Sản phẩm dược phẩm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài

2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp phát triển thị trường

2.2.2. Sản phẩm dược phẩm trên thế giới

Những nghiên cứu về lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, làm cho người tiêu dùng nhận thức được mối quan hệ giữa sử dụng hợp lý thực phẩm để đem lại lợi ích tối đa về sức khỏe với việc chi phí y tế ngày càng tăng, dân số ngày càng già và điều quan trọng là phải tự kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.

Sự thay đổi nhận thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe và bệnh tật đã tác động đến một lĩnh vực giữa thực phẩm và khoa học dinh dưỡng được gọi là “thực phẩm chức năng” (TPCN). Khái niệm về thực phẩm chức năng tập trung vào tác động của thực phẩm đối với một số triệu chứng và bệnh được nhiều người quan tâm đặc biệt là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, ung thư … và các chức năng về thể chất và tinh thần. Theo một số điều tra, người dân Mỹ

thường sử dụng TPCN trong một số bệnh chứng như: đau dạ dày, cảm lạnh, nhức đầu, tiêu chảy… trước khi cần sự can thiệp của thầy thuốc.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản không phân biệt thực phẩm chức năng với dược thực phẩm (nutraceutical). Thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm mà không phải là dược phẩm, mặc dù so với các thực phẩm cơ bản thông thường khác, trong thành phần thực phẩm chức năng có mặt các hoạt chất đem lại các lợi ích cho sức khỏe.

Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đều ban hành các khung pháp lý để quản lý việc sản xuất, lưu hành, kinh doanh và sử dụng thực phẩm chức năng.

* Thị trường TPCN ở Nhật Bản

- Nhật Bản, TPCN đã được đa ra thị trường từ những năm 1930 và trở thành một trong những nước sản xuất và tiêu thụ cao trên thế giới vào giữa thập kỷ 1980 bởi vấn đề ô nhiễm trong môi trường thức ăn, chi phí thuốc trị bệnh ngày càng tăng đẩy chi phí y tế dự phòng trở thành gánh nặng cho dân và chính phủ vì chi phí bảo hiểm y tế liên tục tăng cao.

- Chính vì vậy chính phủ Nhật Bản cũng đã có những chương trình đặc biệt nghiên cứu TPCN đồng thời sớm có quy chế về TPCN dưới tên gọi là thực phẩm đặc biệt cho sức khoẻ FOSHU (Food for specific health use) vào năm 1991 nhằm làm rõ phạm trù chức năng của thực phẩm chế biến đồng thời ngăn chặn nạn quảng cáo tràn lan, làm sai lệch nhận thức của người tiêu dùng. Thị trường Nhật Bản có khoảng 1500-2000 sản phẩm chức năng trong đó có khoảng 400 loại là đạt chất lượng đăng ký ở FOSHU và người Nhật có mức tiêu dùng TPCN là 126 đôla/người/năm (David M.Caplan, 2006). Tổng kim ngạch tiêu thụ TPCN tại Nhật Bản năm 2005 khoảng 17,5 tỷ đô la trong đó: 3,2 tỷ cho TPCN tiêu hóa (193 sản phẩm), 94 triệu đô la cho TPCN tim mạch (52 sản phẩm), phần còn lại là các loại TPCN cho huyết áp, tiểu đường và bổ sung khoáng chất, 11 tỷ đô la những sản phẩm không có dấu công nhận của FOSHU trong đó nước uống là 4 tỷ đô la, đặc biệt là nước giải khát có acid amin là phổ biến hơn cả, kế đến là loại sữa pha các loại men chiếm 2,4 tỷ đô la (FOSHU, 2006).

Ở Trung Quốc, Luật Thực phẩm và Vệ sinh được ban hành lần đầu vào năm 1995. Luật quy định cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký các thực phẩm có tác dụng đối với sức khỏe (bao gồm thực phẩm chức năng và nutraceutical) là Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Quốc gia (State Food and Drug Administration: SFDA).

