Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 33 - 35)

2.1.6.1. Các quy định, chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm

Các quy định, chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước nói chung cũng như các quy định, chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc nói riêng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp dệt may. Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

tại các doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của pháp luật nhà nước về quản lý chất lượng. Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm may mặc, Nhà nước đã ban hành nhiều hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm như: Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường, về các thành phần hóa học, về quy trình sản xuất…(Hoàng Mạnh Dũng, 2012).

2.1.6.2. Nguồn lực cho quản lý chất lượng sản phẩm

Nguồn lực cho quản lý chất lượng sản phẩm may mặc bao gồm: Nguồn lực về con người, nguồn lực về vốn, kỹ thuật…trong đó ngoài nguồn lực về con người thì nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng quyết định đến quản lý chất lượng sản phẩm. Khi được đầu tư nguồn vốn thì các công nghệ mới sẽ được sử dụng thông qua các máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm may mặc. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc và ngược lại (Trương Trí Tiến, 2010).

2.1.6.3. Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm

Cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm may mặc phải là những người có trình độ, kỹ năng quản lý và phải nắm rõ các quy định của hệ thống tài liệu chất lượng của Công ty cũng như tình hình thực hiện quy trình chất lượng tại các đơn vị. Tập hợp các thông tin liên quan đến nhu cầu xây dựng, soát xét tài liệu của các đơn vị; Lập kế hoạch đề xuất và tổ chức triển khai các hoạt động chất lượng, quản lý rủi ro cụ thể tại văn phòng Công ty trong từng giai đoạn. Ngoài ra, họ còn phải có niềm đam mê, nhiệt tình trong công việc từ đó công tác quản lý chất lượng sản phẩm mới được quan tâm và thực hiện tốt. Nếu năng lực của cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm tốt thì công tác quản lý chất lượng sản phẩm mới đạt hiệu quả cao và ngược lại (Phạm Thị Thu, 2009).

2.1.6.4. Sự phối hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm

Trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm cần phải có sự phối hợp giữa phòng quản lý chất lượng sản phẩm với tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc tuân thủ nội dung các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất một cách triệt để. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn cần sự phối hợp giữa các con người, các đơn vị với nhau nhằm thực hiện tốt các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm.Khi có sự phối hợp tốt, công tác quản lý chất lượng sản phẩm sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại (Vũ Thị Giang, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)