Hoạch định chính sách chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 50 - 60)

4.1.1.1. Thực trạng các chính sách về quản lí chất lượng của Tổng công ty

Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9001-2008, ban lãnh đạo Tổng công ty đã bắt tay vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu quả. Hiện nay các văn bản liên quan đã được xây dựng xong và Tổng công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tổng công ty tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn Tổng công ty, huy động mọi thành viên trong Tổng công ty tham gia quản lý chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng của Tổng công ty: "Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty". Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng Tổng công ty còn tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong Tổng công ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Tổng công ty đã tổ chức liên tục các lớp học ngắn hạn về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Tổng công ty được hiểu thấu đáo.

Tổng công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm về hệ thống chất lượng. Tổng công ty còn tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy, phòng ban. Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản phẩm được Tổng công ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

Hộp 4.1. Ý kiến của lãnh đạo Tổng Tổng công ty về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Là doanh nghiệp đầu tiên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất, ISO 9000 đã được May 10 xây dựng từ năm 1999 và đến nay tất cả các đơn vị đều có chứng chỉ ISO 9000 và SA 8000 và ISO 14000. Các hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ rất tốt trong công tác quản lý, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cơ quan môi trường của các tỉnh, thành phố - nơi May 10 đầu tư nhà máy, dây chuyền sản xuất được đánh giá hàng năm và đều đạt chuẩn.

Ông Nguyễn Xuân Hoàn - Đại diện lãnh đạo Tổng công ty May 10 về quản lý chất lượng (2018)

* Đặc điểm về quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như: may, thêu, là, ép,. ..Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây chuyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.

Ở Tổng công ty May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực hành, sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi cả phân xưởng và sau đó xuống các tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp ráp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối là : công đoạn là, gấp, bao gói, đóng hộp.

Hình 4.1. Quy trình sản xuất của Tổng công ty May 10

Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018)

Ghi chú:

Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ

Nguyên liệu

Thiết kế giác sơ

Công đoạn in

Công đoạn giặt

Công đoạn cắt

Thành phẩm nhập kho

Công đoạn mài

Công đoạn may

Thùa - đính Là gấp Công đoạn thêu

Bảng 4.1. Kết quả điều tra đánh giá của các cán bộ Tổng công ty về Quy trình sản xuất của Tổng Công ty May 10 TT Công đoạn (n=38) Tốt Khá Trung bình Kém SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Thiết kế giác sơ 18 47,37 15 39,47 5 13,16 0 0,00 2 Cắt 15 39,47 16 42,11 5 13,16 2 5,26 3 May 17 44,74 14 36,84 6 15,79 1 2,63 4 Thùa đính, là, gấp

bao gói đóng hộp 15 39,47 16 42,11 5 13,16 2 5,26 5 In, thêu, giặt, mài 14 36,84 15 39,47 7 18,42 2 5,26

Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ năm (2018)

Để có thể đánh giá được về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Tổng Công ty May 10, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ của Tổng Công ty theo số mẫu đã chọn. Kết quả cho thấy, đa số các cán bộ đều đánh giá cao về quy trình công nghệ của Tổng Công ty. Đối với công đoạn thiết kế giác sơ có 86,84% số ý kiến đánh giá khá và tốt. Có 13,16% số ý kiến đánh giá trung bình và không có ý kiến đánh giá kém. Đối với các công đoạn khác như cắt, may, thùa đính, in thêu, là giặt, bao gói gói đóng hộp các ý kiến đa số đều đánh giá ở mức khá và tốt. (Bảng 4.1). Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng công ty trong thời gian tới, ngoài đặc điểm về quy trình công nghệ Công ty cần chú trọng vào các khâu trong quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong các giai đoạn thực hiện sản xuất sản phẩm.

4.1.1.2. Căn cứ để lập kế hoạch quản lý chất lượng

Căn cứ để lập kế hoạch quản lý chất lượng là các kế hoạch sản xuất của Tổng công ty, của xí nghiệp. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, nhất là thời hạn giao hàng và thời gian tập kết nguyên phụ liệu, căn cứ vào tính chất của từng loại hàng và năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất cũng như tình hình ký kết hợp đồng, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các xí nghiệp theo “Hướng dẫn triển khai thực hiện hợp đồng” trình Tổng giám đốc phê duyệt, chuyển tới các Xí nghiệp và các phòng ban nghiệp vụ.

