cấp GCNQSDĐ thị xã cần tiếp tục phát huy các nhân tố tích cực đồng thời hạn chế các nhân tố tiêu cực đảm bảo đưa công tác quản lý và sử dụng đất vào về nếp, phục vụ tốt cho công tác cấp GCNQSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)