Tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 79 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở quận long biên

4.2.3. Tuyển dụng nhân lực

Ở quận Long Biên, Phòng Giáo dục cùng Phòng Nội vụ thực hiện tuyển dụng nhân lực cho giáo dục nói chung và NL trong giáo dục bậc THCS nói riêng.

4.2.3.1. Căn cứ tuyển dụng

- Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV qui định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập.

- Căn cứ xác định chỉ tiêu dự tuyển:

+ Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách của thành phố Hà Nội hàng năm;

+ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

+ Căn cứ biên chế được giao, rà soát số lượng giáo viên, nhân viên về cơ cấu hiện có tới thời điểm tuyển dụng của từng trường, theo lớp, theo bộ môn;

- Về định mức, cơ cấu viên chức giáo viên, nhân viên, các trường căn cứ theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để đăng kí chỉ tiêu như sau:

+ Mỗi lớp được bố trí biên chế khơng q 1,90 giáo viên.

+ Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng: Theo qui định chi tiết điểm 2, phần II Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT – Bộ Nội vụ.

4.2.3.2. Qui trình tuyển dụng

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên báo cáo về nhu cầu tuyển

dụng số lượng, cơ cấu giáo viên, nhân viên cho năm học lên Sở Nội vụ, Sở Nội vụ sẽ tổng hợp và tiến hành thẩm định để thống nhất với từng đơn vị trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

a) Thông báo tuyển dụng: Trước 30 ngày tuyển dụng, cơng khai tại Phịng Nội vụ,

Phòng Giáo dục & Đào tạo và được đăng tải trên cổng thông tin điện tử quận và phát thanh trên đài truyền thanh các phường. Thời gian nhận hồ sơ 15 - 20 ngày và sẽ tổ chức tuyển dụng 15-20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Ủy ban nhân dân quận có thẩm quyền quyết định thủ tục hành chính, Phịng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ của Ủy ban nhân dân quận trực tiếp thực hiện, thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức nghạch THCS của quận.

b) Trình tự thực hiện: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ

tại bộ phận tiếp nhận theo Thông báo tuyển dụng của Ủy ban nhân dân quận: - Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân trực tiếp xuất trình chứng minh thư nhân dân. - Cơng chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy ký nhận cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc khơng hợp lệ thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Theo Thông báo tuyển dụng của Ủy ban nhân dân quận.

- Thời gian, nội dung thi tuyển (nếu có), được thơng báo khi nộp hồ sơ. - Những trường hợp trúng tuyển được Hội đồng tuyển dụng của Ủy ban nhân dân quận thông báo trực tiếp.

4.2.3.3. Kết quả tuyển dụng

Dựa vào qui hoạch cán bộ, giáo viên, nhân viên của quận cũng như nhu cầu về nhân lực của từng trường, Phòng Giáo dục và đào tạo quận tiến hành tuyển dụng. Kết quả tuyển dụng được thể hiện tại bảng 4.6 cho thấy số lượng giáo viên được tuyển dụng mới không ổn định qua các năm. Năm 2013 - 2014 số lượng giáo viên được tuyển dụng mới giảm mạnh. Ngồi mơn Ngữ văn tuyển tuyển được nhiều nhất (8 giáo viên), hơn 3 giáo viên so với năm trước thì hầu hết các mơn học cịn lại đều tuyển được ít giáo viên hơn năm học 2012-2013. Đặc biệt,

năm học 2013-2014, các mơn Địa lý, Hố học, Sinh học, Khoa học công nghệ, Tin học không tuyển được giáo viên nào. Năm học 2014 – 2015, giáo viên bộ môn Toán tuyển mới được với số lượng lớn (24 giáo viên). Trong khi đó, giáo viên bộ mơn Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử không tuyển được giáo viên. Như vậy, vấn đề tuyển dụng giáo viên cịn gặp khá nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ cơ cấu giáo viên theo từng bộ mơn. Tình trạng giáo viên bộ mơn vừa thiếu lại vừa thừa gây khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí, phân cơng cơng tác cho giáo viên và khó khăn cho cơng tác giảng dạy.

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả tuyển dụng mới trong GD bậc THCS quận Long Biên

Diễn giải Số lượng tuyển dụng mới (người) 2012-2013 2013-2014 2014-2015 a, Giáo viên Tổng số 52 26 60 Ngữ văn 5 8 4 Lịch sử 2 3 0 Địa lý 6 0 4 Anh văn 7 4 0 GDCD 0 1 0 N. khiếu 10 3 6 Thể dục 2 1 1 Toán 5 3 24 Vật lý 5 3 3 Hóa học 4 0 5 Sinh học 0 0 6 KHCN 2 0 5 Tin học 4 0 2 b, Nhân viên 29 0 52 c, CBQL - Cấp quận - Cấp trường 0 0 0 0 0 0 5 0 5 Tổng số 81 26 122

Nguồn: Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên (2015) Bên cạnh đó, chỉ tiêu được phê duyệt chậm, dẫn đến khi xét tuyển hoàn thiện thủ tục xong, GV được tuyển chính thức vào giảng dạy không kịp thời trong năm học. Hơn nữa, trong q trình xét tuyển khơng có sự tham gia của lãnh đạo các trường THCS, chất lượng đào tạo ở một số trường đại học không đảm bảo dẫn

đến việc xếp loại, đánh giá sinh viên khơng chính xác. Do vậy, khi được tuyển dụng vào chính thức mới bộc lộ những yếu kém, hạn chế không đáp ứng được những yêu cầu đề ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phân cơng giảng dạy và uy tín của nhà trường. Ngồi ra, số lượng nhân viên và CBQL ít có biến động qua các năm học.

