Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 46)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn Tổng công ty May 10 là địa bàn nghiên cứu với lý do Tổng công ty May 10 là một tập đoàn kinh tế hàng đầu với thương hiệu may mặc và uy tín đã được hình thành và phát triển hơn 70 năm.

Hiện nay Tổng công ty đang áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng Iso 9001:2008 đã được quốc tế công nhận. Sản phẩm may mặc của công ty khá đa dạng và được xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như: EU, Mỹ, Nhật Bản…

Cụ thể, để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi chọn 2 đơn vị sản xuất sản phẩm sơ mi và Jacket của Tổng công ty là đơn vị May 2, đơn vị May 5.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Bảng 3.4. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về tình hình quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của các công ty ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

+ Các giáo trình và bài giảng: khoa học quản lý, quản trị kinh doanh, quản trị chất lượng…

+ Các bài báo, các bài viết liên quan từ các tạp chí, từ internet.

+ Các luận văn, khóa luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thư viện Học viện nông nghiệp Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, các trang web của các tổ chức có uy tín.

Số liệu về tình hình chung của công ty như: kết quả sản xuất, số lao động, sản lượng, thu nhập, chi phí, các chính sách, quy trình quản lý chất lượng…

+ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. + Các chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà nước cũng như của Tổng công ty. + Các báo cáo về quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty. + Văn phòng TCT + Phòng Kế hoạch – Kinh doanh + Phòng kiểm soát chất lượng Tổng công ty.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu mới

Bảng 3.5. Thu thập số liệu sơ cấp

Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập Nhà quản lý tại Tổng công ty 20 người bao gồm: Lãnh đạo Tổng công ty ( 4 người) và trưởng, phó các phòng (16 người) Thực trạng quản lý chất lượng. Những đánh giá về chính sách quản lý chất lượng, cơ cấu tổ chức thực hiện, tình hình thực hiện, những tồn tại hạn chế và các khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

(Đối với lãnh đạo công ty tiến hành điều tra phỏng vấn sâu) Cán bộ làm công tác quản lý chất lượng 18 người (01 phó phòng và 17 nhân viên phòng quản lý chất lượng) Thực trạng quản lý chất lượng. Những đánh giá về chính sách quản lý chất lượng, cơ cấu tổ chức thực hiện, tình hình thực hiện, những tồn tại hạn chế và các khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Công nhân may Mỗi đơn vị điều tra 30 công nhân (Tổng 60 người) Thực trạng quản lý chất lượng. Những đánh giá về chính sách quản lý chất lượng, cơ cấu tổ chức thực hiện, tình hình thực hiện, những tồn tại hạn chế và các khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm… Tình hình thực hiện chính sách quản lý chất lượng, các khó khăn, hạn chế…

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Khách hàng 60 khách hàng Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm áo Sơ mi và Jacket, yếu tố nào hài lòng nhất/ không hài lòng nhất đối với các sản phẩm, yếu tố nào quan trọng nhất khi mua các sản phẩm của Công ty May 10.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn.

Để có thể thu thập được các ý kiến đánh giá về công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc tại TCT May 10, tác giả tiến hành điều tra các nhà quản lý tại TCT, đây là những người trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh tại TCT.

Tác giả tiến hành điều tra các cán bộ làm công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Đây là những người trực tiếp quản lý chất lượng sản phẩm của TCT, tác giả tiến hành điều tra để thu thập các thông tin về thực trạng quản lý chất lượng. Những đánh giá về chính sách quản lý chất lượng, cơ cấu tổ chức thực hiện, tình hình thực hiện, những tồn tại hạn chế và các khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm…

Ngoài ra, tác giả còn tiến hành điều tra các công nhân may, đây là những người thực hiện các quy định, yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm của TCT, tác giả tiến hành điều tra phỏng vấn để thu thập các ý kiến đánh giá về tình hình thực hiện, những tồn tại hạn chế và các khó khăn trong quản lý chất lượng sản phẩm…

Tác giả tiến hành điều tra các khách hàng nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm đã hoàn thiện, đưa ra thị trường tiêu thụ từ đó có thể đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại TCT May 10.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phương pháp tổng hợp Phương pháp xử lý:

Thủ công: Đọc và phân loại số liệu thô. Phần mềm: Word, excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về công tác quản lý chất lượng tại Tổng công ty May 10. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty May 10. Tình hình thực hiện các chính sách quản lý chất lượng tại Tổng công ty May 10.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của chất lượng sản phẩm may mặc nói riêng và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc qua các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.

Số tuyệt đối: Sử dụng số tuyệt đối biểu hiện quy mô sản xuất, áp dụng các biện pháp trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty.

Số tương đối: Biểu hiện cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty, đánh giá, so sánh số liệu qua các năm.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch - Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra

- Chỉ tiêu đánh giá sự phối hợp trong quản lý chất lượng sản phẩm - Chỉ tiêu về trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty bao gồm: Số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo sản xuất.

