Sự phối hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 91 - 94)

Việc quản lý chất lượng sản phẩm cần được thực hiện từ khâu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào. Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất ở tất cả các khâu như cắt, may, thêu, in, là gấp và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình hoàn thành, đóng gói sản phẩm. Đối với mỗi giai đoạn rất cần có sự phối hợp của tất cả các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Cụ thể:

* Đối với công nhân

Cần tự kiểm tra chất lượng 100% số lượng sản phẩm do mình làm ra trước khi chuyển cho bộ phận sau, đảm bảo không để xảy ra lỗi so với chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm đã được hướng dẫn và xác nhận.

* Đối với tổ trưởng sản xuất

Cần kiểm tra, đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện, căn cứ cho sản xuất và kiểm tra.

* Đối với nhân viên kiểm tra lỗi vải

Cần kiểm tra chất lượng 100% các lá vải những chi tiết chính của tất cả các bộ BTP theo mẫu vải lỗi đã được duyệt và hướng dẫn có liên quan, đảm bảo loại ra, thay thế chính xác các lá chi tiết lỗi với hiệu quả cao nhất. Kịp thời tính

toán, tổng hợp, trao đổi các thông tin về kết quả kiểm tra cho cán bộ quản lý trực tiếp của mình, nhất là trong trường hợp số lượng chi tiết lỗi chiếm tỷ lệ cao.

* Đối với nhân viên kiểm tra là dính và ép dựng

Cần kiểm tra 100% các lá chi tiết có yêu cầu đã được là dính dựng (trước khi ép) và kiểm tra 100% các lá chi tiết này sau khi ép theo yêu cầu kỹ thuật, mẫu đã được duyệt và hướng dẫn có liên quan, đảm bảo loại ra sửa chữa/ thay thế chính xác tất cả những chi tiết lỗi, tạo thuận lợi cho sản xuất.

* Đối với kiểm hóa trên chuyền may/là gấp

Cần kiểm tra 100% các bộ phận/tiểu tác/chi tiết... theo các hướng dẫn trực tiếp liên quan thuộc phạm vi mình được phân công. Kịp thời trao đổi các thông tin về kết quả kiểm tra theo quy định ở các hướng dẫn kiểm tra có liên quan, cùng với CBQL sản xuất và chất lượng đảm bảo số lượng sản phẩm/chi tiết lỗi ở cuối chuyền của mã hàng ngay từ ngày đầu tiên sản xuất các loại lỗi không được vượt quá 10% ở cuối chuyền và các ngày tiếp theo phải theo chiều hướng giảm dần.

* Đối với kiểm hóa cuối chuyền: Kiểm tra 100% các loại chi tiết của từng bộ bán thành phẩm cắt hoặc 100% số lượng sản phẩm ra chuyền ở may, là gấp cũng như sản phẩm/chi tiết trả về sửa chữa theo các hướng dẫn kiểm tra trực tiếp liên quan thuộc phạm vi mình được phân công. Kịp thời trao đổi thông tin về kết quả kiểm tra, đặc biệt là khi có số lượng sản phẩm/chi tiết lỗi hoặc số lượng lỗi cùng loại chiếm trên 05% ở cắt hoặc trên 10% ở may, là gấp cũng như tình hình chất lượng có biểu hiện không được cải thiện cho CBQL trực tiếp của mình, đảm bảo hàng đã qua kiểm tra, lỗi nếu có phải nằm trong mức chấp nhận theo quy định.

* Đối với nhân viên kiểm soát đơn vị sản xuất:

Kiểm tra xác nhận chất lượng NPL nhập trực tiếp về đơn vị hoặc chưa được kiểm tra ở kho tổng Tổng công ty. Giám sát và kiểm tra xác nhận chất lượng các sản phẩm/chi tiết sản phẩm của đơn vị đưa đi gia công (thêu, in, giặt,...) ở các nhà thầu phụ bên ngoài. Kiểm tra CLSP ban đầu của mã hàng ở mỗi công đoạn, kiểm tra xác nhận chất lượng các lô hàng trước khi cho chuyển công đoạn, phối hợp với các bên khác trong quá trình kiểm tra để nắm được tình hình chất lượng mã hàng, kiểm soát việc xử lý sản phẩm không phù hợp (nếu có). Đồng thời kiểm soát quá trình kiểm tra ở từng công đoạn sản xuất trong đơn vị, đảm bảo các mã hàng xuất xưởng đáp ứng yêu cầu chất lượng.

* Đối với Tổ trưởng chất lượng

Chịu trách nhiệm chính về công tác QLCL tại đơn vị. Trực tiếp quản lý bộ phận KCS và KH, kiểm tra và nắm bắt toàn bộ tình hình chất lượng các mã hàng ngay từ khi bắt đầu triển khai sản xuất, tổ chức xử lý sự không phù hợp thuộc về CLSP- kể cả NPL (nếu có). Đề xuất các biện pháp đảm bảo và nâng cao CLSP, hàng tháng tổng hợp, lập báo cáo chất lượng sản xuất các mã hàng tại đơn vị theo quy định của hệ thống.

* Đối với CBNV kiểm tra NPL (được phân công ở các kho)

Kiểm tra chất lượng 100% các loại nguyên, phụ liệu đúng thời điểm theo các hướng dẫn trực tiếp liên quan, đảm bảo chỉ ra chính xác thực trạng chất lượng của NPL và có biện pháp xử lý phù hợp trước khi cấp phát cho sản xuất.

* Đối với CBNV kỹ thuật

Được cử kiểm tra phải kiểm tra xác nhận chất lượng tất cả các loại mẫu và tài liệu kỹ thuật của mã hàng trước khi chính thức ban hành. Được cử thực hiện việc thử nghiệm sẽ tiến hành thử nghiệm đối với NPL, sản phẩm, gửi kết quả cho bộ phận liên quan.

* Đối với nhân viên QA

Kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện HTQL toàn bộ quá trình sản xuất tại các đơn vị trong Tổng Công ty. Giám sát việc kiểm tra và xác nhận chất lượng nguyên liệu nhập vào kho Tổng Công ty. Kiểm tra xác nhận chất lượng các loại phụ liệu mua, kể cả chuyển trực tiếp đến các đơn vị. Chủ trì giải quyết các sự cố chất lượng. Kiểm tra đầu chuyền (in line) và kiểm tra cuối cùng (pre final/final) đối với tất cả các mã hàng FOB, ODM và các mã hàng sản xuất ở các đơn vị Phần này đưa vào KCS-Kể cả đưa đi gia công ở bên ngoài.

Để có thể đánh giá được quá trình phối hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào cho đến quá trình sản xuất của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty May 10. Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác quản lý theo số mẫu đã chọn. Kết quả cho thấy, về cơ bản các ý kiến đều đánh giá sự phối hợp trong kiểm tra chất lượng đầu vào, phối hợp trong quá trình sản xuất và phối hợp trong hoàn thiện, đóng gói sản phẩm là tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số ý kiến đánh giá công tác phối hợp kém vẫn còn nhiều. Do đó, trong thời gian tới Tổng công ty cần nâng cao hơn nữa công tác phối hợp trong quá trình sản xuất để nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm.

Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về kết quả phối hợp trong quản lý chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 91 - 94)