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tháng đã được ban hành, phòng kế hoạch theo dõi giám sát chặt chẽ tiến độ, sự đồng bộ và số lượng của nguyên phụ liệu được cung cấp, đồng thời cân đối trước khi đưa vào sản xuất. Các loại tài liệu liên quan đến sản xuất mã hàng và có thể cả lệnh sản xuất được chuyển tới các đơn vị liên quan triển khai.

Lệnh đóng gói và thông báo về vận chuyển, giao hàng cũng được phòng kế hoạch dựa vào các tài liệu, thông tin từ khách hàng và các bên liên quan thiết lập chuyển đến các đơn vị có liên quan thực hiện (trường hợp khách hàng làm việc với xí nghiệp thì việc này do kế hoạch xí nghiệp thực hiện).

Các Xí nghiệp may sau khi nhận được kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất và các tài liệu liên quan khác sẽ tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch theo “Lưu đồ kiểm soát kế hoạch sản xuất tại xí nghiệp may” (Hình 4.2). Về kế hoạch chất lượng: Ngoài các yêu cầu do khách hàng đưa ra được xác định trong hợp đồng, các vấn đề khác có liên quan đến luật định hoặc bên liên quan sẽ do bộ phận kỹ

thuật kết hợp với QA xây dựng nếu xét thấy cần thiết và áp dụng cho các sản phẩm sản xuất tại các xí nghiệp.

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả

+ Thực hiện

- Kiểm tra lại

Hình 4.2. Sơ đồ kiểm soát thực hiện kế hoạch sản xuất

Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018)

- + + - + - + - + - +

Trong một tổ chức sản xuất nói chung và trong các doanh nghiệp may nói riêng, muốn hoàn thiện quá trình sản xuất một sản phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố sau: Con người, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu. Sự kết hợp hài hòa và sử dụng có hiệu quả những yếu tố nói trên có được do sự đóng góp to lớn của công tác lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch quản lý chất lượng. Để đạt được mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất thì cần phải mang đầy đủ các tính chất sau:

Tính cân đối: Việc sản xuất được coi là cân đối khi tương quan giữa ba yếu tố con người, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu được xác lập trên cơ sở kết hợp chặt chẽ chúng với nhau, không chỉ trong không gian toàn xí nghiệp và từng phân xưởng sản xuất mà còn có cả theo thời gian, phạm vi ca sản xuất, ngày sản xuất.

Tính nhịp nhàng: Công việc được tiến hành thường xuyên, đều đặn, không nên quá cập rập hoặc thảnh thơi. Việc cân nhắc cho kế hoạch nhịp nhàng phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ sản xuất và dự kiến phân công kế hoạch hàng tháng, quý, năm.

Tính song song: Cùng lúc tiến hành tất cả các công việc trên tất cả các dây chuyền sản xuất. Khi lập kế hoạch cần cân nhắc xem công việc nào cần làm đồng thời với nhau để soạn thảo tiến độ thực hiện và bố trí nhân sự cho đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian sản xuất.

Tính liên tục (linh hoạt): Các yếu tố vật chất của sản phẩm trong thời gian sản xuất cần được sắp xếp sao cho chúng luôn ở trạng thái vận động. Có thế, mới tận dụng được hết công suất của công nhân, thiết bị và công suất của máy móc. Tính linh hoạt thể hiện ở đây còn là những kế hoạch dự trù mang tính đơn giản, dùng lấp chỗ trống khi các bộ phận, cá nhân đã hoàn tất công việc của mình. Vì vậy, có thể nói đảm bảo tính liên tục trong sản xuất là một yêu cầu cao nhất của công tác lập kế hoạch sản xuất hiện nay.

