Bảng theo dõi trình độ giáo viên, tỉ lệ giáo viên trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 67 - 124)

Diễn giải

Tổng số (người)

Theo trình độ đào tạo

Số lớp học Số học sinh BQ số lớp/GV Số HS/1GV Đai học (trên ĐH) Cao đẳng sư phạm SL (người) % SL (người) % 2010-2011 486 248 51,03 232 47,74 253 9553 1,92 0,05 2011-2012 525 272 51,81 253 48,19 259 9727 2,03 0,05 2012-2013 564 303 53,72 261 46,28 273 10086 2,07 0,06 2013-2014 592 339 57,26 253 42,74 266 10736 2,23 0,06 2014-2015 645 440 68,22 205 31,78 316 12492 2,04 0,05 TĐPTBQ (%/năm) 105,82 112,15 105,98 97,56 92,19 104,55 105,51 101,22 100,30 Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Long Biên (2015) Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về trình độ, 100% đội ngũ đều đạt chuẩn trong đó tỉ lệ trên chuẩn chiếm khoảng 68%.

Tỷ lệ GV/lớp cũng khá tăng đều từ năm 2010-2011 đến 2012- 2013 đạt mức 2.2 giáo viên/lớp. Nhưng năm học 2014-2015, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.8 giáo viên/lớp, điều này cho thấy quận Long Biên vẫn còn thiếu giáo viên so với định mức biên chế theo qui định của nhà nước là 2.25GV/lớp.

Do năm học 2014-2015, quận Long Biên có thêm 1 trường trung học cơ sở mới là trường trung học cơ sở Đô thị Việt Hưng nên số lượng lớp học tăng mạnh từ 266 lớp năm 2013-2014 nên 316 lớp và số học sinh cũng tăng từ 10.736 học sinh lên 12.492 học sinh. Tuy số lượng học sinh tăng nhưng việc tuyển dụng giáo viên chưa đạt được chỉ tiêu như qui định nên số lượng giáo viên trên lớp giảm từ 2.23 năm 2013-2014 xuống còn 2.04 giáo viên trên lớp năm 2014-2015.

Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của ngành, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đội ngũ GV đã tăng về số lượng và có sự điều chỉnh ngày càng hợp lý hơn về cơ

cấu trong thời gian qua, nhưng chất lượng chuyên môn vẫn chưa cao, giáo viên mũi nhọn chưa thực sự nhiều. Các giáo viên giỏi phần lớn là những người có năng lực trong cơng tác, có tác phong làm việc khoa học và đạt hiệu quả lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số giáo viên do năng lực trình độ có hạn, khơng có sức hấp dẫn trong giảng dạy, chưa đáp ứng kịp nhu cầu kiến thức của học sinh. Số giáo viên này thực sự là một khó khăn trong việc phân cơng chun môn của nhà trường. Dẫn đến việc đảm bảo công bằng trong phân công lao động đối với mọi thành viên trong nhà trường là hết sức khó khăn. Việc giáo viên phải dạy nhiều khối lớp, sẽ dẫn đến việc soạn giảng gặp rất nhiều khó khăn như: Phải dạy nhiều đối tượng khác nhau, thời gian chuẩn bị bài chiếm khá nhiều, do vậy giáo viên ít có thời gian để đầu tư cho việc nâng cao chuyên môn.

Số lượng giáo viên theo các tổ chuyên môn, bảng 4.4 cho thấy, số lượng giáo viên ở các tổ Toán, Ngữ văn và Anh văn là nhiều nhất. Giáo viên ở các môn Âm nhạc, Giáo dục công dân, Kỹ thuật và Tin học là thấp nhất nhất. Tốc độ phát triển bình quân của số lượng giáo viên theo các môn học ở mức trung bình là khoảng 107%/năm. Tuy nhiên với một số môn như Tiếng Anh, Địa lý, Giáo dục cơng dân tốc độ phát triển bình quân rất thấp ở mức lần lượt là 99,3%, 101,2% và 101,1%/năm. Mơn năng khiếu như Âm nhạc lại có tốc độ phát triển bình qn đạt ở mức cao nhất trong số các môn học là 114,9%.

Trên thực tế, việc phân cơng GV rất phức tạp vì nhiều trường nếu xét về định mức thì đủ GV, nhưng thừa ở trường này lại thiếu ở trường khác do quy mô trường lớp khác nhau. Mặt khác, trong thực tế GV ngồi cơng tác giảng dạy cịn tham gia các hoạt động GD khác như: Chủ nhiệm lớp, các hoạt động đồn, cơng đoàn…các hoạt động này đã được quy định tính theo định mức 19 tiết/tuần. Nếu tính tốn cụ thể và cộng với số giờ kiêm nhiệm mà GV phải đảm nhiệm thì số lượng GV thiếu hụt còn lớn hơn số đã nêu.

