Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường tại công ty cổ phần

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HOÀNG GIANG

4.2.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài - Hệ thống chính sách của nhà nước - Hệ thống chính sách của nhà nước

Hệ thống chính sách có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động SXKD của các DN. Khi có một chính sách nào đó ra đời, nó có thể tác động tích cực đối với công ty này nhưng có thể tác động tiêu cực đối với các công ty khác. Tuy nhiên, hầu hết các chính sách của Nhà nước sẽ khắc phục tình trạng trì trệ, điều chỉnh và định hướng các hoạt động kinh tế hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật theo đúng mục tiêu đã định trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp DN phát huy hết năng lực của mình và kinh doanh hiệu quả hơn. Nếu điều kiện thị trường thuận lợi thì việc tổ SXKD sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Hoạt động SXKD trong lĩnh vực dược phẩm nên hầu hết các văn bản

của Nhà nước liên quan đến sản phẩm dược phẩm đều có ảnh hưởng tới công ty. Trong quá trình hoạt động SXKD, Công ty phải nhập khẩu nhiều loại máy móc. Ở Công ty, các thủ tục nhập khẩu còn chưa linh hoạt nên Công ty thường tốn chi phí do bị phạt. Quyết định 68/QĐ- TTg ra đời đã mang lại thuận lợi cho Công ty. Quyết định này là xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu. Phát triển ngành dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược; Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó còn có các chính sách mà Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phải kể đến như: chính sách bảo trợ cho vay vốn từ các tổ chức tín dụng, chính sách cho thuê đất, chính sách bảo hộ bán hàng vào khối bệnh viện…Việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi của địa phương được coi là nhân tố thuận lợi cho chiến lược PTTT của Công ty.

Các quy định, tiêu chuẩn của hàng dược phẩm trong nước, khu vực và thế giới: thuốc và thực phẩm chức năng là ngành kinh doanh có điều kiện nên có rất nhiều các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo. Các quy định chung về điều kiện thành phần nồng độ các hoạt chất, tính năng, công dụng của từng loại dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn của Cục quản lý dược và được cấp giấy công bố mới được lưu hành trên thị trường

Vì thế trong tương lai khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ tăng lên, sản phẩm của Công ty dễ dàng xâm nhập vào các thị trường tiềm năng. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty chuyên môn hoá sản xuất dược phẩm chất lượng cao đúng với mục tiêu mà Công ty đang theo đuổi.

Trong các văn bản pháp luật này, ngoài việc chú trọng phát triển ngành dược, Nhà nước cũng đề cập đến công tác quản lý thị trường, cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn,

hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

- Môi trường cạnh tranh

Các tác động của nền kinh tế Việt Nam đến hoạt động của Công ty, kinh tế thị trường mở ra các cơ hội để các DN hội nhập và phát triển kinh tế. Sự ổn định phát triển kinh tế trong nước là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động SXKD. Tuy nhiên trong khoảng những năm 2010 đến nay kinh tế Việt Nam được đánh giá là những năm khó khăn, điều này có tác động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của các công ty nói chung và của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang nói riêng. Thời kỳ này là một thách thức lớn đối với những DN vừa và nhỏ cả về thị trường vốn lẫn thị trường tiêu thụ. Để phát triển kinh doanh có hiệu quả, Công ty CP Dược phẩm Hoàng Giang cần có những biện pháp đầu tư hợp lý, thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường để có chiến lược phát triển thị trường phù hợp cho từng giai đoạn của nền kinh tế

Công ty đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty trong ngành dược phẩm trong nước cũng như các hãng dược phẩm lớn, nổi tiếng nước ngoài. Thị trường dược phẩm là một ngành có rất nhiều công ty lớn mạnh cùng hoạt động và cạnh tranh với nhau. Các công ty như công ty CP DP Bắc Ninh, Công ty CP DP Trapaco, công ty CP DP Thái Dương… đều đang tranh đua giành thị phần Việt Nam. Một chiến lược PTTT hiệu quả, phù hợp với nguồn lực và định vị thương hiệu của công ty sẽ đem đến cho công ty những thành công nhất định bất chấp tính khốc liệt của thị trường.

