Các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 105 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng

4.3.3.1 Yếu tố thuộc về bản thân nguồn lao động

- Cán bộ, giáo viên ở độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ rất ít với 10,39%, nhà trường cịn thiếu vắng số GV có thâm niên nghề nghiệp và GV đầu đàn trong trường. Tuy nhiên, đây cũng là lực lượng hay tự mãn, chủ quan, bảo thủ khi tiếp nhận sự đổi mới.

- Tỷ lệ GV nữ chiếm 86,5% là tỷ lệ tương đối mất cân bằng giữa GV nam và GV nữ, GV nữ cũng có nhiều hạn chế về một số mặt như sức khỏe, khơng có thời gian đầu tư cho chuyên môn và khi tiếp cận với cái mới nữ thường chậm hơn nam; Số lượng cán bộ, giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 35,66%, đây là đội ngũ trẻ, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục và chưa được thử thách, rèn luyện nhiều. Không ổn định, thường xuyên thay đổi, chuyển đi, chuyển đến.

- Các giáo viên giỏi phần lớn là những người có năng lực trong cơng tác, có tác phong làm việc khoa học và đạt hiệu quả lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Một số GV do năng lực trình độ có hạn, khơng có sức hấp dẫn trong giảng dạy, chưa đáp ứng kịp nhu cầu kiến thức của học sinh. Số GV này thực sự là một khó khăn trong việc phân công chuyên môn của nhà trường. Dẫn đến việc đảm bảo công bằng trong phân công lao động đối với mọi thành viên trong nhà trường là hết sức khó khăn.

- Một số bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm, vẫn cịn trì trệ trong tư duy và cách nghĩ, bảo thủ chưa chịu học tập và đổi mới. Vấn đề truyền thụ kiến thức trong mỗi giờ học là chủ yếu, chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho HS.

- Một số trường có tỉ lệ GV cao tuổi nhiều, nhiều GV sắp nghỉ hưu, vì vậy sẽ dẫn đến thiếu cục bộ trong một số mơn học;

- Nhận thức của một số ít CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lí đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa đầy đủ;

- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa tích cực, chưa chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp quản lý, dạy học mà sử dụng chủ yếu nặng về phương pháp truyền thống. Một bộ phận giáo viên thiếu cải tiến, khơng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phần lớn độ ngũ GV cịn hạn chế về kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia.

4.3.3.2. Yếu tố thuộc về môi trường làm việc

Việc giáo viên phải dạy nhiều khối lớp, sẽ dẫn đến việc soạn giảng gặp rất nhiều khó khăn như: Phải dạy nhiều đối tượng khác nhau, thời gian chuẩn bị bài chiếm khá nhiều, do vậy giáo viên ít có thời gian để đầu tư cho việc nâng cao chun mơn. Có bộ mơn thiếu giáo viên dẫn đến một số giáo viên phải dạy với số giờ dạy cao; với những bộ môn thừa giáo viên, dẫn đến việc một số giáo viên phải dạy kiêm nhiệm một số bộ môn và công tác khác.

4.3.3.3. Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách nhà nước

Vấn đề tuyển dụng giáo viên cịn gặp khá nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ cơ cấu giáo viên theo từng bộ mơn. Nhu cầu tuyển dụng do Phịng Giáo dục & Đào tạo cùng các nhà trường đưa ra nhưng đơn vị tuyển dụng lại là Phòng Nội vụ. Bên cạnh đó, q trình xét tuyển khơng có sự tham gia của lãnh đạo các trường trung học cơ sở, do vậy, công tác tuyển dụng nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhà trường

Cơng tác quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những biện pháp thiết thực khả thi, chưa có chế độ chính sách đãi ngộ đặc biệt hoặc có nhưng chậm chưa kịp thời động viên được các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh.

Trong thực tế giáo viên ngồi cơng tác giảng dạy còn tham gia các hoạt động giáo dục khác như: Chủ nhiệm lớp, các hoạt động đoàn, cơng đồn…các hoạt động này đã được quy định tính theo định mức 19 tiết/tuần. Nếu tính tốn cụ thể và cộng với số giờ kiêm nhiệm mà giáo viên phải đảm nhiệm thì số lượng giáo viên thiếu hụt còn lớn hơn số đã nêu.

- Chế độ lương chưa tốt, thời gian làm việc nhiều nhưng thu nhập cũng chỉ ở mức trung bình, khơng đủ trang trải cho cuộc sống nên khơng thật sự tạo động lực khuyến khích giáo viên tận tâm, gắn bó với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)