Cơ cấu giáo viên theo từng mơn được đồng bộ hố, đặc biệt đội ngũ GV các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục cũng được bổ sung để thực hiện dạy theo chương trình mới. Số lượng GV chia theo bộ mơn thực tế của từng năm học cịn bất cập với một số nhà trường; tổng số GV của một số nhà trường còn thiếu. Số lượng GV thực tế chưa đồng đều, một số môn thiếu ( Giáo dục cơng dân, Địa lý, Sinh học, Hóa học), vì vậy vẫn cịn tình trạng dạy chéo mơn. Tuy nhiên một số mơn có tình trạng thừa (Ngoại Ngữ, Tốn, Ngữ văn).

Bảng 4.4. Số lượng giáo viên theo tổ chuyên môn của các trường THCS trên địa bàn quận Long Biên

Diễn giải Tổng số

(người)

Theo tổ chuyên môn (người) Ngữ Văn Lịch sử Địa Tiếng Anh GDCD Nhạc Mỹ Thuật Thể dục Toán Vật Hoá Sinh học KTCN Tin học 2010-2011 486 83 20 33 83 17 13 16 30 84 21 24 32 14 16 2011-2012 525 95 28 27 80 22 14 16 38 92 25 22 37 14 15 2012-2013 573 100 30 33 87 20 18 22 40 97 30 26 35 16 19 2013-2014 592 108 33 31 91 21 21 22 41 100 33 24 33 15 19 2014-2015 645 112 29 35 80 18 26 23 42 124 36 29 39 20 21 TĐPTBQ (%/năm) 105,8 106,2 107,7 101,2 99,3 101,1 114,9 107,5 107,0 108,1 111,4 103,9 104,0 107,4 105,6

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên, (2011, 2012, 2013, 2014, 2015)

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LONG BIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN LONG BIÊN

4.2.1. Hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý

Ở quận Long Biên, quản lý nhân lực trong giáo dục bậc THCS cũng được

phân thành 2 cấp: Cấp quận và cấp trường. Được thể hiện theo sơ đồ sau:

4.2.1.1. Sơ đồ

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý nhân lực GD bậc THCS cấp quận

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát, (2015)

Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức QL nhân lực trong GD bậc THCS cấp trường

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát (2015) UBND quận Long Biên

PHÒNG GD&ĐT Bộ phận phụ trách khối THCS Các trường THCS quận LB Gồm 18 trường/14 phường Phòng Nội vụ Bộ phận vụ trách khối GD Hội đồng trường THCS

Chi bộ - Ban giám hiệu

Các tổ bộ mơn C. ĐỒN ĐỒN TN ĐỘI TNTP Nhân viên BAN CMHS HĐ TĐ-KT HĐ K. LUẬT Giáo viên Văn phòng

4.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

a) Cấp quận

- Ủy ban nhân dân quận Long Biên: Uỷ ban nhân dân quận có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân thành phố về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận:

1) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

3) Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân quận quận trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trên địa bàn.

4) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân quận thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo.

5) Quyết định thành lập (đối với các trường công lập), cho phép thành lập (đối với các trường ngồi cơng lập), sáp nhập, chia, tách đình chỉ hoạt động, giải thể thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận.

6) Bảo đảm đủ biên chế cơng chức cho Phịng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.

7) Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

8) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục.

9) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cơng tác thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, cơng khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân quận.

- Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên: Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

+ Trình Uỷ ban nhân dân quận: Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện

cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của Uỷ ban nhân dân quận thành phố về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân quận quận;

+ Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận quận: Dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận quận.

+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn;

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân quận quận.

+ Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có

tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn quận.

+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập thuộc quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân quận quận.

+ Chủ trì xây dựng, lập dự tốn ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn quận.

+ Thực hiện cải cách hành chính, cơng tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cơng tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, cơng khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân quận quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thơng có nhiều cấp học (trong đó khơng có cấp trung học phổ thơng) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân quận.

- Phòng Nội vụ: Phịng Nội vụ là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân

dân quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế cơng chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việctrong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập...

b) Cấp trường

- Hội đồng trường: Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường và giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.

- Chi bộ - Ban giám hiệu:

+ Chi bộ nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

+ Hiệu trưởng:

* Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

* Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;

* Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

* Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

* Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác; kiểm tra, đánh giá xếp loại; tuyển dụng, ký hợp đồng lao động; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

* Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ;

* Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

* Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;

* Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 67 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)