Nguồn lực cho quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 86 - 90)

Nguồn lực cho quản lý chất lượng sản phẩm ngoài nguồn nhân lực còn bao gồm: Nguồn lực về máy móc thiết bị, nguồn lực về thông tin, nguồn lực về tài chính. Trong đó quan trọng nhất là nguồn lực về máy móc thiết bị. Do đặc thù của ngành may nên vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là không lớn nhưng tuổi đời của thế hệ máy móc được thay đổi rất nhanh do tiến bộ của khoa hoc ngày càng cao và do yêu cầu của sản phẩm ngày càng đa dạng, đây là vấn đề khó giải quyết. Khách hàng thường xuyên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn, muốn vậy phải có những thiết bị mới đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Đối với máy may và máy vắt sổ khi xuống cấp sẽ làm cho đường chỉ bị lệch, khoảng cách mũi chỉ không đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng sản phẩm bị giảm sút, tăng tỷ lệ sản phế phẩm. Đối với máy đính cúc, máy thêu khi xuống cấp cũng dễ gặp các trục trặc kỹ thuật gây chậm tiến độ sản xuất, ngoài ra các loại máy khác như máy ép mex, máy cắt vòng, hệ thống là ủi khi bị xuống cấp rất mất thời gian để sửa chữa, chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, về mặt xã hội cũng phải cân đối giữa việc mua sắm thiết bị hiện đại và vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trước đây trong cơ chế bao cấp, hoạt động sản xuất của Tổng công ty May 10 chỉ mới tập trung vào số lượng, chất lượng chưa được đầu tư đúng mức. Vì vậy máy móc thiết bị của Tổng công ty chậm đổi mới, thay thế, hơn nữa việc mua sắm thiết bị thời kỳ này phải được liên hiệp may phê duyệt, thủ tục mua sắm phiền hà, tốn thời gian. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh với tổng số vốn ban đầu ít ỏi Tổng công ty đã xác định quan điểm đầu tư cho mình là: Cần xác định công trình tập trung, trọng điểm để tập trung vốn đầu tư.

Đầu tư dựa vào sức mình là chính, bằng nguồn vốn tự bổ sung. Ngoài ra tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của khách hàng, khi thật cần thiết mới sử dụng vốn vay. Xuất phát từ quan điểm này mà Tổng công ty quyết định đấu tư theo chiều sâu vào việc thay thế, tổ chức lắp đặt thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng (Bảng 4.16). Kết quả điều tra các công nhân sản xuất của Tổng công ty cho thấy, có 96,67% số ý kiến trả lời rằng máy móc thiết bị của Tổng công ty đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của Tổng công ty là máy chuyên dùng, phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như: Nhật, Mỹ, Đức, Hungary. Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo điều kiện cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Các công đoạn sản xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn. Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến hiện đại nên Tổng công ty tổ chức theo 2 ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và Tổng công ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các Tổng công ty liên doanh. Do đó mà Tổng công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương, tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiện cả hai bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, bên cạnh đó qua tìm hiểu được biết, tính sẵn sàng của thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty chưa cao, công tác bảo trì sửa chữa thiết bị còn bị động, chưa phân công rõ ràng giữa các bộ phận gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và chất lượng vận hành hệ thống. Nguyên nhân được biết, hiện tại tất cả các thiết bị được giao cho Phòng Kỹ thuật quản lý điều động và bảo trì – sửa chữa. Tuy nhiên, trách nhiệm và sự phối hợp giữa Phòng Kỹ thuật và các đơn vị sử dụng thiết bị cho công tác vận hành HTQLCL chưa tốt.

Về nguồn lực tài chính, qua tìm hiểu được biết trong thời gian vừa qua TCT đã dành nhiều nguồn lực về tài chính để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại TCT. Chi phí để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm: Chi phí mua sắm vật tư thiết bị phục vụ như: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in...Chi phí đào tạo; Chi phí thuê tư vấn xây dựng hệ thống bao gồm: Chi phí phân tích thực trạng, tập huấn về HTQLCL, Đào tạo xây dựng hệ thống văn bàn, đào tạo đánh giá viên nội bộ, Đào tạo nhận thức, Tư vấn xây dựng, áp dụng và cải tiến HTQLCL, Đánh giá thử hệ thống...

Bảng 4.18. Tổng hợp máy móc thiết bị của Tổng công ty May 10

Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng ( chiếc )

Máy may 1 kim Juki Nhật, Đức 108

Máy may 2 kim Juki Nhật, Đức 34

Máy cuốn ốp Juki Nhật , Đức 59

Máy vắt sổ 3 chỉ Đức, Mỹ 35

Máy vắt sổ 4 chỉ Nhật 46

Máy vắt sổ 5 chỉ Nhật 88

Máy đính cúc Juki Nhật 71

Máy đính bo Juki Nhật, Mỹ 45

Máy thùa đầu tròn Singer Mỹ 11

Máy thêu đầu bằng Nhật 60

Máy thêu tự động 12 đầu Nhật 6

Máy thêu tự động 20 đầu Nhật, Mỹ 6

Máy ép Mex Nhật, Đức 18

Máy cắt vòng Hung, Nhật, Đức 27

Hệ thống là ủi Nhật 119

Máy dập nút Nam Triều Tiên 35

Máy nẹp sơ mi Nhật 46 Máy thiết kế và vẽ tự động LECTRA SYSTEMS Nhật, Mỹ 5 Tổng 819

Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018) Qua khảo sát các ý kiến của các cán bộ quản lý tại TCT được biết, hiện nay việc xác định được nguồn lực tài chính cho HTQLCL như thế nào là hợp lý để vừa đạt được các mục tiêu chất lượng, tránh lãng phí đồng thời mang lại hiệu quả SXKD, tăng tích lũy cho nguồn tài chính đang là một vấn đề cấp thiết của TCT trong thời gian tới.

Bảng 4.19. Tình hình nguồn nhân lực của Tổng công ty May 10 giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Số lượng

(Người) TL (%) Số lượng (Người) TL (%) Số lượng (Người) TL (%) 16/15 17/16 BQ

Tổng số LĐ 8.100 100 8.210 100 8.350 100 101,36 101,71 101,53 Phân theo trình độ Trên ĐH 15 0,19 20 0,24 24 0,29 133,33 120,00 126,49 ĐH và CĐ 420 5,19 431 5,25 479 5,74 102,62 111,14 106,79 Trung cấp 695 8,58 568 6,92 346 4,14 81,73 60,92 70,56 CN bậc cao 1.870 23,09 1.944 23,68 2.075 24,85 103,96 106,74 105,34 CN khác 5.100 62,96 5.247 63,91 5.426 64,98 102,88 103,41 103,15

Phân theo đối tượng

LĐ trực tiếp 7.200 88,89 7.335 89,34 7.400 88,62 101,88 100,89 101,38 LĐ gián tiếp 900 11,11 875 10,66 950 11,38 97,22 108,57 102,74

Phân theo giới tính

LĐ nam 1.800 22,22 1.859 22,64 1.873 22,43 103,28 100,75 102,01 LĐ nữ 6.300 77,78 6.351 77,36 6.477 77,57 100,81 101,98 101,40 Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018)

:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 86 - 90)