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm bao gồm: Chỉ tiêu độ bền, chỉ tiêu hình dáng, chỉ tiêu màu sắc, chỉ tiêu chất liệu, chỉ tiêu kỹ thuật may, chỉ tiêu giá cả, chỉ tiêu đánh giá quá trình sản xuất bao gồm: Tỷ lệ sản phẩm loại I, II, III; tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng, chỉ tiêu tỷ lệ đầu vào không đạt yêu cầu, chỉ tiêu các tỷ lệ lỗi trong quá trình sản xuất bao gồm: Lỗi cắt; lỗi may; lỗi in/thêu; lỗi giặt; lỗi gấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10

4.1.1. Hoạch định chính sách chất lượng

4.1.1.1. Thực trạng các chính sách về quản lí chất lượng của Tổng công ty

Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9001-2008, ban lãnh đạo Tổng công ty đã bắt tay vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu quả. Hiện nay các văn bản liên quan đã được xây dựng xong và Tổng công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tổng công ty tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn Tổng công ty, huy động mọi thành viên trong Tổng công ty tham gia quản lý chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm. Chính sách chất lượng của Tổng công ty: "Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty". Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng Tổng công ty còn tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong Tổng công ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Tổng công ty đã tổ chức liên tục các lớp học ngắn hạn về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Tổng công ty được hiểu thấu đáo.

Tổng công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm về hệ thống chất lượng. Tổng công ty còn tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy, phòng ban. Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản phẩm được Tổng công ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

Hộp 4.1. Ý kiến của lãnh đạo Tổng Tổng công ty về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Là doanh nghiệp đầu tiên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất, ISO 9000 đã được May 10 xây dựng từ năm 1999 và đến nay tất cả các đơn vị đều có chứng chỉ ISO 9000 và SA 8000 và ISO 14000. Các hệ thống quản lý chất lượng hỗ trợ rất tốt trong công tác quản lý, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cơ quan môi trường của các tỉnh, thành phố - nơi May 10 đầu tư nhà máy, dây chuyền sản xuất được đánh giá hàng năm và đều đạt chuẩn.

Ông Nguyễn Xuân Hoàn - Đại diện lãnh đạo Tổng công ty May 10 về quản lý chất lượng (2018)

* Đặc điểm về quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như: may, thêu, là, ép,. ..Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây chuyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.

Ở Tổng công ty May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực hành, sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi cả phân xưởng và sau đó xuống các tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp ráp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối là : công đoạn là, gấp, bao gói, đóng hộp.

Hình 4.1. Quy trình sản xuất của Tổng công ty May 10

Nguồn: Tổng công ty May 10 (2018)

Ghi chú:

Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ

Nguyên liệu

Thiết kế giác sơ

Công đoạn in

Công đoạn giặt

Công đoạn cắt

Thành phẩm nhập kho

Công đoạn mài

Công đoạn may

Thùa - đính Là gấp Công đoạn thêu

Bảng 4.1. Kết quả điều tra đánh giá của các cán bộ Tổng công ty về Quy trình sản xuất của Tổng Công ty May 10 TT Công đoạn (n=38) Tốt Khá Trung bình Kém SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Thiết kế giác sơ 18 47,37 15 39,47 5 13,16 0 0,00 2 Cắt 15 39,47 16 42,11 5 13,16 2 5,26 3 May 17 44,74 14 36,84 6 15,79 1 2,63 4 Thùa đính, là, gấp

bao gói đóng hộp 15 39,47 16 42,11 5 13,16 2 5,26 5 In, thêu, giặt, mài 14 36,84 15 39,47 7 18,42 2 5,26

Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ năm (2018)

Để có thể đánh giá được về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Tổng Công ty May 10, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ của Tổng Công ty theo số mẫu đã chọn. Kết quả cho thấy, đa số các cán bộ đều đánh giá cao về quy trình công nghệ của Tổng Công ty. Đối với công đoạn thiết kế giác sơ có 86,84% số ý kiến đánh giá khá và tốt. Có 13,16% số ý kiến đánh giá trung bình và không có ý kiến đánh giá kém. Đối với các công đoạn khác như cắt, may, thùa đính, in thêu, là giặt, bao gói gói đóng hộp các ý kiến đa số đều đánh giá ở mức khá và tốt. (Bảng 4.1). Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của Tổng công ty trong thời gian tới, ngoài đặc điểm về quy trình công nghệ Công ty cần chú trọng vào các khâu trong quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong các giai đoạn thực hiện sản xuất sản phẩm.

4.1.1.2. Căn cứ để lập kế hoạch quản lý chất lượng

Căn cứ để lập kế hoạch quản lý chất lượng là các kế hoạch sản xuất của Tổng công ty, của xí nghiệp. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, nhất là thời hạn giao hàng và thời gian tập kết nguyên phụ liệu, căn cứ vào tính chất của từng loại hàng và năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất cũng như tình hình ký kết hợp đồng, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các xí nghiệp theo “Hướng dẫn triển khai thực hiện hợp đồng” trình Tổng giám đốc phê duyệt, chuyển tới các Xí nghiệp và các phòng ban nghiệp vụ.

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tháng đã được ban hành, phòng kế hoạch theo dõi giám sát chặt chẽ tiến độ, sự đồng bộ và số lượng của nguyên phụ liệu được cung cấp, đồng thời cân đối trước khi đưa vào sản xuất. Các loại tài liệu liên quan đến sản xuất mã hàng và có thể cả lệnh sản xuất được chuyển tới các đơn vị liên quan triển khai.

Lệnh đóng gói và thông báo về vận chuyển, giao hàng cũng được phòng kế hoạch dựa vào các tài liệu, thông tin từ khách hàng và các bên liên quan thiết lập chuyển đến các đơn vị có liên quan thực hiện (trường hợp khách hàng làm việc với xí nghiệp thì việc này do kế hoạch xí nghiệp thực hiện).

Các Xí nghiệp may sau khi nhận được kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)