Tổ chức quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 60 - 67)

4.1.2.1. Quy trình tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

Trưởng ĐVSX có trách nhiệm ra quyết định cử người và thiết lập “Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm soát chất lượng” và lập danh sách đội ngũ những người được cử làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chất lượng ở các công đoạn của đơn vị, đồng thời phải được cập nhật nếu có thay đổi. Theo định biên của PQA

Mỗi ĐVSX nhất thiết phải có một cán bộ chuyên trách phụ trách công tác QLCL sản phẩm (được gọi là: Tổ trưởng chất lượng) và chỉ dưới quyền Trưởng/phó được ủy quyền đơn vị về công tác chất lượng.

Bộ phận KCS ĐVSX được bố trí ở tất cả các công đoạn từ CBSX, sản xuất đến thành phẩm xuất xưởng và làm việc dưới quyền điều khiển trực tiếp của Tổ trưởng chất lượng.

Các nhân viên kiểm hóa kiểm tra ở các công đoạn/bộ phận được bố trí, sắp xếp phù hợp với loại sản phẩm và năng lực từng ĐVSX.

Về quy trình tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của Tổng công ty May 10 được thể hiện qua hình 4.3 Theo đó, đối với mỗi mã hàng, đơn hàng. Cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ kiểm tra từ nguyên phụ liệu đến quá trình sản xuất như cắt, thêu, in, may, quá trình là gấp, đóng gói và xuất xưởng. Tất cả các công đoạn đều có nhân viên kiểm tra được phân công theo dõi giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo các sản phẩm làm ra đạt chất lượng theo yêu cầu.

Hình 4.3. Quy trình tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc

Bảng 4.5. Tổng hợp ưu, nhược điểm trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tại TCT May 10

Công đoạn kiểm tra Ưu điểm Nhược điểm Thực tế thực hiện năm 2017

Tài liệu KT

Chi tiết, cụ thể

Nhiều điểm chưa điều chỉnh, bổ sung theo thực tế Chưa thực sự tốt NPL Bám sát theo quy trình, thực hiện nghiêm túc Lấy mẫu còn hạn chế nên vẫn có sai sót Trung bình-Khá Cắt May Là gấp Đóng gói Thêu, in, giặt

Nguồn: Điều tra của tác giả (2018)

4.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

Tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của Tổng công ty May 10 được mô tả như hình 4.4. Tất cả các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, chuyên trách hoặc bán chuyên trách tham gia vào việc kiểm tra và thử nghiệm ở mỗi một công đoạn/bộ phận liên quan trực tiếp đến quá trình tạo sản phẩm đều phải được ghi rõ nội dung công việc phải làm trong bản “Mô tả công việc” của từng người.

Đối với công nhân (được bố trí ở các công đoạn sản xuất ): Bản thân tự kiểm tra chất lượng 100% số lượng sản phẩm do mình làm ra trước khi chuyển cho bộ phận sau, đảm bảo không để xảy ra lỗi so với chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm đã được hướng dẫn và xác nhận. Riêng công nhân trải vải ở tổ cắt thì phải kiểm tra, phát hiện kịp thời các lỗi phát sinh của NL trong quá trình trải vải.

Đối với Tổ trưởng sản xuất/Chuyền trưởng hoặc người tương đương: Kiểm tra, đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện, căn cứ cho sản xuất và kiểm tra. Hàng ngày, thường xuyên kiểm tra kết quả của việc hướng dẫn chuyền (cắt/may/là gấp/đóng gói), xem xét kết quả kiểm tra trên chuyền và cuối chuyền, nắm bắt tình hình chất lượng, tổ chức xử lý về chất lượng khi cần thiết, kịp thời ngăn chặn lỗi sai hỏng ở tất cả các bộ phận trong chuyền, đảm bảo số lượng lỗi tập trung tính từ ngày đầu tiên sản xuất không được vượt quá 10% so với tổng số sản phẩm làm ra và các ngày tiếp theo phải theo chiều hướng giảm dần.

