Đặc điểm nhân lực và quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 31 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở

2.1.4. Đặc điểm nhân lực và quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở

cơ sở

2.1.4.1. Đặc điểm nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở

a) Về mục đích lao động: Nhằm giúp HS củng cố, phát triển những kết

quả của GD Tiểu học; duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

b) Về đối tượng phục vụ: Là học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 14, đây là

lứa tuổi nhân cách đang hình thành và phát triển. Vì vậy, nhân lực trong giáo dục trung học cơ sở cần sử dụng các công cụ lao động đặc biệt như:

- Hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên.

- Những dạng hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia. - Phẩm chất đạo đức và nhân cách của giáo viên.

- Bên cạnh các loại cơng cụ đó, phải kể đến những phương tiện tác động như: Đồ dùng dạy học, các thiết bị kĩ thuật...

c) Về sản phẩm:Học sinh được củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, có những hiểu biết phổ thơng cơ bản về Tiếng Việt, Tốn, Lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

d) Về thời gian, không gian lao động

- Thời gian thực hiện lao động sư phạm: Được chia làm 2 bộ phận chính là thời gian làm việc theo qui chế và thời gian làm việc ngoài qui chế.

+ Bộ phận theo qui chế gắn liền với thời gian dạy trên lớp theo thời khóa biểu và tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học ngoài lớp học căn cứ vào chương trình, thời gian tham gia các hoạt động chuyên môn, hành chính, thực hiện các hoạt động của nhà trường.

+ Bộ phận thời gian ngoài qui chế gắn liền với thời gian làm việc để soạn bài, chấm bài.

+ Không gian của lao động sư phạm: Được tiến hành trong 2 phạm vi không gian: Ở trường và ở nhà tương ứng với 2 bộ phận thời gian.

2.1.4.2. Đặc điểm quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở

Quản lý nhân lực trong giáo dục bậc THCS chính là hoạt động quản lý giáo dục ứng với yếu tố con người. Đây là đặc điểm lớn nhất và chủ yếu nhất của quản lý nhân lực, chi phối toàn bộ đến các nội dung của quản lý nhân lực trong giáo dục nói chung và giáo dục bậc THCS nói riêng.

Quản lý nhân lực trong nhà trường là hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, đánh giá bảo toàn và phát triển lực lượng cán bộ, giáo viên phù hợp với yêu cầu của nhà trường cả về số lượng và chất lượng. Đối tượng của quản lý nhân lực là cán bộ, giáo viên với tư cách là những cá nhân và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc, các quyền lợi, nghĩa vụ của họ đối với nhà trường. Mục tiêu của quản lý nhân lực nhằm nâng cao sự đóng góp có hiệu suất của CB, GV, NV đối với nhà trường, đáp ứng các yêu cầu trước mắt và trong tương lai của nhà trường cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển cá nhân và giảm thấp nhất sự bất mãn của CB, GV, NV.

Thực chất của QLNL trong giáo dục bậc THCS là công tác quản lý con người trọng phạm vi nhà trường THCS, là sự đối xử của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)