Bảng 4.7. Đánh giá mức độ bán 3 sản phẩm công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của các hiệu thuốc

Sản phẩm Thị trường

Canophin Gravel Hadugast

Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) I. Hà Nội 9 69,23 11 73,33 11 73,33 Bán chạy hơn 4 30,77 1 6,67 6 40,00 Bán như nhau 4 30,77 3 20,00 4 26,67 Bán kém hơn 1 7,69 7 46,66 1 6,66 II. Bắc Ninh 4 30,77 4 26,67 4 26,67 Bán chạy hơn 3 23,08 0 0,00 2 13,33 Bán như nhau 1 7,69 1 6,67 2 13,34 Bán kém hơn 0 0,00 3 20,00 0 0,00 Tổng 13 100,00 15 100,00 15 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Từ bảng 4.7 ta thấy các hiệu thuốc đánh giá canophin ở cả 2 thị trường là thị trường Bắc Ninh chiếm 23,08% bán chạy hàng, 7,69% bán như nhau so với các sản phẩm khác, thị trường Hà Nội bán chạy và bán như nhau đều chiếm 30,77%. Điều này cho thấy sản phẩm canophin được đánh giá cao ở 2 thị trường này.

Đối với sản phẩm gravel thì lại có sự khác biệt so với sản phẩm canophin cụ thể bán chạy hơn ở thị trường Hà Nội chỉ chiếm 6,67% và ở thị trường Bắc Ninh thì không có hiệu thuốc nào cho rằng sản phẩm này bán chạy. Các hiệu thuốc đánh giá mức độ bán hàng của sản phẩm này là bán rất chậm so với các sản phẩm khác cụ thể Hà Nội chiếm 46,66% và Bắc Ninh là 20% đánh giá. Với lý do giá quá cao, mẫu mã bao bì không bắt mắt, khách hàng chưa biết nhiều về sản phẩm, chưa tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng, chưa có chính sách hỗ trợ giá và đặc biệt sản phẩm này là viên nén nên khó uống.

Tương tự cũng đối với sản phẩm hadugast thì thị trường Hà Nội và Bắc Ninh được hiệu thuốc đánh giá cao, mức độ bán chạy của Hà Nội chiếm 40% và Bắc Ninh là 13,33%.

Từ đó cho thấy lợi thế của công ty hiện nay thị trường chủ yếu là Hà Nội và thị trường tiềm năng là Bắc Ninh. Hai thị trường đều rất phát triển về cả dân trí và kinh tế - xã hội, vì vậy với thị trường tiềm năng là Bắc Ninh thì công ty cần phải tập trung đầu tư đi sâu khai thác và phát triển thị trường này mạnh hơn nữa cho 3 loại sản phẩm trên.

- Nhu cầu thị trường

Thói quen tiêu dùng của người dân thích sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo là những lợi thế để Công ty tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm này. Mặt khác thu nhập của người dân còn thấp nên xu hướng dùng các sản phẩm nội, ý nghĩ “ham của rẻ”, sản phẩm có mức giá thấp vẫn được một số bộ phận người tiêu dùng sử dụng.

Các yếu tố về cơ cấu độ tuổi, thu nhập, ngành nghề, thói quen sinh hoạt, khí hậu của Việt Nam khác so với châu Âu có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nghiên cứu các vấn đề này Công ty có chiến lược phát triển 3 loại sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu của một đối tượng người tiêu dùng.

Từ bảng 4.8 cho thấy nhìn chung, khách hàng có mức thu nhập trung bình từ 3-8 triệu và thu nhập cao từ 8 triệu trở lên sử dụng 3 loại sản phẩm là nhiều nhất, mức thu nhập thấp dưới 3 triệu hầu như không sử dụng các sản phẩm này. Điều đó có nghĩa rằng sản phẩm này những người có thu nhập thấp hộ không có khả năng sử dụng 3 loại sản phẩm của công ty.

Tóm lại, khi thu nhập của hộ càng cao thì hộ sử dụng càng nhiều hơn lượng dược phẩm đặc biệt là sản phẩm chức năng và lựa chọn chủng loại dược phẩm đắt tiền hơn. Thu nhập của nhóm hộ có chủ hộ là buôn bán kinh doanh hay công chức nhà nước có mức tiêu dùng dược cao hơn các nhóm hộ khác.

Bởi vậy, khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu sử dụng dược phẩm được dự đoán cũng ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang nói riêng tham gia vào lĩnh vực mới mẻ này, bởi nước ta có nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên sinh học, vốn kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông.

Bảng 4.8. Đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng

Thu nhập

Canophin Gravel Hadugast

Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) I. Hà Nội 49 35 59 - Dưới 3 triệu 2 1 0 0 2 3 - Từ 3-8 triệu 30 1-2 15 2-3 16 2-4 - Từ 8 triệu trở lên 17 1-2 20 1-3 41 1-4 II. Bắc Ninh 20 16 22 - Dưới 3 triệu 0 0 0 0 0 0 - Từ 3-8 triệu 14 1-2 7 2 13 1-4 - Từ 8 triệu trở lên 6 1-3 9 1-2 9 1-5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua số liệu điều tra bảng 4.9 cho thấy 3 loại sản phẩm của công ty đều được các đối tượng ngành nghề khác nhau sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của 2 loại sản phẩm là canophin và gravel ở các ngành nghề khác nhau là không đồng đều. Riêng sản phẩm hadugast thì hầu như các đối tượng ở các ngành nghề khác nhau đều sử dụng sản phẩm này. Vì vậy, mà 2 sản phẩm canophin và gravel chưa khai thác hết được các khách hàng ở các ngành nghề khác nhau đòi hỏi công ty phải có chiến lược khai thác nhu cầu thị trường của các đối tượng này trong thời gian tới.

