Đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 94 - 97)

TT Chỉ tiêu Tốt Trung Bình Kém SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%)

1 Phối hợp trong kiểm tra chất lượng đầu vào 25 65,79 8 21,05 5 13,16 2 Phối hợp trong quá trình sản xuất 21 55,26 10 26,32 7 18,42

3 Phối hợp trong hoàn thiện, đóng gói sản phẩm 24 63,16 10 26,32 4 10,53 Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

4.2.5. Đánh giá công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Tổng công ty May 10 May 10

Nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm ở Tổng công ty May 10 cho thấy có một số ưu điểm và một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như sau:

4.2.5.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Tổng công ty.

Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng, của ban lãnh đạo Tổng công ty.

Tổng công ty đã đào tạo được đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng nổ, nhiệt tình, trong công tác, có sự quyết tâm cao nên thường xuyên chủ động, đổi mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng có hiệu lực quản lý cao, góp phần tốt trong việc thay đổi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ để sát sao hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nhận thức được tầm quan trọng của công nhân sản xuất, Tổng công ty đã tập trung, đào tạo chất lượng cho toàn thể công nhân sản xuất. Cho đến nay, tất cả các công nhân sản xuất đã có tầm nhận thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Tổng công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu, thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn, dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bằng nguyên vật liệu trong nước để giảm sự biến động của chúng trong sản xuất. Đồng thời, Tổng công ty đã đầu tư, đổi mới nhiều loại máy móc thiết bị tự động nên chất lượng đã không ngừng được nâng lên.

Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ khâu đầu vào sản xuất đến sản phẩm cuối cùng nhập kho nên đã phát hiện , xử lý, ngăn chặn nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

4.2.5.2. Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng

Mặc dù, Tổng công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm, song cách tiếp cận nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất.

Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp.

Máy móc, thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy móc được mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy móc đã cũ của các Tổng công ty nước ngoài bỏ ra. Do đó, chất lượng máy móc nhiều khi không đảm bảo chất lượng, còn lạc hậu so với sự phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới.

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận

kiểm tra nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm chưa phát huy hết được ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan hệ căng thẳng với bộ phận kiểm tra.

Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.

Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Tổng công ty May 10 đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra, đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm Tổng công ty cũng cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất.

4.2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Có nhiều nguyên nhân đã gây ra những nhược điểm và yếu kém cho hệ thống quản trị chất lượng dịch vụ của Tổng công ty, một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:

Trong doanh nghiệp vẫn còn một số cá nhân, tổ, nhóm còn mang tâm lý ngại làm thêm, tư tưởng bị hạn chế quyền hạn và quyền lực phải làm việc theo thủ tục quy trình nên thường phản ứng gián tiếp, do xuất phát từ thói quen lề lối làm việc thiếu khách quan, thiếu khoa học.

Cũng do tâm lý nhân viên đánh giá chất lượng nội bộ khi phải đảm nhận thêm việc đánh giá chất lượng- một công việc mới mẻ và khó khăn bên cạnh công việc chuyên môn vẫn phải đảm bảo, sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có kinh nghiệm làm việc, dẫn đến ảnh hưởng cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn do đây là lĩnh vực rất cần lao động có kinh nghiệm làm việc.

Việc đào tạo lý thuyết chung chung, chưa sâu, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu còn ít, chưa có nhiều ví dụ minh hoạ, chưa có hệ thống tài liệu cùng ngành nghề làm mẫu… nên cán bộ nhân viên gặp phải khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng vào thưc tế công việc.

Nhân sự chuyên trách chất lượng của Tổng công ty chưa có được sự hỗ trợ cần thiết về kinh phí và tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ tham gia quản trị kiểm soát tình hình thực hiện hệ thống quản trị chất lượng.

Một số thiết bị kỹ thuật cho công tác chuyên môn và hệ thống thông tin trong Tổng công ty vẫn còn thiếu.

Đội ngũ giám sát nhân viên trong doanh nghiệp chất lượng chuyên môn không đồng đều.

4.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm may mặc của tổng công ty may 10 CTCP (Trang 94 - 97)