4.2.4. Sử dụng nhân lực

4.2.4.1. Bố trí và phân cơng việc làm

Bố trí và phân cơng việc làm được tiến hành ở các trường THCS.

a) Căn cứ phân công công việc: Cơng việc trong lĩnh vực GD nói riêng và GD

bậc THCS nói chung chia làm 3 nhóm: Cán bộ quản lý; giáo viên giảng dạy và nhân viên. Việc bố trí phân cơng cơng việc sẽ dựa trên dự kiến số lượng người làm việc ở đơn vị và dự kiến số người làm việc ở các nhóm trên.

Mỗi một nhóm cơng việc sẽ có bản mơ tả cơng việc, khung năng lực, kỹ năng của từng vị trí làm việc, trong đó quy định rõ:

- Các nội dung nhiệm vụ, cơng việc mà vị trí việc làm đó phải đảm nhiệm, kết quả thực hiện trong năm;

- Yêu cầu về khung năng lực, kỹ năng;

- Trình độ chun mơn, ngành, chun ngành đào tạo của vị trí việc làm,... Bản mơ tả công việc và khung năng lực, kỹ năng của từng vị trí việc làm sau khi được phê duyệt là căn cứ để tuyển dụng, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, phân công lại công việc, đánh giá... viên chức.

b) Tại quận Long Biên, qui trình bố trí phân công công việc được thực hiện như sau

* Đối với cán bộ quản lý: Việc bổ nhiệm CBQL có bổ nhiệm lần đầu và bổ nhiệm lại.

Bổ nhiệm lần đầu gồm những bước sau :

- Trường THCS có nhu cầu bổ nhiệm Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó, Trưởng Phịng GD&ĐT quận hoặc Hiệu trưởng trường THCS trực tiếp trao đổi với Tổ Tổ chức - Cán bộ Phịng Giáo dục và Đào tạo quận về trình tự bổ nhiệm cán bộ, cơng chức lãnh đạo, sau đó gửi tờ trình để xin chủ trương và bản lý lịch của người được đề nghị.

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận lập tờ trình trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận để xin ý kiến chỉ đạo, sau khi được chấp thuận của Thường

trực Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đề nghị Hiệu trưởng trường đề xuất nhân sự thực hiện các bước cụ thể như sau:

* Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

+ Hiệu trưởng trường THCS đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch của trường; gửi văn bản đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm cán bộ quản lý cho trường;

+ Chi bộ phân tích, nhận xét, đánh giá và ra Nghị quyết đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm (chưa tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm);

+ Hội đồng trường thảo luận, nhận xét, đánh giá và đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm (đối với đơn vị có Hội đồng trường);

+ Hiệu trưởng trường gửi văn bản đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm cán bộ quản lý cho trường;

+ Phó trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo phụ trách khối THCS trực tiếp tham dự buổi góp ý và bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm CBQL tại Hội đồng sư phạm và Chi bộ của trường. Trường THCS niêm phong phiếu tín nhiệm và tồn bộ hồ sơ gửi về Tổ Tổ chức - Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức kiểm phiếu và xin ý kiến, thỏa thuận bổ nhiệm.

+ Chi ủy Phòng Giáo dục và Đào tạo quận có văn bản xin ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan chính quyền.

* Đối với nguồn nhân sự điều động từ nơi khác đến

+ Hiệu trưởng trường THCS đề xuất hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu; + Thỏa thuận bổ nhiệm với Hội đồng trường (đối với trường có Hội đồng trường);

+ Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo làm việc với cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu công tác; làm việc với Hiệu trưởng nơi cán bộ đang công tác để trao đổi về nhu cầu bổ nhiệm; tìm hiểu thơng tin về cán bộ dự kiến bổ nhiệm;

- Xin ý kiến Cấp ủy Chi bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Xin ý kiến Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Chi ủy Phịng Giáo dục và Đào tạo có văn bản xin ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan chính quyền;

- Ra quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý;

- Triển khai quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý. Trình tự bổ nhiệm lại:

-Ba tháng trước khi hết nhiệm kỳ bổ nhiệm CBQL của trường, Hiệu trưởng làm văn bản gửi trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đề nghị bổ nhiệm lại các CBQL hết nhiệm kỳ;

- Cán bộ, công chức lãnh đạo hết nhiệm kỳ, làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi Chi bộ, Hội đồng trường và Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Chi bộ họp phân tích, nhận xét, đánh giá và ra nghị quyết đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo việc bổ nhiệm lại (chưa tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm);

