Nội dung nghiên cứu quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 31 - 33)

2.1.5.1. Hoạch định chất lượng

Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, chính sách và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.Giai đoạn hiện nay, hoạch định chất lượng được coi là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu, tác động quyết định tới toàn bộ các hoạt động quản trị chất lượng sau này và là một biện pháp nâng cao hiệu quả của quản lý chất lượng. (Phạm Thị Thu Hương, 2015)

Hiện nay, trong các doanh nghiệp việc hoạch định chất lượng sản phẩm dựa trên phạm vi, hệ thống quy trình và chính sách chất lượng mà công ty hướng tới. Để chính sách chất lượng mà công ty hướng tới có thể đạt được thì lãnh đạo phải thiết lập rõ ràng mục tiêu mà công ty có thể đạt được. Mục tiêu đặt ra sẽ được thực hiện bởi toàn bộ CBNV và lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm cho hiệu quả mục tiêu này. Các tiêu chí để xây dựng mục tiêu chuất lượng: Nhất quán với chính sách chất lượng, có thể đo lường được, có tính đến các yêu cầu có thể áp dụng, phải liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, được giám sát thực hiện, được truyền đạt trong toàn công ty và được cập nhật khi thích hợp (Phạm Thị Thu Hương, 2015).

Hiện nay, chính sách quản lý chất lượng của các doanh nghiệp nói chung đều hướng tới mục tiêu: “Thỏa mãn cao nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng” và “Phấn đấu để luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng. Doanh nghiệp coi chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

2.1.5.2. Tổ chức quản lý chất lượng

Chức năng tổ chức là một trong những chức năng quan trọng của quy trình quản lý chất lượng. Mục đích của chức năng tổ chức là nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời số lượng và chất lượng nhân lực, phối hợp các nỗ lực thông qua việc thiết kế một cơ cấu tổ chức hợp lý và các mối quan hệ quyền lực. Nội dung cơ bản của chức năng tổ chức là thiết kế bộ máy, phân công công việc và giao quyền. Chức năng tổ chức hướng đến việc phân chia những nhiệm vụ chungthành những công việc cụ thể cho từng bộ phận với những quyền hạn tương ứng. Với những hàm nghĩa này, chúng ta có thể hiểu chức năng tổ chức là sự phân chia nhiệm vụ thành những công việc, trao quyền hạn, xác định những nguyên tắc thích hợp cho các bộ phận và quyết định quy mô thích hợp cho từng bộ phận (Hồ Văn Vĩnh, 2002).

Với ý nghĩa như trên, chúng ta hiểu: “Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung”.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc củng cố uy tín và sự sống còn của doanh nghiệp. Vì thế, mỗi doanh nghiệp đều có một hệ thống quản lý và kiểm tra chặt chẽ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc doanh nghiệp. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phải tuân theo quy định của Nhà nước và các văn bản hiện hành của ngành. Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm, phòng quản lý chất lượng sản phẩm ở từng phân xưởng sẽ có những phương pháp kiểm tra chất lượng trực tiếp hay gián tiếp. Bộ phận KCS và thu hóa sử dụng những ký hiệu riêng để phân biệt những sản phẩm đã kiểm tra đạt yêu cầu.

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp thường được quy định theo các nguyên tắc, các văn bản chất lượng của ngành. Tùy theo tình hình cụ thể ở mỗi công ty, xí nghiệp lại có những quy định riêng phù hợp đặc thù của doanh nghiệp đó (Phạm Thị Thu Hương, 2015).

2.1.5.3. Kiểm tra thực hiện quản lý chất lượng

Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý chất lượng. Thông qua chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Có nhiều khái niệm về kiểm tra, tuy nhiên có thể hiểu kiểm tra thực hiện quản lý chất lượng như sau: “Kiểm tra thực hiện quản lý chất lượng là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được xác lập để phát hiệu những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đùng mục tiêu (Phạm Ngọc Hà, 2012).

Các nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quy định tại Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 05/2007/QH12, theo đó, Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất bao gồm các nội dung sau đây:

Kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất;

Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm cần kiểm tra;

Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

2.1.5.4. Kết quả quản lý chất lượng sản phẩm

Kết quả quản lý chất lượng sản phẩm là các sản phẩm sản xuất ra đạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng bao gồm tổng hợp những tính chất, đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong điều kiện sản xuất- kỹ thuật- kinh tế - xã hội nhất định (Phạm Thị Thu Hương, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)