Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực giáo dục bậc THCS
2.1.7.1. Yếu tố thuộc chất lượng nguồn nhân lực
a) Nguồn tuyển dụng: Nhân lực giáo dục bậc trung học cơ sở đến từ nhiều nguồn
khác nhau:
- Nguồn nội bộ: Là các giáo viên, nhân viên đang làm việc có thể nhận làm thêm giờ, kiêm nhiệm thêm công việc; giáo viên, nhân viên cũ đã nghỉ việc, nghỉ hưu hay chuyển công tác...
- Nguồn bên ngồi: Do sở Giáo dục & Đào tạo, Phịng Giáo dục phân bổ; Từ các trường sư phạm và các nguồn đào tạo khác; tự xin việc; bạn bè người quen giới thiệu; quảng cáo tuyển nhân sự trên các phương tiện thơng tin đại chúng...
b) Trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình độ đạt chuẩn của giáo viên trung học cơ sở là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Hiện nay, chỉ cịn một số ít giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo đang tiếp tục được tạo điều kiện để được học tập, bồi dưỡng đảm bảo đạt chuẩn. Trong Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục, đào tạo giai đoạn 2011-2020 thì đến năm 2015-2016, 100% giáo viên trung học cơ sở sẽ đạt chuẩn trình độ đào tạo.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ tay nghề. Số lượng giáo viên học lên đại học sau đại học tăng cao hàng năm. Đội ngũ giáo viên cũng không ngừng học hỏi trong việc nắm bắt và giảng dạy bằng công nghệ thông tin, tạo nên những điều kiện thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu, làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu.
* Kỹ năng, phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp giảng dạy: Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều trường, nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình
bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. Việc sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng.
Hiện nay, nhiều phương pháp giảng dạy mới đã được GV, phần lớn là GV trẻ mạnh dạn đổi mới, đưa vào giảng dạy như “Phương pháp giảng dạy thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”. Dạy học theo phương pháp này thì GV khơng chỉ là người truyền đạt tri thức mà còn là người hướng dẫn, giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của địa phương; phương pháp “Dạy và học chú trọng việc tự học”; “Kết hợp với sự đánh giáo của thày và việc tự đánh giá của trò”; “Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề”; “Vấn đáp”; “Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ…
“Kỹ năng sư phạm là một phương tiện để người giáo viên hành nghề, khơng có phương tiện sẽ khơng thể nào hành nghề. Kỹ năng sư phạm không chỉ đặt trong yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp mà cần thiết trong phẩm chất, nhân cách người giáo viên” (Huỳnh Văn Sơn, 2014).
Thực tế cho thấy kỹ năng sư phạm cần có sự trải nghiệm thực sự, rèn luyện trong thời gian dài, liên tục và thường xuyên... Ðiều cốt yếu là ở chính bản thân giáo viên phải ý thức được vai trò của kỹ năng sư phạm với nghề nghiệp để có ý thức rèn luyện.
- Thái độ làm việc: Giáo viên không những phải giỏi về chuyên môn mà cịn phải có cái tâm của người thầy đem hết khả năng, nhiệt tình phục vụ cho cơng việc giảng dạy để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải ln gần gũi, thương u và có trách nhiệm với học sinh.
* Trách nhiệm với công việc: Trong giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng nhiều phương pháp để có kết quả tốt; thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm cho bản thân, cho đồng nghiệp. Giáo viên phải soạn đầy đủ các bài giảng dạy hàng ngày cũng như các chương trình giảng dạy lâu ngày. Để giúp cho học sinh nắm tốt kiến thức hơn, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp như bài giảng, thảo luận nhóm, các hoạt động thực tiễn sinh động thơng qua các giờ thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trả bài khi bắt đầu tiết học, xây dựng và thu hút học sinh tham gia các dự án, hoạt động ngoại khóa cũng như tìm hiểu hồn cảnh của từng em để tìm ra những phương pháp phù hợp giúp các em học tốt. Cần đánh giá và thơng báo tình hình
học tập, sinh hoạt trên lớp của từng HS về cho phụ huynh để phụ huynh lắm được thơng tin học tập của con và có cách giải quyết khi có những tình huống xấu xảy ra. Giáo viên thiết lập cho học sinh các quy tắc, thói quen, cách học và làm việc khoa học trong trường lớp.
c) Trình độ cán bộ quản lý
Thơng tư 12/2011/TT-BGDĐT về việc ban điều lệ trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và trường trung học nhiều cấp học nêu rõ:
- Yêu cầu đối với cán bộ quản lý về trình độ đào tạo và thời gian cơng tác: Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;
- Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công
2.1.7.2. Điều kiện dạy và học tại các trường trung học cơ sở
a) Trình độ cơ sở vật chất: Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc Ban
hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học nêu rõ:
* Về địa điểm: Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường; tổng diện tích mặt bằng của trường tính theo đầu học sinh của trường ít nhất phải đạt: Từ 6 m2/học sinh trở lên (đối với nội thành, nội thị); từ 10 m2/học sinh trở lên (đối với các vùng còn lại).
* Về cơ cấu các khối cơng trình: Đảm bảo đầy đủ các khối cơng trình: - Khối phịng học, phịng học bộ mơn:
+ Phịng học: Có đủ phịng học để học nhiều nhất là hai ca trong 1 ngày; xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo; có đủ bàn ghế học sinh phù hợp với từng cấp học, bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát.
+ Phịng học bộ mơn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phịng học bộ mơn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
- Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đồn - Đội, phịng truyền thống.