Sự phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thuốc đã được thu hẹp đáng kể với việc thông qua Luật Dinh dưỡng, Ghi nhãn và Giáo dục (NLEA) năm 1990. Luật này chính thức cho phép ghi trên nhãn việc mô tả mối liên hệ giữa thành phần của thực phẩm với sức khỏe hoặc bệnh tật và được gọi là “công bố về sức khỏe” (health claim).

Thêm nữa, NLEA yêu cầu tất cả các “công bố về sức khỏe” phải được hỗ trợ bằng các bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Ở Hoa Kỳ, dược thực phẩm được bán như thực phẩm chức năng và Luật DSHEA cũng đã ban hành định nghĩa chính thức đối với các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng (dietary supplement). Cho đến năm 1997, tất cả các công bố trên nhãn về liên quan giữa thực phẩm và lợi ích đối với sức khỏe đều phải được FDA phê duyệt. Tuy nhiên, sau khi Luật về hiện đại hóa FDA được thông qua, công bố sức khỏe không cần phải được FDA phê duyệt nếu các công bố đó là do các cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ như: Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (Center for Disease Control), Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia (The National Academy of Sciences) hoặc Viện Y Tế Quốc Gia (National Institutes of Health) ban hành (David M.Caplan, 2006). 2.2.3. Các bài học kinh nghiệm

Trường hợp 1: Kinh nghiệm từ Nam Phi

- Cần có quy định về việc kê đơn theo danh mục thuốc gốc (generic). - Công tác đấu thầu thuốc ở các bệnh viện cần xây dựng tiêu chí xét thầu chung, thống nhất trên toàn quốc và đấu thầu theo hoạt chất.

- Tránh việc các công ty nước ngoài liên kết hàng dọc chỉ giao sản phẩm cho các nhà phân phối nước ngoài độc quyền, đồng thời tránh tạo ra liên kết chiều ngang (sử dụng cùng một hệ thống phân phối). Theo cam kết WTO và theo giấy phép cấp cho Zuellig, Diethelm, Mega, các công ty này chỉ là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cho dược phẩm. Do đó các nhà sản xuất nước ngoài phải trực tiếp ký kết hợp đồng phân phối với các công ty trong nước có nhu cầu (Quốc Túy và Văn Tiến, 2009).

Trường hợp 2: Kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu cho phép cạnh tranh trong cùng một nhãn hiệu (intra- brand) bằng thương mại song song (cùng một nhãn hiệu được bán từ quốc gia này sang quốc gia khác qua nhiều nguồn khác nhau) giúp kiểm soát giá trong nước. Nhập khẩu song song là giải pháp hữu ích cần tăng cường để giảm giá thành thuốc (Quốc Túy và Văn Tiến, 2009).

Trường hợp 3: Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh (UK)

Hãng dược phẩm Pfizer liên kết hàng dọc sử dụng Unichem làm nhà phân phối độc quyền, thỏa thuận trực tiếp với các nhà thuốc bán lẻ và sử dụng dịch vụ hậu cần của một số đại lý độc quyền nhằm kiểm soát giá cả và hạn chế nhập khẩu song song. Bài học rút ra ở nước ta cần có biện pháp tránh các dạng liên kết hàng dọc (Nhà SX đa quốc gia → Công ty phân phối ở nước ngoài → Công ty nhập khẩu trong nước → Công ty phân phối nước ngoài tại Việt Nam → Cơ sở điều trị/ nhà thuốc) (Quốc Túy và Văn Tiến, 2009).

Trường hợp 4: Kinh nghiệm từ Thái Lan

Ở Thái Lan, có 3 thành phần tham gia sản xuất dược: nước ngoài, tư nhân và nhà nước (Tổ chức dược phẩm nhà nước - GPO). Nhà nước quy định các cơ sở y tế công phải mua 80% lượng thuốc từ GPO giúp ổn định nguồn cung. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng ưu tiên và đơn giản hóa thủ tục cho việc đăng ký các thuốc generic và quy định ngặt nghèo về đăng ký với các thuốc còn trong bản quyền. Quy định bắt buộc các công ty đa quốc gia phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho các công ty sản xuất trong nước đồng thời cho phép nhập khẩu thuốc generic làm đối trọng với các loại thuốc còn trong patent (Quốc Túy và Văn Tiến, 2009).

