Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
2.1.3. Phân loại nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
2.1.3.1. Theo tính chất cơng việc
a) Cán bộ quản lý: “Là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công
việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Cán bộ quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thơng tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Cán bộ quản lí đóng vai trị quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, cán bộ quản lí đảm đương nhiều vai trị khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trị cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện:
- Vai trò giao tiếp, quan hệ.
- Vai trị thơng tin.
- Vai trò quyết định: Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản
lý. Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lí lí tưởng cần thực hiện các vai trị cụ thể sau: Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự; tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung; khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể; truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và sáng suốt trong việc xử lý tài liệu thông qua các hoạt động cụ thể:
+ Lập kế hoạch sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. + Quản lý duy trì và khuyến khích nguồn nhân lực.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” (Khuyết danh, 2014) .
b) Tổ chuyên môn: Đứng đầu là tổ trưởng tổ chuyên môn, là người quản lý cấp cơ
sở, tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ. Theo Quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 02 tháng 04 năm 2007 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Tổ chun mơn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và QL kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch GD, phân phối chương trình mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
c) Giáo viên giảng dạy: Làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong
nhà trường, trực tiếp truyền thụ kiến thức đến học sinh thông qua môn học. Chịu trách nhiệm soạn bài ở nhà, làm việc ở thư viện, phịng thí nghiệm, sinh hoạt chun mơn, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ngoài giờ lên lớp, ngoài nhà trường.
d) Giáo viên chủ nhiệm: Có vai trị đặc biệt trong việc xây dựng một tập thể
lớp tốt, góp phần xây dựng nhà trường tốt. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh trong phạm vi một lớp.
e) Tổng phụ trách Đội: Xây dựng kế hoạch giáo dục trên lớp và ngoài giờ
lên lớp; xây dựng được Đội nghi thức mẫu, Đội cờ đỏ, các câu lạc bộ, tổ chức hoạt động có hiệu quả; kết hợp GV chủ nhiệm lớp giáo dục đạo đức học sinh, tổ chức được phiếu học tốt và có khen thưởng rút kinh nghiệm hàng tuần; thực hiện đầy đủ và có chất lượng các phong trào của Đội; sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ điểm các ngày lễ lớn.
g) Nhân viên
- Văn thư: Mở các loại sổ và cập nhật theo quy định về công tác văn thư;
nhân bản công văn đến, phát hành công văn đi; giữ con dấu của trường, đóng dấu các văn bản, giấy tờ có chữ ký của người có thẩm quyền ở đơn vị. Trực hịm thư điện tử của đơn vị; phụ trách công tác thủ quỹ trường.
- Thư viện, thiết bị: Xây dựng kế hoạch thư viện, quản lý sắp xếp sách, tài
liệu. Mở sổ và cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ của thư viện theo quy định, theo dõi tình hình mượn sách - thiết bị của giáo viên và học sinh; kết hợp kế toán kiểm kê tài sản vào cuối năm học và cuối năm hành chính hàng năm.
- Kế toán: Mở các loại hồ sơ sồ sách theo quy định về tài chính - kế tốn;
tham mưu với lãnh đạo dự trù kinh phí theo quy định về sử dụng ngân sách nhà nước; rút và quyết toán các khoản lương, phụ cấp, hoạt động, kịp thời; lập các
loại báo cáo tháng, quý, năm về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng thời gian; theo dõi quá trình nâng lương của GV để làm hồ sơ nâng lương kịp thời cho CB, GV, NV; cập nhật và kết sổ bảo hiểm; quản lý, cập nhật hồ sơ viên chức của đơn vị; bảo quản, theo dõi, kiểm kê tài sản vào cuối năm học và năm hành chính.
- Bảo vệ: Đảm bảo an ninh, an toàn cơ sở vật chất của nhà trường.
- Nhân viên phục vụ: Làm công tác vệ sinh trường học, thực hiện những
nhiệm vụ khác được giao (nếu có).
2.1.3.2. Theo trình độ
- Đối với cán bộ quản lý: Trình độ của cán bộ quản lý được thể hiện qua kỹ năng giao tiếp; khả năng phỏng vấn, thuyết phục, động viên, khả năng ra chính sách và đào tạo bồi dưỡng tốt; khả năng sử dụng máy tính; hiểu biết sâu sắc về pháp luật và các qui định của nhà nước, đặc biệt luật Lao động; kỹ năng quan hệ cá nhân tốt; khả năng đảm bảo bí mật các thông tin cần thiết; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả; hiểu biết nhất định về tâm lý để có thể hiểu, chia sẻ, thơng cảm với các hành vi của giáo viên, nhân viên trong các mối quan hệ xã hội và quan hệ với môi trường xung quanh; kỹ năng làm việc với các tổ chức đoàn thể về tuyển chọn và đề bạt cán bộ, GV, NV cũng như khi giải quyết các tranh chấp, kiện tụng, tai nạn, chậm trễ hay khi động viên khích lệ và đào tạo NV trong nhà trường; hiểu biết sâu sắc về văn hóa và phong cách QL của Việt Nam để có được nhóm, tập thể làm việc hiệu quả; khả năng tổ chức khoa học lao động của bản thân để làm việc có hiệu quả.