- Khối phịng hành chính: Gồm phịng làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, văn phịng, phịng họp tồn thể cán bộ và viên chức nhà trường, phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực. Các phòng này phải được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc.
- Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích mặt bằng của trường, khu sân chơi có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh, khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn.
- Khu vệ sinh và khu để xe: Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho GV và HS có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ơ nhiễm mơi trường. Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường; khu để xe: Bố trí hợp lý trong khn viên trường, đảm bảo an tồn, trật tự, vệ sinh.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, nghành giáo dục đã chi hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên để đạt các tiêu chí trường chuẩn quốc gia cho các trường học trên cả nước. Các địa phương cũng như các nhà trường đã làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tun truyền, vận động các bậc phụ huynh, chung tay đóng góp ngày cơng và tiền của để xây dựng các cơng trình phụ trợ cho nhà trường có mơi trường học tập xanh, sạch, đẹp, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Mục tiêu trong năm học 2015-2016, nghành GD sẽ đầu tư, xây dựng thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Để thực hiện được kế hoạch đề ra, nghành giáo dục và đào tạo, cụ thể là Phòng Giáo dục & Đào tạo cấp quận/huyện tăng cường kiểm tra tình hình thực tế của từng trường để tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp đồng bộ thiết bị dạy học, bổ sung biên chế đội ngũ GV; linh hoạt điều chỉnh, chỉ đạo các trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phấn đấu các tiêu chí khác để đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào cơng tác xã hội hóa giáo dục.
b) Khả năng tài chính của các trường trung học cơ sở
Tài sản trong trường có các nguồn như sau :
- Từ ngân sách nhà nước cấp: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là chi cho đầu tư vào nhân tố con người, là khoản chi quan trọng mang lại hiệu quả nhất; đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế trí thức hiện nay, thì đầu tư cho giáo dục trở thành vấn đề cấp thiết. Căn cứ vào đối tượng chi, gồm có: Nhóm chi cho con người; nhóm chi nghiệp vụ chun mơn; nhóm chi xây dựng, sửa chữa, mua sắm thiết bị; nhóm chi khác.
- Các khoản thu theo quyết định và thỏa thuận theo các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.
- Học phí.
- Từ nguồn bổ sung do các hoạt động dịch vụ. - Từ sự đóng góp của các tổ chức hoặc cá nhân.
2.1.7.3. Đầu tư cho giáo dục bậc trung học cơ sở
Đầu tư cho giáo dục bậc THCS bao gồm những nội dung sau:
a) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
Việc đầu tư xây dựng trường THCS thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện. Đầu tư cơ sở vật chất tức là đầu tư vào xây dựng cơ bản, trước tiên là phòng học kiên cố, tiếp theo là xây dựng và trang bị hệ thống các phòng chức năng. Đầu tư vào cơ sở vật chất là để đổi mới, nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở, đổi mới công tác tổ chức và sử dụng trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trường THCS theo hướng từng bước hình thành hệ thống phịng học bộ mơn, thư viện, phòng thực hành... Nâng cao năng lực thực hành của HS làm cơ sở cho đổi mới nâng cao chất lượng GD THCS.
b) Đầu tư vào sách giáo khoa
Hàng năm Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ tiến hành tái bản lại sách giáo khoa. Từ năm 2003, Bộ Giáo dục & Đào tạo quyết định áp dụng chương trình cải cách sách giáo khoa bắt đầu từ khối lớp 6. Chương trình cải cách sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một cách học mới, đòi hỏi khả năng tư duy cao hơn và kèm theo phần học lý thuyết sẽ là phần thực hành cho từng môn học. Đầu tư vào sách giáo khoa chính là đầu tư vào cơng tác biên soạn, công tác in ấn và hỗ
trợ sách giáo khoa cho các trường thí điểm... Bên cạnh đó là việc hỗ trợ biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực hoạt động, tăng cường tự học, tự tìm hiểu, khám phá kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, việc biên soạn và đổi mới sách giáo khoa những lần gần đây đã mang đến một khối lượng kiến thức quá sức với học sinh, nhiều kiến thức xa rời thực tế và không phù hợp với sức học của học sinh. Nhiều cuốn sách biên soạn còn ẩu, còn nhiều lỗi cả về ngữ pháp, chính tả cũng như bối cảnh của sự việc gây phản cảm và bức xúc không chỉ cho xã hội nói chung và cịn đối với phụ huynh và học sinh.
c) Đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên
Đây là việc làm rất quan trọng, cần thiết. Khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh dựa phần nhiều vào khả năng truyền đạt của giáo viên. Do đó đầu tư vào chất lượng giáo viên chính là nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng như cách thiết kế bài giảng phù hợp với phương pháp dạy học mới.
“Ngân sách nhà nước mặc dù eo hẹp, song những năm qua Nhà nước vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho GD. Bố trí chi thường xuyên lĩnh vực này các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo đảm bảo tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Số liệu từ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết tổng nguồn ngân sách nhà nước dành cho lĩnh vực GD năm 2015 là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi này đảm bảo theo Nghị quyết của Quốc hội” (Hồng Minh, 2015).
2.1.7.4. Cơ chế, chính sách trong giáo dục bậc trung học cơ sở
Cơ chế chính sách trong giáo dục nói chung và giáo dục bậc THCS nói riêng bao gồm chế độ tiền lương, chế độ làm việc… đối với giáo viên, cán bộ quản lý.
a) Chế độ tiền lương
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS cơng lập. Thơng tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/11/2015. Theo đó, tại Điều 9 Thông tư này quy định về cách xếp lương như sau:
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
- Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thơng tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau: