Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Đánh giá giải pháp là một quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan đến việc rà soát lại, giám sát kiểm tra và điều chỉnh giải pháp. Thực tế đã chứng minh, có nhiều quyết định có ý nghĩa và mang lại thành quả lâu dài, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít các quyết định quản trị sai lầm, gây ra bất lợi, khó khăn trong thực hiện thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Do đó việc thường xuyên xem xét, kiểm tra, đánh giá giải pháp là việc làm có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất và kinh doanh dược phẩm (phát triển thị trường theo chiều sâu)
+ Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
+ Tổng doanh thu: của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ, từ các hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác. Chỉ tiêu tổng doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả tổng hợp của công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Tốc độ tăng doanh thu DT1 – DT0
Tốc độ tăng DT = ─────── x 100(%) DT0
Trong đó:
DT1: Doanh thu của kỳ kinh doanh trước
DT0: Doanh thu của kì kinh doanh đang nghiên cứu
Tốc độ tăng doanh thu cho biết tốc độ tăng lên về quy mô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng lớn mạnh và phát triển một cách nhanh chóng.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh doanh nghiệp.
Doanh thu Lợi nhuận sau thuế
o Lợi nhuận
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Chi phí
o Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%)= x100
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trong một trăm đồng doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
+ Thị phần của doanh nghiệp
Tăng thị phần là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp, nó làm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần vào việc thúc đẩy chu kì tái sản xuất mở rộng, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận. Tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm khiến cho các doanh nghiệp có điều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và do đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đổi mới kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. Kỹ thuật mới lại góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển thị trường theo chiều rộng + Số nhân viên thị trường
Công thức:
Số lượng nhân viên
thị trường tăng lên =
Số lượng nhân viên thị trường mới - số lượng nhân viên thị trường cũ + Số lượng thị trường
Số lượng thị trường tăng lên so với số thị trường hiện có
Mỗi một doanh nghiệp luôn luôn mong muốn tìm được những thị trường mới để cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao, để doanh số bán hàng
ngày càng cao. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được bằng những sản phẩm hiện có của mình.
Công thức:
Số lượng thị trường tăng lên = Số lượng thị trường mới - số lượng thị trường cũ.