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HOÀNG GIANG 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang

Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 2005 với nhiệm vụ là kinh doanh dược phẩm, các thiết bị y tế, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang nằm trên địa bàn Hà Nội, có vị trí giao thông thuận tiện và có nhiều thuận lợi về môi trường sản xuất và kinh doanh. Là một tỉnh phát triển về công nghiệp, kinh tế địa phương khá phát triển nên Công ty Dược Hoàng Giang cũng được hưởng lợi ích ưu đãi về chính sách phát triển kinh tế của địa phương.

Năm 2008 thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Công ty Dược Hoàng Giang được thành lập. Vốn điều lệ là: 3 tỷ đến nay số vốn này đã được tăng lên là: 35 tỷ thông qua việc huy động vốn của các cổ đông và kết quả kinh doanh của Công ty để lại; diện tích đất của toàn Công ty là 70.000 m2 trong đó 19.500m2 là nhà xưởng, 5.700m2 là diện tích văn phòng và các chi nhánh, còn lại là diện tích trồng dược liệu và các phòng thực nghiệm. Bộ máy Công ty gồm có HĐQT với 03 thành viên là những người có trình độ cao về dược phẩm và quản lý kinh tế (02 người trình độ dược sĩ đại học, 01 người thạc sĩ kinh tế), các trưởng phó phòng, phụ trách phân xưởng đều là những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược phẩm và y học. Đội ngũ nhân viên và công nhân sản xuất của Công ty là những người có trình độ từ trung cấp dược trở lên. Các nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh ở tại Công ty cũng như các huyện, thị xã đều có bằng cấp trong lĩnh vực dược phẩm và y học (dược sĩ đại học, dược sĩ trung cấp, dược tá, trung cấp y...). Đặc biệt Công ty có những vị trí đất thương mại ở thành phố, có các chi nhánh đại diện mở tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. Thị trường truyền thống của Công ty là kênh phân phối trong các Bệnh viện, Phòng khám… ở các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên và một số các tỉnh khác.

Về sản xuất nghiên cứu: Trong những năm qua công ty đã liên tục đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng và trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho sản xuất

kinh doanh đến nay công ty đã có có sở sản xuất kinh doanh khá hiện đại bao gồm từ văn phòng làm việc tới Nhà máy sản xuất các hệ thống kho bảo quản, chứa hàng, các cửa hàng giới thiệu trưng bày sản phẩm v.v...

Công ty đang sản xuất gần 50 sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng trong đó nhiều sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm như : hadugast, therocan, odigas, nagytec cap, fovepta, aminoral, biseko, intratect, ogas, alisma, canophin, resto, hemorr, sagasi, nadia, naliver, impory, piperlot, phylogy, paria, oroxy, maranta, lungtonic, sinutis, clerodan, astosil, obilant, copre, nelumbo, gravel, inco, infore, phyo, redublat,...

3.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Công ty

Nguồn: Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang (2015) GIÁM ĐỐC Phòng Nghiên cứu phân tích SP Xưởng Sản xuất P. Kế toán - TC Phòng tài chính Phòng Xuất Nhập Khẩu Phòng Dược liệu Kho Xưởng sản xuất PGĐ kinh doanh PGĐ sản xuất Phòng Kinh doanh Phòng kế hoạch và PTTT P. Tổ chức hành HĐQT

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, quy mô hoạt động và nguồn nhân lực hiện tại. Công ty tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm các phòng ban, đơn vị, bộ phận trực thuộc với các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

oHội đồng quản trị

Hội đồng quản trị, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm. Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề giải pháp cho sự phát triển của Công ty quyền và nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng quản trị được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.