Hình 4.4. Tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm may mặc

Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018) Đối với nhân viên kiểm tra lỗi vải (ở tổ cắt): Kiểm tra chất lượng 100% các lá vải những chi tiết chính của tất cả các bộ bán thành phẩm theo mẫu vải lỗi đã được duyệt và hướng dẫn có liên quan, đảm bảo loại ra, thay thế chính xác các lá chi tiết lỗi với hiệu quả cao nhất. Kịp thời tính toán, tổng hợp, trao đổi các thông tin về kết quả kiểm tra cho cán bộ quản lý trực tiếp của mình, nhất là trong trường hợp số lượng chi tiết lỗi chiếm tỷ lệ cao.

Đối với nhân viên kiểm tra là dính và ép dựng (ở tổ cắt): Kiểm tra 100% các lá chi tiết có yêu cầu đã được là dính dựng (trước khi ép) và kiểm tra 100%

các lá chi tiết này sau khi ép theo yêu cầu kỹ thuật, mẫu đã được duyệt và hướng dẫn có liên quan, đảm bảo loại ra sửa chữa/ thay thế chính xác tất cả những chi tiết lỗi, tạo thuận lợi cho sản xuất.

Đối với kiểm hóa trên chuyền may/là gấp: Kiểm tra 100% các bộ phận/tiểu tác/chi tiết... theo các hướng dẫn trực tiếp liên quan thuộc phạm vi mình được phân công. Kịp thời trao đổi các thông tin về kết quả kiểm tra theo quy định ở các hướng dẫn kiểm tra có liên quan, cùng với CBQL sản xuất và chất lượng đảm bảo số lượng sản phẩm/chi tiết lỗi ở cuối chuyền của mã hàng ngay từ ngày đầu tiên sản xuất các loại lỗi không được vượt quá 10% ở cuối chuyền và các ngày tiếp theo phải theo chiều hướng giảm dần.

Đối với kiểm hóa cuối chuyền: Kiểm tra 100% các loại chi tiết của từng bộ bán thành phẩm ở cắt hoặc 100% số lượng sản phẩm ra chuyền ở may, là gấp cũng như sản phẩm/chi tiết trả về sửa chữa theo các hướng dẫn kiểm tra trực tiếp liên quan thuộc phạm vi mình được phân công. Kịp thời trao đổi thông tin về kết quả kiểm tra, đặc biệt là khi có số lượng sản phẩm/chi tiết lỗi hoặc số lượng lỗi cùng loại chiếm trên 05% ở cắt hoặc trên 10% ở may, là gấp cũng như tình hình chất lượng có biểu hiện không được cải thiện cho CBQL trực tiếp của mình, đảm bảo hàng đã qua kiểm tra, lỗi (nếu có) phải nằm trong mức chấp nhận theo quy định.

Đối với KCS ĐVSX: Kiểm tra xác nhận chất lượng NPL nhập trực tiếp về đơn vị hoặc chưa được kiểm tra ở kho tổng Tổng công ty. Giám sát và kiểm tra xác nhận chất lượng các sản phẩm/chi tiết sản phẩm của đơn vị đưa đi gia công (thêu, in, giặt,...) ở các nhà thầu phụ bên ngoài. Kiểm tra CLSP ban đầu của mã hàng ở mỗi công đoạn, kiểm tra xác nhận chất lượng các lô hàng trước khi cho chuyển công đoạn, phối hợp với các bên khác trong quá trình kiểm tra để nắm được tình hình chất lượng mã hàng, kiểm soát việc xử lý sản phẩm không phù hợp (nếu có). Đồng thời kiểm soát quá trình kiểm tra ở từng công đoạn sản xuất trong đơn vị, đảm bảo các mã hàng xuất xưởng đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Đối với Tổ trưởng chất lượng: Chịu trách nhiệm chính về công tác QLCL tại đơn vị. Trực tiếp quản lý bộ phận KCS và KH, kiểm tra và nắm bắt toàn bộ tình hình chất lượng các mã hàng ngay từ khi bắt đầu triển khai sản xuất, tổ chức xử lý sự không phù hợp thuộc về CLSP- kể cả NPL (nếu có). Đề xuất các biện pháp đảm bảo và nâng cao CLSP, hàng tháng tổng hợp, lập báo cáo chất lượng sản xuất các mã hàng tại đơn vị theo quy định của hệ thống.

