Hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 99 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3. Hạ giá thành sản phẩm

Để xâm nhập, phát triển và dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường thì công ty cần áp dụng chính sách giá linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường. Trên cơ sở phân tích, xác định thị trường mục tiêu và những khách hàng tiềm năng có thể áp dụng hình thức giá thấp (hỗ trợ giá), kết hợp tăng cường các dịch vụ trước và sau bán hàng, để thu hút khách hàng về công ty mình, trong thời gian đầu thường công ty phải chịu lỗ. Sau khi hàng hoá của công ty vào sâu trong thị trường, được người tiêu dùng tin dùng, chất lượng được khẳng định thì khi đó công ty mới dần tăng giá để tìm kiếm lợi nhuận.

Giá sản phẩm các đại lý, hiệu thuốc bán cho người tiêu dùng không theo giá bán của Công ty mà dựa vào cân đối thu chi của họ. Công ty cần đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc kinh doanh các mặt hàng có chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Làm được điều đó, Công ty cần:

- Hạn chế tối đa các lỗi về bao bì, nhãn mác và nguyên liệu của cả 3 loại sản phẩm

- Đưa vào sản xuất những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp nhằm hạ giá sản phẩm.

- Xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu sản xuất hợp lý, có kho dự trữ bảo quản nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn. Có hợp đồng chặt chẽ với các DN, cơ sở cung cấp nguyên vật liệu đồng thời phải kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, đảm bảo nguyên vật liệu sản xuất ổn định không bị thiếu hụt

- Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bằng cách sử dụng các loại máy móc để bốc dỡ, giảm nhân lực lao động trực tiếp như thế chi phí lao động sẽ giảm góp phần làm giảm giá sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm hoàng giang (Trang 99 - 100)