Vai trò, ý nghĩa của quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 29 - 30)

Quản lý chất lượng sản phẩm có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cụ thể:

Giảm phát sinh hàng xấu- chất lượng sản phẩm được đồng nhất thực hiện được (Zezo Defects)- làm việc không lỗi, đây là phương pháp đơn giản song cũng khó thực hiện nhất và cũng mang được lợi nhuận cao (Nguyễn Xuân Hưng, 2004).

Quản lý chất lượng nâng cao sự phồn thịnh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Sản phẩm là hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do vậy sản phẩm có chất lượng cao sẽ tôn thêm vị thế của doanh nghiệp trong áp lực cạnh tranh. Đây là con đường sáng giá để doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận và thu thập thành viên (Nguyễn Xuân Hưng, 2004).

Nhờ công tác quản lý chất lượng mà công việc của bộ phận trong công ty tiến hành trôi chảy, nâng cao lòng tin của bên ngoài như các cơ quan ngân hàng, cơ quan thuế, các cơ quan hành chính… đối với công ty (Nguyễn Xuân Hưng, 2004).

Do có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm mà nó kích thích ước vọng của các thành viên đạt tới mức chất lượng cao nhất bằng cách nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới. Bằng cách này, tăng niềm đam mê và sự sáng tạo, học tập bồi dưỡng, hoàn thiện quy trình sản xuất, hoàn thiện mình (Nguyễn Xuân Hưng, 2004).

Quản lí chất lượng là hệ thống tôn trọng hoàn toàn nhân cách của cá nhân trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng theo quan điểm nhân văn nên mỗi người sẽ tự quản lý mình, quản lý công việc của mình và họ sẽ phục vụ hết khả năng của mình cho doanh nghiệp (Nguyễn Xuân Hưng, 2004).

Nhờ ứng dụng các thủ pháp thống kê chất lượng giảm được chi phí cho kiểm tra.Sẽ là sai lầm nếu như ta xem nhẹ công cụ thống kê trong quản lý, đây là cơ sở của TQM- một phương pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả cao.

Quản lý chất lượng xác định vai trò đúng đắn của quản lý hành chính, coi quản lý hành chính có tầm quan trọng lớn lao ảnh hưởng tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý. Tinh giảm bộ máy sẽ giảm chi phí gián tiếp, giảm tham nhũng quan liêu (Nguyễn Xuân Điệp, 2010).

Quản lý chất lượng sản phẩm giúp cho mọi thành viên tìm ra các nguyên nhân của sự phân tán chất lượng từ đó có những biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí (Nguyễn Xuân Điệp, 2010).

Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin để tiến hành công việc tốt hơn giữa các khối kỹ thuật, nơi sản xuất, chế tạo và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(Nguyễn Xuân Điệp, 2010).

Quản lý chất lượng tốt sẽ giảm chi phí giá thành sản phẩm. Tăng hiệu suất sử dụng vật liệu. Doanh nghiệp có thể giảm được giá thành tăng khả năng tiêu thụ mà lợi nhuận của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng (Nguyễn Xuân Điệp, 2010).

Qua quản lý chất lượng sản phẩm, công ty có cơ sở khách quan, khoa học để xác định sự cần thiết phải đổi mới quy trình sản xuất, sản phẩm, có kế hoạch sản xuất hợp lý hơn, tìm được cách thức tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp (Nguyễn Xuân Điệp, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)