- Đối với tổ trưởng tổ chun mơn: Đạt trình độ chuẩn về chun mơn, có năng lực giảng dạy từ khá trở lên, có kinh nghiệm sư phạm; có uy tín với đồng nghiệp, nhất là đối với giáo viên trong tổ; có năng lực quản lý, có tính ngun tắc trong hoàn thành kế hoạch của tổ.
- Đối với GV giảng dạy: Theo Qui định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
+ Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục.
+ Năng lực dạy học: Xây dựng kế hoạch dạy học; đảm bảo kiến thức môn
dụng các phương tiện dạy học; xây dựng môi trường học tập; quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Năng lực giáo dục: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; giáo dục
qua môn học; giáo dục qua các hoạt động giáo dục; giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng; vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
+ Năng lực hoạt động chính trị, xã hội. + Năng lực phát triển nghề nghiệp”.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Đạt chuẩn trình độ về chun mơn nghiệp vụ; có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm; biết xây dựng kế hoach hoạt động tồn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh; có khả năng truyền đạt thơng tin từ nhà trường đến học sinh, có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt cơng tác giáo dục; có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và các phong trào hoạt động của lớp; nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh.
2.1.3.3. Theo giới tính
Theo đặc thù của một số môn học và công việc trong nhà trường mà giáo viên giảng dạy hay nhân viên làm việc trong nhà trường thiên về giới tính nam hoặc nữ. Môn Giáo dục thể chất thường do thày giáo cũng như nhân viên bảo vệ do nam giới đảm nhiệm. Công tác văn thư hay công việc phục vụ thường do nữ giới đảm nhiệm.
2.1.3.4. Theo năm công tác
Phản ánh mức độ đáp ứng về kỹ năng nghề nghiệp của CBQL, NV và GV. Cán bộ quản lý là lực lượng công tác lâu năm trong nghề, địi hỏi phải đào tạo nâng cao trình độ. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn NL cần làm tốt cơng tác bố trí sử dụng cán bộ GV sao cho phù hợp; bồi dưỡng trình độ chuyên, kỹ năng nghề nghiệp cho tất cả các nhóm tuổi.
2.1.3.5. Theo nguồn cung cấp
- Xây dựng qui hoạch đội ngũ CBQL, giáo viên, rà sốt, bố trí, sắp xếp lại giáo viên cho phù hợp với đặc điểm từng địa bàn để có kế hoạch cho từng giai đoạn nhằm đáp ứng đủ GV. Bổ sung nguồn nhân lực theo cơ cấu. Cần phát triển
- Tuyển dụng GV cho những mơn cịn thiếu do mất cân đối cơ cấu bộ môn, bù GV nghỉ hưu, từng bước thực hiện đồng bộ hóa bộ mơn. Thực hiện tốt việc dự báo qui mơ HS, giáo viên nghỉ hưu để có kế hoạch tuyển dụng. Bố trí hợp lý đội ngũ GV hiện có, luân chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu.
2.1.3.6. Theo phương thức tuyển dụng
Tuyển dụng giáo viên thơng qua hai hình thức thi tuyển và xét tuyển theo qui định tại Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT đó là thi tuyển đối với các nghành học, bậc học có số hồ sơ dự tuyển lớn hơn chỉ tiêu được tuyển 30%, số còn lại tổ chức xét tuyển. Việc tuyển dụng thơng qua hình thức xét tuyển chủ yếu căn cứ văn bằng đào tạo và kết quả học tập của thí sinh, xếp từ cao xuống thấp để xét tuyển, xong thực tế chất lượng đào tạo và đánh giá, xếp loại kết quả học tập của thí sinh của các đơn vị trường là không đồng nhất, vì vậy nhiều giáo viên được đào tạo trình độ chính qui, xếp loại học lực khá của trường này nhưng khi được tuyển dụng giảng dạy thì chất lượng giảng dạy lại khơng bằng giáo viên xếp lại bằng trung bình hoặc trung bình khá của trường khác. Do vậy viêc tuyển dụng giáo viên theo hình thức này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đối với những giáo viên được tuyển dụng qua hình thức thi tuyển cơ bản có năng lực chun mơn đáp ứng được u cầu giảng dạy.