- Hội đồng trường thảo luận, nhận xét, đánh giá và đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét bổ nhiệm lại (đối với trường THCS có Hội đồng trường);

- Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, đại diện tổ chun mơn, nghiệp vụ QL trường THCS có nhu cầu bổ nhiệm lại CB, cơng chức lãnh đạo và Tổ Tổ chức - Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tham dự buổi góp ý và bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm CBQL tại Hội đồng sư phạm và Chi bộ của trường. Trường THCS niêm phong phiếu tín nhiệm và tồn bộ hồ sơ gửi về tổ Tổ chức - Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức kiểm phiếu và xin ý kiến, thỏa thuận bổ nhiệm.

- Xin ý kiến Cấp ủy Chi bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận; - Xin ý kiến Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận;

- Chi ủy Phịng Giáo dục và Đào tạo có văn bản xin ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy cơ quan chính quyền.

- Ra quyết định bổ nhiệm lại cán bộ quản lý;

- Triển khai quyết định bổ nhiệm lại cán bộ quản lý. * Đối với giáo viên giảng dạy

- Hiệu trưởng thống nhất với Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về yêu cầu chuyên môn của việc phân công chuyên môn, chuẩn phân công.

- Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng chun mơn phổ biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân cơng, qui trình phân cơng trong hội đồng sư phạm để giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đi đến thống nhất chuẩn. Hiệu trưởng cùng với Phó Hiệu trưởng dự kiến phân cơng chủ nhiệm.

- Các tổ căn cứ trên dự kiến phân công chủ nhiệm của lãnh đạo trường dự kiến phân công chuyên môn của giáo viên trong tổ trong cuộc họp tổ đầu năm và có đề xuất cụ thể rồi nộp về lãnh đạo trường.

- Thảo luận dự kiến phân công tại hội nghị liên tịch mở rộng đến các tổ trưởng chuyên môn để bàn bạc thống nhất phân công khoa học, hợp lý, dân chủ.

- Hiệu trưởng ra quyết định phân công giảng dạy trong nhà trường. Bên cạnh việc phân công giảng dạy ở các lớp, lãnh đạo trường kết hợp phân công các hoạt động khác cho GV để biết rõ khối lượng công việc công việc của từng người.

c) Kết quả phân công việc làm

Quận Long Biên đã thực hiện rất tốt cơng tác bố trí, phân công việc làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của quận. 100% giáo viên được bố trí việc làm phù hợp với chuyên nghành đào tạo ngay sau tuyển dụng. Điều này được thể hiện tại bảng 4.7 với số liệu của giáo viên, nhân viên được bố trí việc làm tại 3 trường trung học cơ sở đại diện cho 3 hạng trường của quận.

Có thể thấy việc phân cơng, bố trí việc làm cho giáo viên rất tốt, 100% giáo viên được bố trí việc trong năm học 2014 – 2015. Việc phân công giáo viên theo đúng nghành nghề đào tạo ở các trường trung học cơ sở về cơ bản phù hợp, giáo viên được phân công đúng với chuyên ngành đào tạo, Ban Giám hiệu các trường khi phân công đã chú ý đến nhu cầu của từng giáo giáo viên, hạn chế tối đa việc dạy chéo môn. Tuy nhiên, đối với các trường thiếu giáo viên việc phân công và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên là rất khó đối với cán bộ quản lý của các trường, điều này địi hỏi cơng tác tuyển dụng phải được làm tốt hơn nữa. Việc tuyển dụng không chỉ đáp ứng được đủ số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu mà còn phải đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giáo dục bậc THCS của quận Long Biên. Cụ thể như sau:

Bảng 4.7. Bố trí, phân cơng việc làm cho giáo viên ở các trường THCS điều tra năm 2014 - 2015

Diễn giải Tổng số NLTrường THCS Gia Thụy Tổng số NLTrường THCS Thượng Thanh Tổng số NL Trường THCS Bồ Đề 1)Tổng số GV 42 30 18 Toán 8 6 3 Văn - GDCD 9 8 3 Anh văn 5 3 2 Sử - Địa 3 4 2 Sinh – Hóa 5 3 2 Lý – Tin 5 2 2 Thể dục 3 2 1 Năng khiếu 4 2 3 2, Nhân viên 5 5 5

Nguồn: 03 trường THCS điều tra (2016)

4.2.4.2. Bồi dưỡng và đào tạo

a) Căn cứ, nội dung bồi dưỡng và đào tạo

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thơng tư chương trình khung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS. Theo đó, trong một năm học mỗi giáo viên THCS phải thực hiện bồi dưỡng 120 tiết (60 tiết bắt buộc và 60 tiết tự chọn).

Chương trình này được thực hiện trong phạm vi tồn quốc. Căn cứ chương trình khung, hàng năm Phịng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THCS nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo nhiệm vụ năm học, các yêu cầu phát triển giáo dục của quận và nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhân lực trong giáo dục bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận long biên (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)