oGiám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty cổ phần dược phẩm Hoàn Giang chịu trách nhiệm: Điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban, chỉ đạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn kĩ thuật. Phối hợp hoạt động của các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của Công ty, tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế. Trực tiếp phụ trách công tác nhân lực, tài chính và kế toán của công ty.

oPhó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức triển khai chỉ đạo về mặt kế hoạch và phát triển thường xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan khách hàng trong và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các dự án báo cáo lãnh đạo công ty.

oPhó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý quy trình sản xuất, giảm sát công việc của các công nhân trong quá trính sản xuất.

oPhòng Kế toán - Tài chính - Thống kê :

Phòng Kế toán là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty.

o Phòng kế hoạch - thị trường: Thực hiện các công việc do Phó giám đốc kinh doanh quản lý, tìm kiếm và xây dựng các kế hoạch marketing cho công ty.

oPhòng Tổ chức hành chính:

Phòng Tổ chức hành chính là phòng có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các công việc liên quan tới lĩnh vực tổ chức và lĩnh vực hành chính của Công ty.

oPhòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh là phòng có nhiệm vụ chuyên mua, bán, tiêu thụ các sản phẩm sản xuất - kinh doanh của Công ty cho các thị trường (đối tượng) sau:

+ Các đơn vị y tế Nhà nước

+ Tham gia đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh để cung ứng thuốc cho các đơn vị y tế khác của trung ương, địa phương, ngành, tổ chức,... có sử dụng kinh phí Nhà nước, kinh phí bảo hiểm y tế, phục vụ cho công tác y tế.

+ Tiêu thụ các sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

+ Thống kê tình hình, tiến độ, kết quả sản xuất - kinh doanh của tất cả các đơn vị, bộ phận trong toàn Công ty.

+ Triển khai, quản lý, một số quầy bán lẻ trực thuộc tại văn phòng - Thành phố Hà Nội.

oPhòng Dược liệu

Phòng Dược liệu là phòng chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đông dược (Thuốc Nam - Thuốc Bắc) của Công ty.

oPhòng Nghiên cứu và phân tích sản phẩm

Phòng Nghiên cứu và phân tích sản phẩm là đơn vị có chức năng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng tất cả các quy trình, sản phẩm sản xuất - kinh doanh của Công ty, nhiệm vụ cụ thể bao gồm những công việc như sau:

* Bộ phận kiểm nghiệm:

* Bộ phận đảm bảo chất lượng: Có chức năng quản lý một cách hệ thống tất cả các lĩnh vực có liên quan đến chất lượng thuốc.

oXưởng sản xuất

Là bộ phận trực tiếp sản xuất chủ yếu các sản phẩm do Công ty sản xuất.

oPhòng xuất nhập khẩu

Là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa cho Công ty.

3.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty

Hiểu rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong giải pháp kinh doanh nói chung cũng như giải pháp PTTT nói riêng, nên Công ty đã thường xuyên tổ chức tuyển dụng nhằm thu hút được những lao động có chất lượng, nhiệt huyết về với Công ty, góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cho Công ty.

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự và lao động của công ty dược phẩm Hoàng Giang

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) 14/13 15/14 BQ

Tổng số nhân sự 250 100,00 300 100,00 365 100,00

1. Phân theo tính chất nhân sự

Lao động trực tiếp 180 72,00 250 83,33 320 87,67 115,74 105,21 110,35

Lao động gián tiếp 70 28,00 50 16,67 45 12,33 59,54 73,96 66,36

2. Chia theo giới tính

Nam 170 68,00 200 66,67 250 68,49 98,04 102,73 100,36

Nữ 80 32,00 100 33,33 115 31,51 104,16 94,54 99,23

3. Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 55 22,00 100 33,33 140 38,35 151,50 115,06 132,03

Cao đẳng và trung cấp 150 60,00 140 46,67 160 43,83 77,78 93,91 85,47

PTTH hoặcTHCS 45 18,00 60 20,00 65 17,82 111,11 89,10 99,49

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)