Có thể thấy, việc lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch quản lý chất lượng của Tổng công ty May 10 đã có sự xem xét năng lực của các xí nghiệp, dựa vào chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao hàng tháng để lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp nên các kế hoạch đưa ra có sơ sở thực tiễn để thực hiện dẫn đến kết quả thực hiện kế hoạch của cả Tổng công ty luôn đạt tốt. Để có thể đánh giá được

công tác lập kế hoạch sản xuất của Tổng công ty trong thời gian qua. Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát các cán bộ các phòng ban theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.2. Kết quả đánh giá của cán bộ về công tác lập kế hoạch sản xuất của Tổng công ty May 10 TT Chỉ tiêu (n=38) Đồng ý Không đồng ý Khác SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) 1 Việc lập kế hoạch đảm

bảo tính cân đối 30 78,95 6 15,79 2 5,26 2 Việc lập kế hoạch đảm

bảo tính nhịp nhàng 29 76,32 7 18,42 2 5,26 3 Việc lập kế hoạch đảm

bảo tính song song 28 73,68 7 18,42 3 7,89 4 Việc lập kế hoạch đảm

bảo tính liên tục 32 84,21 4 10,53 2 5,26 Nguồn: Kết quả điều tra (2018) Kết quả điều tra cho thấy về cơ bản công tác lập kế hoạch sản xuất của Tổng công ty đã đáp ứng được yêu cầu với đa số các ý kiến đánh giá đều cho rằng việc lập kế hoạch đã đảm bảo tính cân đối (78,95%); Việc lập kế hoạch đảm bảo tính nhịp nhàng (76,32%); Việc lập kế hoạch đảm bảo tính song song (73,68%); Việc lập kế hoạch đảm bảo tính liên tục (84,21%). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số các ý kiến không đồng ý. Qua tìm hiểu được biết có một số ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch của Tổng công ty đôi lúc còn phụ thuộc vào số lượng các đơn hàng khiến cho việc lập kế hoạch không chủ động. Khi có các đơn hàng dồn dập thì thời gian tăng ca phải tăng lên dẫn đến áp lực trong quá trình sản xuất sản phẩm của Tổng công ty.

4.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm áo sơ mi và jacket

Như vậy, có thể thấy các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm áo sơ mi và jacket của Tổng công ty May 10 khá chi tiết, cụ thể, đáp ứng được yêu cầu

của quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật may mặc do Nhà nước ban hành. Tiến hành phỏng vấn sâu Trưởng phòng quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty cho biết việc thực hiện các yêu cầu về chất lượng sản phẩm từ hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản cũng như về nguyên phụ liệu và yêu cầu về đường may đều được Tổng công ty thực hiện cơ bản tốt (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của Tổng công ty May 10

Nội dung đánh giá Yêu cầu kỹ thuật

Hình dáng

Hình dáng áo phù hợp với kiểu cách thiết kế nhưng tính thẩm mỹ chưa được tốt. Đối với áo nhiều lớp, hình dáng bên trong bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.

Kiểu mẫu và kích thước cơ bản

- Áo thông dụng được sản xuất theo đúng kiểu mẫu và kích thước qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.

- Sai lệch cho phép của kích thước đối với áo một lớp đã phù hợp với qui định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 về quần áo may mặc thông dụng do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành.

Nguyên, phụ liệu

Các nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng tốt, có các chỉ tiêu cơ - lý – hóa theo đúng qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng. Tuy nhiên vẫn còn những nguyên phụ liệu có chát lượng không đạt yêu cầu.

Về lắp ráp

Việc lắp ráp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đối với cổ áo, tay áo, vai áo, sườn áo, gấu áo và túi áo theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn có lỗi vi phạm trong quá trình sản xuất.

Đường may Mật độ mũi chỉ là số mũi chỉ có trên một centimét đường may. Mật độ mũi chỉ phù hợp với qui định.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng quản lý chất lượng (9h ngày 15/7/2018)

44

Bảng 4.4. Kết quả điều tra, khảo sát về các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của Tổng công ty May 10

TT Chỉ tiêu

Cán bộ (n=38) Công nhân sản xuất (n=60)

Đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Không đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Khác (Lượt người) Tỷ lệ (%) Đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Không đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Khác (Lượt người) Tỷ lệ (%) 1 Các chi tiết (đường may, phối màu...) đạt độ thẩm mỹ cao

30 78,95 3 7,89 5 13,16 40 66,67 15 25,00 5 8,33

2 Các chi tiết thiết

kế phù hợp 31 81,58 3 7,89 4 10,53 50 83,33 5 8,33 5 8,33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)