Đối với CBNV kiểm tra NPL (được phân công ở các kho): Kiểm tra chất lượng 100% các loại nguyên, phụ liệu đúng thời điểm theo các hướng dẫn trực tiếp liên quan, đảm bảo chỉ ra chính xác thực trạng chất lượng của NPL và có biện pháp xử lý phù hợp trước khi cấp phát cho sản xuất.

Đối với CBNV kỹ thuật: Được cử kiểm tra (độc lập với người xây dựng tài liệu/ làm mẫu) thì phải kiểm tra xác nhận chất lượng tất cả các loại mẫu và tài liệu kỹ thuật của mã hàng trước khi chính thức ban hành. Được cử thực hiện việc thử nghiệm sẽ tiến hành thử nghiệm đối với NPL, sản phẩm, gửi kết quả cho ĐV/BP liên quan.

Đối với nhân viên QA: Kiểm soát, kiểm tra việc thực hiện HTQL toàn bộ quá trình sản xuất tại các đơn vị trong Tổng Công ty. Giám sát việc kiểm tra và xác nhận chất lượng nguyên liệu nhập vào kho Tổng Công ty. Kiểm tra xác nhận chất lượng các loại phụ liệu mua, kể cả chuyển trực tiếp đến các đơn vị. Chủ trì giải quyết các sự cố chất lượng. Kiểm tra đầu chuyền (in line) và kiểm tra cuối cùng (pre final/final) đối với tất cả các mã hàng FOB, ODM và các mã hàng sản xuất ở các đơn vị Phần này đưa vào KCS-Kể cả đưa đi gia công ở bên ngoài.

Phòng QA với chức năng là QLCL của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị nắm bắt diễn biến, trao đổi các thông tin (cảnh báo/phổ biến...), giải quyết những phát sinh về tình hình chất lượng từ NPL đầu vào đến thành phẩm xuất xưởng ở mọi thời điểm của tất cả các đơn vị (kể cả hàng sản xuất ở đơn vị liên doanh và vệ tinh), kịp thời đề xuất biện pháp đối với những sự cố chất lượng xét thấy cần phải xử lý hoặc cải tiến công tác QLCL.

Như vậy, có thể thấy tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty May 10 đã phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận, từng đơn vị và trách nhiệm được phân chia đến mỗi cá nhân. Điều này giúp cho việc quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ. Để có thể đánh giá được công tác tổ chức bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty. Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ, công nhân tại Tổng công ty theo số mẫu đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ trả lời của cán bộ và công nhân sản xuất đối với cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty hợp lý lần lượt là 92,11% và 83,33%, cũng như nguồn nhân lực của Tổng công ty đảm bảo lần lượt là 89,47% và 85%. Tuy nhiên, đối với các ý kiến đánh giá về phân chia nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý và ý kiến khác.

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá bộ máy tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty May 10

TT Chỉ tiêu

Cán bộ (n=38) Công nhân sản xuất (n=60)

Đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Không đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Khác (Lượt người) Tỷ lệ (%) Đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Không đồng ý (Lượt người) Tỷ lệ (%) Khác (Lượt người) Tỷ lệ (%) 1 Cơ cấu tổ chức hợp lý 35 92,11 1 2,63 2 5,26 50 83,33 5 8,33 5 8,33 2 Nguồn nhân lực đảm bảo 34 89,47 2 5,26 2 5,26 51 85,00 4 6,67 5 8,33

3 Phân chia nhiệm vụ rõ ràng

32 84,21 3 7,89 3 7,89 42 70,00 12 20,00 6 10,00

4 Bộ máy hoạt động hiệu quả cao

30 78,95 5 13,16 3 7,89 44 73,33 14 23,33 2 3,33 Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Qua tìm hiểu được biết, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp (Bảng 4.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)