Bảng 4.9. Đánh giá mối quan hệ giữa ngành nghề và mức độ sử dụng dược phẩm của khách hàng trong 1 tháng

Ngành nghề

Canophin Gravel Hadugast

Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) Số lượng (người) Số lượng sử dụng/người (hộp) I. Hà Nội 49 35 59 - Công nhân 7 1-2 3 2 2 3 - Nhân viên 18 1-2 17 1-3 20 2-4 - Kinh doanh 11 1-2 11 2-3 24 1-4 - Nông dân 0 0 0 0 2 3 - Nghỉ hưu 3 1 0 0 2 2 - Công chức 10 1-3 4 1-2 9 2-4 II. Bắc Ninh 20 16 22 - Công nhân 4 1-2 0 0 4 1-4 - Nhân viên 7 1-3 6 2 6 1-5 - Kinh doanh 2 1 8 2-3 7 2-5 - Nông dân 2 1-2 1 2 1 4 - Nghỉ hưu 2 2 0 0 1 4 - Công chức 3 2 1 2 3 1-4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 4.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong

Để phân tích các yếu tố bên trong của Công ty thông thường ta dựa trên các tiêu chí đánh giá về môi trường công nghệ, khối lương sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, kết cấu sản phẩm, chất lượng hàng hóa dịch vụ, giá cả sản phẩm, công tác tổ chức bán hàng, quảng cáo…Tất cả các hoạt động này cấu thành một chuỗi các hoạt động, chuỗi các giá trị của Công ty. Việc phân tích chuỗi giá trị này để đánh giá xem trong toàn bộ chuỗi giá trị đó từ khâu đầu vào đến khâu cuối cùng của một sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của Công ty.

- Môi trường công nghệ

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại vào các hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Giang đã áp dụng các máy móc hiện đại được nhập từ Đài Loan về cụ thể:

 Đối với sản phẩm canophin sử dụng công nghệ máy đóng nang tự động với công suất tối đa đóng được 600.000 viên nang/ ngày, máy nghiền công suất 500kg nguyên liệu/ngày, máy đếm viên công suất 240.000 viên/ ngày,...

 Đối với viên nén gravel thì công ty sử dụng máy ép viên với công suất là 80.000 viên/ ngày, máy xấy tầng xôi công suất 50kg nguyên liệu/ngày, máy trộn nhập có công suất 250kg nguyên liệu/ngày, máy đếm viên công suất 120.000 viên/ngày,...

 Đối với sản phẩm hadugast thì công ty sử dụng công nghệ máy đóng gói 60.000 gói/ ngày, máy xấy 50kg/ ngày,...

Nhưng so với thực tế hiện nay thì không phải lúc nào cũng có đơn đặt hàng nên đôi khi công ty không sử dụng hết được công suất đó gây lãng phí làm ảnh hưởng tới doanh thu cũng như khấu hao về máy móc thiết bị.

- Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Hiện nay công ty kinh doanh sản xuất mặt hàng dược phẩm. Trong thời đại phát triển hiện nay, cuộc sống ngày càng được nâng cao thì con người càng chú trọng đến sức khỏe, với tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh ngày càng được tiêu thụ nhiều đặc biệt là thực phẩm chức năng. Điều đó, đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty về quá trình tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó công ty cũng gặp phải không ít khó khăn cụ thể:

Thuận lợi:

+ Được người dân ưa chuộng và sử dụng nhiều. + Mở ra được nhiều thị trường mới.

+ Việt Nam là đất nước có rất nhiều các cây dược liệu có thể dùng để chữa bệnh, thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm có tính năng khác nhau.

+ Các sản phẩm của công ty chủ yếu lấy nguyên liệu thiên nhiên nên được người sử dụng tin tưởng vào sản phẩm.

Khó khăn:

+ Đối với sản phẩm canophin và gravel thì người tiêu dùng cho rằng đây là thực phẩm chức năng không phải là thuốc nên không có tác dụng chữa bệnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Đối với sản phẩm hadugast thì đây là sản phẩm thuốc chữa bệnh người tiêu dùng không dám mua khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ.

+ Đối với cả 3 sản phẩm là canophin, gravel, hadugast đang bị các sản phẩm cùng loại của các công ty có uy tín trên thị trường và các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài có chất lượng tốt hơn cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 81)