Kinh nghiệm từ các Doanh nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 35 - 36)

a. Kinh nghiệm của doanh nghiệp dệt may Thái Lan

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong ngành dệt may. Các doanh nghiệp Thái Lan đã thực hiện các biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm dệt may. Cụ thể:

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các DN Thái Lan huy động vốn từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các trung tâm công nghiệp, logistics mang tầm khu vực; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các DN Thái Lan di chuyển lên cao hơn trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng (Nguyễn Tiến Hoàng, 2016).

Tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định. Các DN Thái Lan rất chú trọng đến nguồn cung nguyên liệu, không những chỉ lo phát triển sản xuất mà họ còn có kế hoạch liên kết với nhà nông trong quy hoạch sản xuất nguồn bông vải, kế hoạch thu mua, đảm bảo không để bị động về nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giao hàng (Nguyễn Tiến Hoàng, 2016).

Tập trung hướng đầu tư vào các nước ASEAN. Các DN, nhà sản xuất dệt may Thái Lan đang hướng đến việc đầu tư, chuyển việc sản xuất sang những nước trong khu vực ASEAN có mức chi phí thấp hơn; còn ở trong nước thì tập trung xây dựng các trung tâm sản xuất các mặt hàng cao cấp, có giá trị thặng dư cao hơn (Nguyễn Tiến Hoàng, 2016).

Gia tăng sản xuất theo phương thức ODM (Original Design Manufacturing). Các DN dệt may Thái Lan hiện nay tập trung nguồn lực nhiều hơn để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, có giá trị tăng cao hơn là chỉ gia công hàng dệt may thuần túy theo phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, họ còn phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để đẩy mạnh xuất khẩu (Nguyễn Tiến Hoàng, 2016).

b. Kinh nghiệm phát triển Dệt may Trung Quốc

Theo Vietnam Logistics Review (2016), Trung Quốc là nhà sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Việc tìm hiểu các cơ chế chính sách cũng như các cách thức kinh doanh mà Chính phủ và DN Trung Quốc áp dụng trong

nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may sẽ rất hữu ích cho ngành dệt may Việt Nam.

* Về phía Chính phủ

Về chính sách thuế quan. Trung Quốc khuyến khích sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao thông qua mức thuế suất thấp, đánh thuế tuyệt đối từ 0,2 – 0,3RMB/ sản phẩm lên các sản phẩm có chất lượng bình thường. Như thế, các DN trong nước sẽ mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, DN sẽ được hoàn 15% thuế VAT phải đóng cho Chính phủ và giảm thêm 1% thuế xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may.

Về chính sách mở cửa nền kinh tế. Trung Quốc xây dựng nhiều khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế… nhằm khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích khối DN này sử dụng nguồn nguyên liệu, nhân lực và công nghệ trong nước, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín, góp phần giảm chi phí sản xuất, ít chịu biến động của thị trường thế giới.

Về giám sát chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000 được Chính phủ nước này quan tâm và khuyến khích. Chính phủ ủng hộ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đồng thời tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ vấn đề thương hiệu, nỗ lực giúp đỡ DN trong công tác xúc tiến thương mại…

* Về phía doanh nghiệp

Liên kết chặt chẽ các DN trong ngành. Các DN, các hiệp hội và Chính phủ có sự liên kết rất chặt chẽ và tạo thành một khối thống nhất cạnh tranh trên thị trường nước ngoài; tạo cầu nối giữa Chính phủ và DN, bảo vệ các DN trong ngành tại thị trường thế giới, cùng nhau thực hiện chung một kế hoạch, chiến lược kinh doanh đề ra nhằm bảo vệ thị phần, bảo vệ thương hiệu cho nhau tại thị trường nước ngoài.

Tạo dựng nguồn nguyên liệu ổn định. Đào tạo nguồn lao động tay nghề cao, đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư công nghệ, cải thiện dây chuyền sản xuất. Đây là những biện pháp mà hầu hết các DN ngành dệt may Trung Quốc thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và ngày càng cho ra nhiều mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)